Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Phan Tấn Quan

Tiết 1, tuần 1 Bài mở đầu

HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI

Số tiết: 2 tiết

NÓI VÀ NGHE

CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS

I. MỤC TIÊU :

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt :

 Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung :

Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt :

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

3. Phẩm chất :

 Tự tin trước đám đông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :

1. Chuẩn bị của giáo viên :

• Giáo án

• Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

• Tranh ảnh mái trường, lớp học, bạn bè và thầy cô giáo ở ngôi trường.

• Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

• Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh :

SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 267 trang Thu Lụa 30/12/2023 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Phan Tấn Quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Phan Tấn Quan

Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Phan Tấn Quan
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ 	 Họ và tên giáo viên :
TỔ NGỮ VĂN – CÔNG NGHỆ 	 PHAN TẤN QUAN
Tiết 1, tuần 1 Bài mở đầu
HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
Số tiết: 2 tiết
NÓI VÀ NGHE
CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS
I. MỤC TIÊU :
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt :
 Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung : 
Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt :
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
3. Phẩm chất :
 Tự tin trước đám đông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
Giáo án 
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh mái trường, lớp học, bạn bè và thầy cô giáo ở ngôi trường.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh : 
SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu : Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung : HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
3. Sản phẩm : Suy nghĩ của HS
4. Tổ chức thực hiện :
- GV tổ chức trò chơi: Người ấy là ai?
GV sử dụng hình ảnh của các thầy, cô giáo, các bạn trong lớp hoặc bác bảo vệ, lao công trong nhà trường. HS dựa vào ảnh đoán tên. Nhóm nào giơ tay nhanh, đoán đúng sẽ giành chiến thắng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lên cấp THCS là các em đã bước vào một thế giới mới, mới về bạn bè, thầy cô và cả những môn học mới. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ về môi trường học mới này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe
1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
3. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu hỏi gợi ý
Ý kiến của em
Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở ?
Điều gì là thuận lợi với em trong mói trường mới ?
Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới ?
- GV chia sẻ những cảm xúc của mình trong quá khứ trong những ngày đầu tiên là HS cấp THCS để tạo không khí cởi mở, thoải mái cho các em.
- HS chia sẻ suy nghĩ cá nhân theo cặp đôi.
- GV mời HS lên chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: Chia sẻ theo nhóm về những thuận lợi và khó khăn khi chuyển lên cấp học mới. Từ đó, có thêm sự đồng cảm, chia sẻ và thêm sự thân quen với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS lắng nghe chia sẻ thêm từ các nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 1 : KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH...
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6.
- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.	
3. Phẩm chất:
 Có ý thức học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án 
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp. 
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng kĩ thuật KWL tổ chức cho HS chia sẻ về ngữ văn 6: 
+ Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6 ?
+ Những điều em mong muốn khi học SGK Ngữ văn 6?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: SGK là tài liệu chính thức sử dụng trong nhà trường. Vậy cuốn sách Ngữ văn 6 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC : 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV mời HS đọc VB.
- GV cũng có thể chia VB ra thành hai phần, gọi 2 HS đọc: phần giới thiệu sách và phương pháp học tập môn Ngữ văn.
- GV đặt câu hỏi:
+ Tên bộ sách là Chân trời sáng tạo gợi cho em suy nghĩ hoặc liên tưởng gì? Có vẻ ghi lại hoặc vẽ lại những điều em suy nghĩ được?
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
 Chia lớp làm 4 đội liệt kê nhanh.
Mạch kết nối
Những bài liên quan
Kết nối em với thiên nhiên
Kết nối em với cộng đồng
Kết nối em với chính mình
- Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV cho HS xem một số sản phẩm học tập môn ngữ văn như: sổ tay Ngữ văn, video clip, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin
1. Nội dung học:
- Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính:
+ Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.
+ Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.
+ Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.
2. Phương pháp học tập
- Sử dụng sổ tay ngữ văn
- Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học
Tạo nhóm thảo luận môn học
- Làm thẻ thông tin
- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo
- CLB đọc sách
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Môn học Ngữ văn 6 gồm mấy chủ điểm? Hãy tìm hiểu SGK Ngữ văn học kì 1 để biết chúng ta học những chủ điểm nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG :
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy đọc và tìm hiểu các phương pháp học tập môn Ngữ văn để nắm được cách áp dụng vào thực tế học tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ 	Họ và tên giáo viên :
TỔ NGỮ VĂN – CÔNG NGHỆ 	 PHAN TẤN QUAN
Tiết 2, tuần 1 LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án 
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động khởi động thông qua các câu hỏi gợi mở:
+ Vì sao cần lập câu lạc bộ đọc sách.
+ Theo em, một kế hoạch CLB đọc sách cần có những nội dung gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đọc sách có nhiều lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống và học tập, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về mục đích và cách viết kế hoạch cho CLB đọc sách.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thức câu lạc bộ
1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm câu lạc bộ.
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem một clip về lợi ích của việc đọc sách và đặt câu hỏi: Em hãy nêu những lợi ích từ việc đọc sách?
- GV giải thích để học sinh hiểu về câu lạc bộ: là một khái niệm định nghĩa một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia vào một thỏa thuận hợp pháp vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhậ ... ------------------------------
Tiết 71, tuần 18 NÓI VÀ NGHE:
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:
K – Điều đã biết
(Liệt kê các yêu cầu cần có của một bài kể về trải nghiệm)
W – Điều muốn biết
(Những điều em muốn biết về cách kể một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân)
L – Điều học được
(Điều em học được khi làm bài kể về một trải nghiệm của bản thân)
..
.
.
.
.
.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách nói/ trình bày lại một trải nghiệm của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
1. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói
- GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H
(Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học)
NV2: Tìm ý, lập dàn ý
- GV hướng dẫn HS:
+ Đọc lại bài văn đã viết.
+ Xác định các ý sẽ nói.
+ Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú).
+ Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn.
+ Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ.
- GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng.
- GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi bảng
1. Chuẩn bị bài nói
2. Các bước tiến hành
- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói
- Tìm ý, lập dàn ý
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
1. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS luyện nói
+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng.
3. Trình bày bài nói: 
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
1. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại:
+ 3 ưu điểm về bài nói của bạn
+2 hạn chế
+ 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói
- GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
4. Trao đổi về bài nói
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 72, tuần 18 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại.
- Hiểu được các đặc điểm của một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Nắm được cách viết/trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của truyện đồng thoại, của bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực viết/ trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: hững trải nghiệm trong đời.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 4.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Câu 1
 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ghép các phần nội dung phù hợp với ba văn bản và trình bày.
Văn bản
Nội dung
Bài học đường đời đầu tiên
Giọt sương đêm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
NV2: Câu 2, 3
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS thảo luận: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau?
- Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV chuẩn kiến thức: 
I. Ôn tập văn bản
1. Nội dung các văn bản đã học
2. Cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản.
- Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá.
- Khác nhau:
+ Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.
+ Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu.
+ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình.
1/Tóm tắt nội dung các văn bản đã học
Văn bản
Nội dung chính
Bài học đường đời đầu tiên
Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học  cho mình.
Giọt sương đêm
Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Truyện kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con.
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
1. Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
I. Ôn tập viết:
Sơ đồ vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG :
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn. 
- Hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1_phan_tan_quan.docx