Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

I. MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: Nhận biết được các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế

b) Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường.

Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện vai trò là chủ thế kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết được vai trò của các chủ thể, xác định được vị trí của bản thân với tư cách là một chủ thể từ đó có kế hoạch thực hiện tốt vai trò của mình.

- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

c. Về năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến vai trò của các chủ thể kinh tế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia nền kinh tế với vai trò chủ thể kinh tế cụ thể; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện vai trò chủ thể kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi thực hiện vai trò của chủ thể kinh tế cụ thể.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện tốt vai trò là chủ thể kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi khi thực hiện vai trò là chủ thể kinh tế.

 

doc 10 trang Thu Lụa 30/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
Thời lượng: 3 tiết 
I. MỤC TIÊU: 
a) Kiến thức: Nhận biết được các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế
b) Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường. 
Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện vai trò là chủ thế kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết được vai trò của các chủ thể, xác định được vị trí của bản thân với tư cách là một chủ thể từ đó có kế hoạch thực hiện tốt vai trò của mình.
- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
c. Về năng lực.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến vai trò của các chủ thể kinh tế.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia nền kinh tế với vai trò chủ thể kinh tế cụ thể; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện vai trò chủ thể kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi thực hiện vai trò của chủ thể kinh tế cụ thể.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện tốt vai trò là chủ thể kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi khi thực hiện vai trò là chủ thể kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các chủ thể tham gia nền kinh tế;
- Đồ dùng đơn giản đế sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
	a) Mục tiêu. Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề các chủ thể của nền kinh tế, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề bài học mới
	b) Nội dung. Học sinh cùng nhau quan sát tranh, xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó.
	c) Sản phẩm. 	
Xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh:
Tranh 1: Người sản xuất => là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm.
Tranh 2: Nhà nước => Điều tiết hoạt động kinh doanh trong nước, có quyền hạn cao nhất về pháp luật.
Tranh 3: các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Tranh 4: các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng nhau quan sát tranh, xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân: quan sát tranh và tìm ra đặc điểm của từng bức tranh gắn với mỗi nhân vật 
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân có thể đóng những vai trò nào trong các hoạt động kinh tế?
- Mỗi chúng ta đều tham gia nền kinh tế với những vai trò khác nhau nhưng ít khi tìm hiểu xem nền kinh tế đang hoạt động bởi những chủ thể nào? Họ có vai trò gì trong 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Mỗi chúng ta đều tham gia vào nền kinh tế với những vai trò khác nhau, nền kinh tế đang hoạt động bởi nhiều chủ thể khác nhau, mỗi chủ thể lại có vai trò của họ trong sự phát triển của đời sống xã hội. Bài học này sẽ giúp chúng ta nhận biết được các chủ thể của nền kinh tế và vai trò của họ khi tham gia các hoạt động kinh tế 
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu chủ thể sản xuất
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò chủ thể sản xuất
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
- Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thế sản xuất tham gia vào nền kinh tế là: tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. 
- Theo em, những việc làm của anh H giúp ổn định cuộc sống cho người dân trong vùng, nâng cao đời sống người dân và góp phần làm giàu đẹp cho quê hương.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội?
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi 2 nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Từ các hoạt động trên chúng ta hiểu thế nào là chủ thể sản xuất và chủ thể đó có vai trò như thế nào?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của chủ thể sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Chủ thể sản xuất có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội
1. Chủ thể sản xuất
Chủ thể sản xuất: Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,...sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Nội dung 2: Tìm hiểu chủ thể tiêu dùng
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của chủ thể tiêu dùng
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong trường hợp trên?
- Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
- Với vai trò là chủ thể tiêu dùng, chị V là một người biết chọn lọc, có ý thức sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.
- Việc làm của chị V đã đóng góp một phần vào việc phát triển xu hướng "tiêu dùng xanh". 
Những người tiêu dùng như chị V sẽ là động lực để các nhà sản xuất chế tạo ra những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong trường hợp trên?
- Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Thống nhất câu trả lời của nhóm để báo cáo trước lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên lần lượt yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, 
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung nếu cần thiết
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Nền kinh tế có nhiều khởi sắc khiến tiêu dùng của người dân có xu hướng tăng. Nhờ vậy, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nhanh hơn, kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng là động lực quan trọng, định hướng cho sản xuất phát triển
2. Chủ thể tiêu dùng
Là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình. Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.
TIẾT 2
Nội dung 3: Chủ thể trung gian
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của chủ thể trung gian
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4-6 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được các chủ thể tham gia trong thông tin
- Chủ thể kinh tế được đề cập trong trường hợp trên là hệ thống siêu thị A. 
- Lợi ích: 
Hệ thống siêu thị A đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, giới thiệu các sản phẩm mới.
Có những chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm (4-6 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Thống nhất câu trả lời của nhóm để báo cáo trước lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên lần lượt yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, 
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung nếu cần thiết
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội. Những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua vá bán.
3. Chủ thể trung gian
Gồm những tồ chức cá nh ... g hợp 1: Việc làm của anh H và gia đình đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, cung cấp các sản phẩm rau sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trường hợp 2:
- Nhận xét việc làm của chị B:
Giúp cho người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa mà chị bán. 
Việc chị chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập vào thể hiện trách nhiệm của một người phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 
Giá cả và hạn sử dụng được niêm yết công khai, rõ ràng giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phân phối, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,không tự ý nâng giá sản phẩm, không đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn cho nền kinh tế chung của đất nước.
Trường hợp 3:
- Nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại:
Việc làm của chị N là cần thiết. 
Người quản lí trung tâm thương mại đã có cách ứng xử khéo léo để khách hàng tin tưởng và yên tâm, tiếp tục mua hàng tại trung tâm thương mại này.
- Theo em, những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm là: 
Chất lượng sản phẩm (vệ sinh an toàn thực phẩmhành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng)
Giá thành
Nguồn gốc xuất xứ
Sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau nghiên cứu 3 tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
+ Nhóm 1: Tình huống 1
+ Nhóm 2: Tình huống 2
+ Nhóm 3: Tình huống 2
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Thống nhất câu trả lời của nhóm để báo cáo trước lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên lần lượt yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, 
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung nếu cần thiết
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Mỗi công dân khi tham gia vào các chủ thể của nền kinh tế cần thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Đấu tranh với các hành vi vi phạm.
2. Trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể kinh tế
- Tích cực tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi
- Thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm xã hội khi tham gia vào các chủ thể của nền kinh tế
- Đấu tranh với những hành vi vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
TIẾT 3
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức về các chủ thể của nền kinh tế; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống. Biết nhận xét đánh giá các hiện tượng của đời sống xã hội đang diễn ra liên quan đến các thủ thể của nền kinh tế
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Em đồng ý với các ý kiến b, c và không đồng ý với ý kiến a, d.
* Giải thích:
- Người sản xuất, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận còn cần phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
- Hoạt động sản xuất nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm nào thị trường có sức mua lớn sẽ được sản xuất nhiều và ngược lại. Do đó, nhu cầu người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất.
- Chủ thể Nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ thể trung gian giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất nên không thể tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Bài tập 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lòi câu hỏi 
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Trường hợp 1:
- Em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì những sản phẩm giá thành rẻ thường có xuất xứ không rõ ràng, đươc sản xuất trôi nổi, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nên rất nguy hiểm.
- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trường hợp 2: 
- Hộ kinh doanh A đã thực hiện trách nhiệm cung cấp những vật dụng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn có đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A là khá phù hợp.
* Giải thích: trong bối cảnh cả thế giới đang cắt giảm lượng rác thải nhựa và những ảnh hưởng không tốt của các đồ dùng nhựa đối với sức khỏe con người thì việc tìm kiếm, thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như tre, nứa,... là rất cần thiết. Hộ kinh doanh A liên kết với nông dân trồng tre, nứa để thu mua nguyên liệu sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Trường hợp 3:
- Là người tiêu dùng, em thấy cách xử lí của công ti B thể hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng, giữ được uy tín của công ty. 
* Giải thích: Nếu công ty B không thu hồi các sản phẩm bị lỗi thì sản phẩm đến tay người sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Trường hợp 4: Trong trường hợp trên, nhà nước có vai trò điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Bài tập 3: Em hãy xử lí tình huống sau
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV cho học sinh làm việc cá nhân, đọc trường hợp sách giáo khoa và đưa ra quan điểm cá nhân về trường hợp sách giáo khoa đưa ra.
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, khi mua sắm trực tuyến, chị H cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình định mua (xuất xứ, chất liệu, kiểu dáng...), cũng như uy tín của người bán thông qua những mô tả và bình luận của những người đã mua. Nếu không biết được các thông tin đó, chị H nên mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng 
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các cá nhân cùng nghiên cứu trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi 
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo cá nhân
- Các cá nhân đọc tình huống, thảo luận và đưa ra quan điểm cá nhân mình
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng một số học sinh trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy viết bài viết chia sẻ suy nghĩ của bản thân về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về các chủ thể của nền kinh tế vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới 
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết bài viết nói về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
c) Sản phẩm. 
- HS xác định rõ được chủ thể mình tham gia là gì, những việc cần làm để thể hiện tốt vai trò đó
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết bài viết nói về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, bài viết có thể dưới dạng là một câu chuyện, một kinh nghiệm sống hoặc cùng chia sẻ về một nội dung theo yêu cầu
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về vai trò, vị trí của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế
Bài tập 2: Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, em hãy thiết kế infographic thể hiện những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình. 
a) Mục tiêu. HS 
Tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu để thiết kế một infographic để nói về hoạt động tiêu dùng của gia đình
c) Sản phẩm. 
- HS xây dựng được ý tưởng, hoàn thành infographic theo các yêu cầu và tiêu chí giáo viên đưa ra
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu để thiết kế một infographic để nói về hoạt động tiêu dùng của gia đình 
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân tại nhà
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Xây dựng infographic và hoàn thiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian không gian để các học sinh trình bày trưng bày infographic và thuyết trình về ý tưởng của mình
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các học sinh, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi học sinh, xếp loại cho mỗi infographic

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc