Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Thị trường

I. MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: Nêu được khái niệm thị trường, liệt kê các loại thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

c. Về năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thị trường.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về thị trường.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thị trường.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có những hành vi đúng khi tham gia thị trường; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia thị trường.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia thị trường phù hợp với lứa tuổi.

b) Về phẩm chất

Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu tình hình thị trường ở địa phương từ đó có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với bản thân.

Trách nhiệm: Thể hiện ở việc học sinh có ý thức tôn trọng các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường, có thái độ và ứng xử phù hợp

Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về thị trường;

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:

1. Hoạt động: mở đầu

 a) Mục tiêu. Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS về những vấn đề có liên quan đến thị trường; tạo hứng thú, tâm thế học tập cho HS, dẫn vào bài mới.

 b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau Chia sẻ hiểu biết của mình về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.

 c) Sản phẩm.

- Chỉ ra được một số thị trường thường gặp như: Chợ, siêu thị

 d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau Chia sẻ hiểu biết của mình về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.

 

doc 8 trang Thu Lụa 30/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Thị trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Thị trường

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Thị trường
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG
Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Chân trời sáng tạo)
I. MỤC TIÊU: 
a) Kiến thức: Nêu được khái niệm thị trường, liệt kê các loại thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
c. Về năng lực.
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thị trường.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về thị trường.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thị trường.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có những hành vi đúng khi tham gia thị trường; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia thị trường.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia thị trường phù hợp với lứa tuổi.
b) Về phẩm chất
Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu tình hình thị trường ở địa phương từ đó có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với bản thân.
Trách nhiệm: Thể hiện ở việc học sinh có ý thức tôn trọng các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường, có thái độ và ứng xử phù hợp 
Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về thị trường;
-	Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,...).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
	a) Mục tiêu. Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS về những vấn đề có liên quan đến thị trường; tạo hứng thú, tâm thế học tập cho HS, dẫn vào bài mới.
	b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau Chia sẻ hiểu biết của mình về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.
	c) Sản phẩm. 
- Chỉ ra được một số thị trường thường gặp như: Chợ, siêu thị
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau Chia sẻ hiểu biết của mình về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Khi tham gia vào thị trường một cá nhân có thể đóng những vai trò nào
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Chúng ta vừa xem đóng vai cảnh mua bán trong cửa hàng bán đổ dùng học tập. Đó là một thị trường hàng tiêu dùng. Vậy thị trường là gì? Thị trường có những chức năng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những vấn đề đó.
Gv nhấn mạnh: 
Thị trường là "cầu nối"giữa sản xuất với tiêu dùng. Việc sản xuất ra hàng hoá gì, cần có dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Bài học sẽ giúp các em tìm hiểu các loại thị trường và chức năng của thị trường giúp các chủ thể kinh tế đưa ra được những quyết định tối ưu khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm thị trường
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin đưa ra trả lời câu hỏi sau 
- Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ trong trường hợp trên? Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế đó?
- Trong các hoạt động kinh tế kể trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?
	c) Sản phẩm. 
* HS chỉ ra được
- Hoạt động kinh tế diễn ra tại chợ là hoạt động mua bán các mặt hàng Tết. 
- Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế đó là: người mua, người bán và hàng hóa.
- Trong các hoạt động kinh tế trên các chủ thể tác động với nhau nhằm xác định giá cả, số lượng hàng hóa. 
- Các quan hệ kinh tế được xác lập là phân phối - trao đổi và tiêu dùng.
* Nêu được khái niệm thị trường
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin đưa ra trả lời câu hỏi sau 
- Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ trong trường hợp trên? Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế đó?
- Trong các hoạt động kinh tế kể trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi 2 nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Thị trường gắn liền với mối quan hệ giữa ai với ai, sự tác động qua họ nhằm mục đích gì
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của chủ thể sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.
Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên
1. Khái niệm thị trường
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
TIẾT 2
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Các loại thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được các loại thị trường, cách phân chia các loại thị trường
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng quan sát các hình ảnh giáo viên đưa ra đọc thông tin và trả lời câu hỏi để từ đó phân biệt được các loại thị trường, cách phân chia thị trường.
- Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.
- Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Các loại thị trường tương ứng với các bức tranh:
Tranh 1: Thị trường bất động sản
Tranh 2: Thị trường máy móc, thiết bị
Tranh 3: Thị trường chứng khoán
* Các loại thị trường:
Căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hoa quả, thị trường thực phẩm.
Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tiêu dùng.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
* Các loại thị trường khác mà em biết: 
Thị trường nông sản
Thị trường may mặc
Thị trường vật liệu xây dựng
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng quan sát các hình ảnh giáo viên đưa ra đọc thông tin và trả lời câu hỏi để từ đó phân biệt được các loại thị trường, cách phân chia thị trường.
- Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.
- Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh, đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và thảo luận câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi 2 nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Dựa vào các tiêu chí nào để phân chia các loại thị trường
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Việc phân chia các loại thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất và tiêu dùng, nó góp phần đinh hướng cho mỗi chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
2. Các loại thị trường
+ Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép,...), thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,...) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
X
+ Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đồi, mua bán: thị trường tư liệu tiêu dùng; thị trường tư liệu sản xuất.
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới, 
+ Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).
Nội dung 3: Các chức năng của thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được các chức năng cơ bản của thị trường
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu các nhiệm vụ đặt ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2: Thông tin 1
Nhóm 3,4: Thông tin 2
	c) Sản phẩm. 
Học sinh chỉ ra được
Trường hợp 1:
- Thị trường đã cung cấp cho công ty A các thông tin: nhu cầu về sản phẩm dầu gội có nguồn gốc tự nhiên, hiện dòng sản phẩm này chưa được bán trên thị trường. Những thông tin này giúp công ti A nghiên cứu, mở rộng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Sản phẩm mới của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao vì hiện sản phẩm của công ti A đang được bán độc quyền trên thị trường.\
Trường hợp 2:
- Dựa vào thông tin thị trường là giá cà phê tăng, người trồng cà phê đã có quyết định mở rộng sản xuất, tăng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu các nhiệm vụ đặt ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2: Thông tin 1
Nhóm 3,4: Thông tin 2
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.
- Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm
+ Gọi 2 nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình
+ Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm
Các chức năng cơ bản của thị trường được thực hiện như thế nào trong quá trình sản xuất kinh doanh?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được 
Gv nhấn mạnh: 
Các chức năng cơ bản của thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất, kinh doanh. Việc vận dụng tốt các chức năng này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3. Các chức năng cơ bản của thị trường
Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
Chức năng điều tiết, kích thích: Trên cơ sờ những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ.
a) Mục tiêu. HS củng cố những kiến thức vừa khám phá qua việc bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống,... về những vấn đề liên quan tới thị trường
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, để chỉ ra sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Thị trường hàng hóa: các sản phẩm được mua bán, trao đổi trên thị trường là những vật dụng cụ thể, hữu hình, có giá giá trị sử dụng nhất định. Ví dụ: thị trường hoa quả, thị trường dệt may, thị trường thủy sản,...
Thị trường dịch vụ: các sản phẩm trên thị trường là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, phục vụ nhu cầu về sức khỏe, tiện nghi trong cuộc sống của con người. Ví dụ: thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường du lịch,...
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về 2 loại thị trường cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào thị trường
Bài tập 2: Hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây. Giải thích vì sao.
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Em đồng ý với các ý kiến c, d.
* Giải thích:
- Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, tiền tệ và hàng hóa.
- Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ diễn ra gắn với một không gian, thời gian cụ thể thì mới có thể xác định được giá cả, số lượng,...
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế cho phù hợp với quy luật của thị trường
Bài tập 3: Em hãy xử lí các tình huống sau
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí. GV cũng có thể tổ chức cho HS sắm vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra giải pháp xử lí tình huống. Sau khi HS phát biểu ý kiến hoặc một đến hai nhóm thể hiện kịch bản của nhóm mình, GV mời các nhóm khác nhận xét, sau đó kết luận
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Trường hợp 1:
- Việc làm của anh B là một hành động gian lận trong buôn bán, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Gạo thơm A:
Người tiêu dùng sẽ có những đánh giá không tốt về thương hiệu này và chuyển sang mua loại gạo khác. 
Nếu hành động của anh B bị phát hiện thì Gạo thơm A sẽ mất thương hiệu trên thị trường.
Trường hợp 2:
- Việc làm của người dân địa phương nắm bắt xu thế tiêu dùng của thị trường. Do nhu cầu maccadamia của thị trường đang lên cao và giá thành tốt, ngược lại, giá cà phê lại xuống thấp nên người dân đã chuyển đổi loại cây trồng.
- Việc làm này có thể làm thị trường cà phê bị thiếu hụt nguồn cung do người dân chuyển đổi một cách ồ ạt, không có lộ trình phù hợp.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế cho phù hợp với quy luật của thị trường
Bài tập 4: Em hãy xử lí các tình huống sau
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí.	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
- Câu trả lời của ông H thể hiện chức năng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế; điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
- Để đạt được hiệu quả kinh tế, người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường:
Người dân nhận thấy thông tin từ thị trường là giá dừa lên cao đã đổ xô trồng dừa. 
Ông T trong tình huống còn tính mua thêm đất để trồng.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 1 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào thị trường cụ thể.
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về các chức năng của thị trường vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới 
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và hoàn thành sơ đồ tư duy về các chức năng cơ bản của thị trường
c) Sản phẩm. 
Sơ đồ tư duy về các chức năng cơ bản của thị trường
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và hoàn thành sơ đồ tư duy về các chức năng cơ bản của thị trường
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, lên ý tưởng, sử dụng các công cụ để hoàn thành sơ đồ tư duy về các chức năng cơ bản của thị trường
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về các chức năng cơ bản của thị trường
Bài tập 2: Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,...
a) Mục tiêu. HS Tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh cùng trao đổi và thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập ở nhà. 
c) Sản phẩm. 
- HS xây dựng báo cáo hoàn chỉnh về kết quả khảo sát thị trường
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	Khảo sát một loại thị trường có ờ địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:
Đối tượng khảo sát: cửa hàng văn phòng phẩm/đồ dùng học tập/đồ ăn/vật liệu xây dựng,...
Nội dung khảo sát:
+ Giá cả, chất lượng, mẫu mã,...
+ Thái độ, cách bán hàng.
Phương pháp khảo sát: quan sát, phỏng vấn, điều tra,...
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và tổ chức thực hiện
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Viết bài báo cáo về kết quả thực hiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để học sinh có thể báo cáo trước lớp, các nhóm khác cùng bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm, xếp loại cho mỗi báo cáo

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc