Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm học

BÀI 6: MỘT SỐ SỰ KIỆN Ở TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nêu được tên và một số hoạt động của những sự kiện thường được tổ chức ở trường.

- Nhận xét được sự tham gia của HS trong sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của

bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các hình trong bài 6 SGK, một số hình ảnh hoặc clip vẻ các sự kiện của trường.

- HS: SGK, VBT, sản phẩm đã làm được trong các sự kiện (nếu có).

 

docx 279 trang chantroisangtao 15/08/2022 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm học

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm học
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thể hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bái hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Các thế hệ trong gia đình”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ
Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, bước đầu nhận biết được cách ứng xử thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong sgk trang 8 và trả lời câu hỏi:
+ mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ nhiều tuổi đến người ít tuổi.
- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình và cho biết gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hê có những ai?
- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.
Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình 3 thế hệ
Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình ba thế hệ theo sơ đồ
Cách tiến hành:
- GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời:
+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?
+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Mỗi thế hệ gồm những ai?
- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân
Mục tiêu: HS liên hệ được các thanh viên trong gia đình của bản thân. Xác định được các thế hệ trong gia đình mình.
Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau (theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mây thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?)
- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.
- GV kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.
- Cả lớp hát 
- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:
+ Ba, mẹ, con
+ Bạn nhỏ yêu thương bố mẹ
+ Mỗi HS tự liên hệ
- HS trình bày câu trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời
+ Mọi người đang ăn cơm
+ Các thành viên trong gia đình bạn An: Bố, mẹ, chị Hà và An.
+ Gia đình bạn An có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là chị em An.
- HS trình bày kết quả trước lớp
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS quan sát sơ đồ, tìm câu trả lời..
+ Các thành viên trong gia đình Hòa: Ông, bà, bố, mẹ, chị gái và Hòa.
+ Gia đình Hòa có 3 thế hệ
+ Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hòa.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo sơ đồ.
- HS nghe GV nhận xét, kết luận.
- HS hoạt động cặp đôi hỏi – đáp
- HS lên bảng thực hiện hoạt động đối – đáp.
- HS lắng nghe GV kết luận.
* Hướng dẫn về nhà:
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về các thế hệ trong gia đình.
Cách tiến hành:
- GV cho một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình mình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ? 
- GV nhận xét, dẫn đắt HS vào tiết 2 của bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình
Mục tiêu: HS vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình hai, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ vào sơ đồ cho trước.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).
- GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có máy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trơng gia đình?
- GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:
+ Gia đình ern có mấy thế hệ?
+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.
- GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt.
- GV kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.
Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình
Mục tiêu: Phân biệt được những hành động nên làm để thể hiện yêu thương và
quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 
- GV cho HS thảo luận đề trả lời
các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?
- GV mời HS trình bày ý kiến của mình.
- GV cùng HS nhận xét, rút ra kết luận.
- GV kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu: HS nói được sự cần thiết phải bày tỏ ý kiến hoặc yêu cầu đề nghị mọi
người dành thời gian để thể hiện sự yêu thương và quan lâm lẫn nhau.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.
- GV cùng HS nhận xét. GV đặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
- GV kết luận: Tất cả mọi người nên bảy tỏ tình cảm của mình với người thân: đề nghị
hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yên thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bỏ giữa các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng và liên hệ vào bản thân, vào gia đình mình.
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi liên hệ:
+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian
cho nhau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình?
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”.
- HS trưng bày tranh hoặc hình ảnh các thành viên gia đình mình, hỏi các bạn.
- HS nghe GV nhận xét
- HS quan sát sơ đồ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS trình bày
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS thực hành làm sơ đồ gia đình mình theo gợi ý.
- HS giới thiệu sơ đồ
- HS lắng nghe GV và các bạn nhận xét.
- HS nghe GV kết luận
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:
Hành động thể hiện sự quan tâm: 
+ Hình 5: mẹ động viên bạn nhỏ
+ Hình 6: Bạn nam đỡ bà lên bậc nhà
+ Hình 7: Bạn nhỏ đưa áo khoác cho mẹ.
- HS trình bày kết quả trước lớp
- HS nghe nhận xét, kết luận
- HS quan sát hình ảnh nêu nội dung:
+ Tranh 8: Cả gia đình cùng đi cắm trại
+ Tranh 9: Các thanh viên trong gia đình mỗi người làm một việc
- HS hoạt động cặp đôi, xử lí tình huống
- HS nghe GV nhận xét, dặn dò.
- HS nghe GV kết luận.
- HS nghe câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi
- HS đưa ra từ khóa bài học.
* Hướng dẫn về nhà: 
- Yêu câu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm tới ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Đặt được câu hỏi đề tìm hiểu thông tin vẻ tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
- Thu thập được một số thông tin vẻ những công việc, nghẻ có thu nhập, những công việc tỉnh nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghê nghiệp yêu thích sau này.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài hát, tranh tình huống, giây A0.
- HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS vẻ nghề nghiệp.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài Màu áo chú bộ đội sáng tác Nguyễn Văn Tý.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Bài hát nói đến nghẻ nào? Em biết gì về nghề đó?
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- GV nhận xét chung và dẫn đắt vào bài học: “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận
Mục tiêu: Nêu được một số nghề nghiệp.
Cách tiến hành: 
- GV yêu câu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Bố và mẹ Lan làm nghề gì? Nói về ý nghĩa của nghề đó?
- GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận: Bố Lan làm thợ điện, mẹ Lan làm thợ may. Các chú, bác thợ điện giúp lắp đặt, sữa chữa,... đường đây điện đề chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; Cô, bác thợ may giúp chúng ta có quản áo để mặc, góp phân làm đẹp cho mọi người.
Hoạt động 2: Quan sát hình và làm việc cặp đôi
Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi đề tìm hiểu tên và ý nghĩa của một số công việc, nghề nghiệp xung quanh.
Cách tiến hành:
- GV treo các hình 4, 5, 6, 7, 8, 9 rong SGK trang 13 chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Người trong hình làm nghề gì?
+ Công việc của họ có ý nghĩa như thể nào với mọi người xung quanh?
- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
- GV kết luận: Mỗi nghề ngiiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho gia đình và xã hội xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ bản thân
Mục tiêu: HS liên hệ được nghề nghiệp của những ngườ ...  tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS vẻ các phương pháp giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại do các hiện tượng bão, lũ, lụt gây ra.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức đưới hình thức hỏi — đáp.
- GV đặt câu hỏi đề khai thác sự hiểu biết của HS về các hiện tượng thiên tai như bão, lũ, lụt: Chúng ta có cách gì để giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại về tài sản, tính mạng do bão, lũ, lụt không?
- GV nhận xét chung và chuyên ý đề vào bải học: “Phòng tránh rủi ro thiên tai”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Rủi ro khi có bão, lũ, lụt
Mục tiêu: HS nhận biết một số rủi ro có thể xảy ra khi có bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 114 trong SGK, trả lời câu hỏi: Thời tiết trong hình 1 như thế nào? Các bạn trong hình 1 đang làm gì? Điều gì có thể xảy ra với các bạn này?
- GV hướng dẫn HS để đi đến kết luận: Khi có bão chúng ta không nên ở ngoài, không nên ở gần biển, dòng nước.
Hoạt động 2: Những việc cần làm khi có bão, lũ, lụt
Mục tiêu: HS nhận biết và thực hiện được những việc nên làm và tránh làm khi có bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các hình 2, 3 (trang 114 SGK) và 4, 5 (trang 115 SGK), trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình 2 đang nói gì với mẹ? Tại sao việc theo dõi thông tin vẻ bão là cần thiết?
+ Các bạn trong hình 3 đang làm gì? Rủi ro gì có thể xảy ra cho các bạn?
+ Chuyện gì xảy ra trong hình 4? Gia đình của bạn nhỏ đang làm gì? Vì sao?
+ Trong hình 5, thời tiết bên ngoài như thế nào? Bạn trong hình đang làm gì? Bạn có được an toàn không?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Để phòng tránh các rủi ro, thiệt hại do thiên tai, chúng ta phải cần thận và thường xuyên theo dõi thông tin dự bảo về thiên tai đề kịp thời ứng phó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các vật dụng cần mang theo khi sơ tán
Mục tiêu: HS thi đua xác định những vật dụng cần mang theo khi đi sơ tán tránh bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- Một nhóm đặt câu hỏi về vật dụng cần thiết, nhóm khác tìm câu trả lời.
- GV tổng kết: Chúng ta chỉ mang theo những vật dụng cần thiết nhất như: nước uống, túi cứu thương, đen pin, lương khô,... khi sơ tán tránh bão, lũ, lụt.
Hoạt động 4:
Mục tiêu: HS nhận thức và thực hành được một số kĩ năng cần có khi xảy ra mưa bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV yêu câu HS quan sát (hoặc GV trình chiếu) hình 7, 8 trong SGK trang 115 và đề nghị hai HS lên đóng vai.
- Một HS đặt câu hỏi như trong hình và HS còn lại trả lời.
- GV đề nghị HS giải thích câu trả lời của bạn.
- GV kết luận: Em cần tìm nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai xảy ra.
- HS tham gia hỏi – đáp nhanh
- HS khác nhận xét và đưa ra những câu hỏi về hiện tượng thiên tai.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận bài học.
- GV chia nhóm và thảo luận về các vật dụng cần mang khi sơ tán.
- HS quan sát hình và đóng vai.
- Hai HS lên bảng đóng vai và tìm cách xử lí tình huống.
- HS giải thích 
* Hướng dẫn về nhà:
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những phương pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại mà thiên tai gây ra.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS 
Cách tiến hành:
- GV yêu câu HS nhắc lại những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra do bão, lũ, lụt.
- GV đẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Những việc cần làm để hạn chế rủi ro, thiệt hại do bão, lũ lụt
Mục tiêu: HS nhận biết một số việc cần làm đề giảm nhẹ các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra bởi các thiên tai bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV trình chiếu các hình 9, 10, 11, 12 trang 116 trong SGK.
- GV chia nhóm HS và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để giải thích việc làm của mọi người trong mỗi hình và cho biết những việc làm này có lợi ích gì.
+ Thời tiết ở hình 9 như thể nào? Mọi người trong gia đình đang làm gì? Vì sao?
+ Theo em, thiên tai gì đang xảy ra ở hình 9? Việc làm của mọi người trong hình có tác dụng gì?
+ Các chú công nhân ở hình 11 đang làm gì? Việc làm này có tác dụng gì?
+ Tại sao các chú công nhân phải tỉa bớt cành cây ở hình 12? Việc làm này đề đề phòng chuyện gì?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
- GV kết luận: Mọi người cần thực hiện những việc làm cần thiết đề giảm nhẹ các rủi ro, thiệt hại có thể gây ra bởi các thiên tai bão, lũ, lụt.
Hoạt động 2: Việc cần làm trước, trong khi và sau khi có thiên tai
Mục tiêu: HS nhận thức và thực hiện được những việc cần làm trước, trong và sau khi có bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV đề nghị từng cặp HS hỏi và trả lời nhanh: Gia đình và bạn cần làm gì:
+ Khi nghe tin sắp có bão, lũ, lụt.
+ Khi bão, lũ, lụt đang xảy ra
+ Khi bão, lũ, lụt đã qua đi
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cần thực hiện những việc làm phù hợp trước, trong và sau mỗi lần có bão, lũ, lụt.
Hoạt động 3: Xác định những nơi trú ẩn an toàn ở địa phương khi có thiên tài
Mục tiêu: HS liên hệ bản thân đề nhận thức và thực hành được việc cần làm khi xảy ra thiên tai ở địa phương, đồng thời biết được những nơi trú ẩn an toàn ở địa phương.
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi về những lần bão, lũ, lụt đã từng xảy ra ở địa phương:
+ Thời gian, địa điểm cụ thể. Thiệt hại về tài sản, tính mạng con người như thế nào?
+ Những lần có xảy ra bão, lũ, lụt, các HS và gia đình có phải sơ tán không?
- GV hướng dẫn HS kết luận: Chúng ta cần biết những nơi an toàn và gần nhà nhất để có thể đến đó tri ân khi có bão, Iũ, lụt.
Hoạt động 4: Trò chơi “Bạn sẽ làm gì khi thiên tại xảy ra?”
Mục tiêu: HS nhận thức và thực hiện những việc làm phù hợp trong một số tình huống thực tế xảy ra khi có bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình 13 trang 117 trong SGK và nêu câu hỏi đề HS trả lời: Bạn nữ đứng ở bàn đang hô to điều gì? Trên bàn có những vật dụng gì? Các bạn đeo mũ giấy có chữ hoặc hình gì trên đâu? Các bạn còn lại đang làm gì?
- GV gợi ý đề HS nói được tình huống của trò chơi. GV có thể tổ chức trò chơi này cho lớp.
- GV hướng dẫn HS kết luận: Đề phòng tránh rủi ro khi thiên tai xảy ra, em và gia đình cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; chia sẻ thông tin với mợi người xung quanh để cùng thực hiện.
- GV dẫn dắt đề HS nêu được các từ khoá của bài: “Rủi ro - Ứng phó”.
- HS nhắc lại những rủi ro, thiệt hại do thiên tai xảy ra.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận và giải thích mỗi việc làm của mọi người trong hình.
- Đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe kết luận.
- HS làm việc theo cặp đôi và trả lời nhanh nhưng việc gia đình và bạn cần làm trong các trường hợp xảy ra thiên tai.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý và chia sẻ về những lần bão, lũ lụt ở địa phương mà em biết.
- Đại diện một số HS chia sẻ.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS tham gia trò chơi.
- Kết luận về những việc cần làm khi có thiên tai.
- Tìm được từ khóa của bài.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tâm các bài 26,27,28 và tranh ảnh các mùa trong năm.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 29: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Ôn tập và củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Trái Đất và bầu trời.
- Hinh thành và phát triển năng lực vận đụng kiến thức của chủ đề đề mặc trang phục phù hợp với thơi tiết ở địa phương, biết ứng phó với các thiển tai: hạn hán, bão, lũ, lụt.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 29 SGK.
- HS: SGK, VBT, hình ảnh sưu tầm về mùa: xuân, hè, thu, đông; mùa mưa; mùa khô.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi đẻ HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Trái Đất và bảu trời.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nghe và hát theo lời một hát vui tươi có liên quan đến nội dung chủ đề.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Trái Đất vả bầu trời”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Ôn tập về các mùa trong năm ở nước ta
Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức vẻ các mùa trong năm ở các vùng miễn khác nhau của nước ta.
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và yêu câu HS chia sẻ với nhau về nội dung các tranh, ảnh đã sưu
tầm về các mùa trong năm. HS chọn tranh, ảnh phù hợp và dán vào sơ đồ có sẵn (như sơ đô gợi ý ở trang 118 trong SGK) đề hoàn thành sản phẩm trưng bày của nhóm.
- GV tổ chức cho HS triển lãm tranh, ảnh về các mùa trong năm.
- GV tông kết và tuyên đương các nhóm.
- GV hướng dẫn HS đề đi đến két luận: Ở nước ta, có những địa phương có bốn mùa (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông) trong năm và cũng có những địa phương chỉ có hai mùa (mùa khô và mùa nưa) trong năm.
Hoạt động 2: Chọn trang phục phù hợp theo mùa
Mục tiêu: HS ôn tập về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa trong năm.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi đua nêu tên những trang phục cần thiết theo mùa:
+ Một nhóm HS đọc tên một địa phương trong nước.
+ Một nhóm HS đọc tên một mùa ở địa phương này.
+ Một nhóm HS đọc tên một loại trang phục phù hợp với mùa được nêu ở trên.
- GV nhận xét và kết luận; Chúng ta cần phải lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
- HS nghe bài hát và tạo tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học.
- HS chia nhóm và thảo luận về nội dung các tranh đã sưu tầm.
- Hoàn thành sơ đồ có sẵn.
- Triển lãm tranh về các màu trong năm và giới thiệu về tranh.
- HS đưa ra kết luận.
- HS kể tên những trang phục cần thiết theo mùa của từng nhóm lựa chọn.
- HS chia sẻ trước lớp. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS 
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát một bài hát đề tạo tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học.
- GV dẫn đắt HS vào nội dung tiết 2 của bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Ảnh hưởng của thiên tai
Mục tiêu: HS nhận xét và tìm ra những hình phù hợp với hiện tượng hạn hán, bão, lũ, lụt.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- Một nhóm đưa ra chủ đề “hạn hán” hoặc “bão, lũ, lụt”, nhóm khác chỉ được hình
tương ứng.
- GV đề nghị HS giải thích câu trả lời và tổng kết thi đua.
- GV kết luận: Các hiện tượng thiên tai như hạn hán, bão, lũ, lụt có thể gây ra nhiêu rủi
ro và thiệt hại. Chúng ta cần tích cực giảm nhẹ các rủi ro, thiệt hại đó.
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: HS nhận thức và thực hành được một số kĩ năng cần thiết khi xảy ra mưa bão.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu câu HS quan sát hình 3 trang 119 trong SGK. và trả lời câu hỏi: Nêu em là bạn nam trong tình huống thì em sẽ làm gì?
- GV tô chức cho HS đóng vai trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét rút ra kết luận.
- HS nghe bài hát về trái đất và con người để tạo tâm thế vui vẻ.
- HS thi đua giữa các nhóm để chia sẻ về chủ đề “hạn hán” hoặc “bão, lũ, lụt”,
- Một nhóm đưa ra chủ đề, nhóm khác chọn hình tương ứng với chủ đề đó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nghe nhận xét và kết luận sau cuộc thi.
- HS các nhóm đóng vai và tìm cách giải quyết tình huống.
- Đại diện các nhóm đóng vai và xử lí tình huống
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Hướng dẫn về nhà
- GV thông báo kết thúc chương trình môn Tự nhiên và xã hội 2.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong.docx