Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Giá cả thị trường và chức năng thị trường
I. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức:
Khái niệm giá cả thị trường, các chức năng cơ bản của giá cả thị trường
b) Về năng lực.
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về tình hình giá cả một loại hàng hoá trên thị trường ở địa phương.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến cơ chế thị trường.
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh có thái độ, hành vi, việc làm phù hợp khi tham gia vào các quan hệ thị trường, chủ động thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Có nhận thức đúng đắn về cơ chế thị trường, tích cực, chủ động, tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường.
c) Về phẩm chất
Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các diễn biến của thị trường để có những cách ứng xử, hành vi viêu dùng hợp lý
Trách nhiệm: Tôn trọng tác động khách quen của cơ chế thị trường, phê phán những hành vi không đúng khi tham gia vào thị trường
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint;
- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, clip,. về giá cả thị trường;
- Báo cáo khảo sát thị trường của HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Giá cả thị trường và chức năng thị trường
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 4: GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG THỊ TRƯỜNG Thời lượng: 2 tiết ( Chân trời sáng tạo) I. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Khái niệm giá cả thị trường, các chức năng cơ bản của giá cả thị trường b) Về năng lực. + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về tình hình giá cả một loại hàng hoá trên thị trường ở địa phương. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến cơ chế thị trường. + Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh có thái độ, hành vi, việc làm phù hợp khi tham gia vào các quan hệ thị trường, chủ động thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường. + Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Có nhận thức đúng đắn về cơ chế thị trường, tích cực, chủ động, tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường. c) Về phẩm chất Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các diễn biến của thị trường để có những cách ứng xử, hành vi viêu dùng hợp lý Trách nhiệm: Tôn trọng tác động khách quen của cơ chế thị trường, phê phán những hành vi không đúng khi tham gia vào thị trường II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10; - Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint; - Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, clip,... về giá cả thị trường; - Báo cáo khảo sát thị trường của HS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: mở đầu a) Mục tiêu. Kết nối kiến thức, kĩ năng từ bài học trước với bài học mới; tạo hứng thú, tâm thế học tập cho HS để dẫn vào bài mới b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau quan sát vé xem phim và trả lời câu hỏi Em hãy quan sát bảng giá vé xem phim và trả lời câu hỏi: - Vì sao giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường? - Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé? c) Sản phẩm. - Chỉ ra được - Giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường vì vào cuối tuần lượng khách đến rạp xem phim sẽ đông hơn. - Yếu tố thời điểm đã tác động giá vé. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau quan sát vé xem phim và trả lời câu hỏi Em hãy quan sát bảng giá vé xem phim và trả lời câu hỏi: - Vì sao giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường? - Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé? Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Làm việc cặp đôi để hoàn thiện - Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS) - Gọi một số học sinh nhận xét kết quả. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Thông thường giá cả thị trường chịu tác động của những yếu tố nào, cho ví dụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật sự tác động của các yếu tố tới giá cả hàng hóa Gv nhấn mạnh: Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán. Tuy nhiên giá cả thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với các chủ thể kinh tế. Việc nắm vững giá cả thị trường sẽ giúp các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định hợp lý để thu về lợi nhuận 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Giá cả thị trường a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được giá cả thị trường là gì b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi - Em có nhận xét gì về giá gà tại những địa điểm khác nhau trong thông tin trên? - Từ thông tin trên, em hiểu giá cả thị trường là gì? c) Sản phẩm. - HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến giá cả và giá cả thị trường - Trong thông tin trên, giá gà tại những địa điểm khác nhau có sự chênh lệch nhau. - Từ thông tin trên, có thể hiểu giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa, dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi - Em có nhận xét gì về giá gà tại những địa điểm khác nhau trong thông tin trên? - Từ thông tin trên, em hiểu giá cả thị trường là gì? Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin và trả lời câu hỏi - Có thể trao đổi cặp đôi với các bạn xung quang để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình về nội dung trên - Các học sinh khác cùng nhau trao đổi và giải quyết vấn đề đặt ra Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Giá cả là gì, giá cả với giá cả thị trường có quan hệ với nhau như thế nào Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được Gv nhấn mạnh: Giá cả thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất kinh doanh và cả người tiêu dùng, nắm vững, vận dụng tốt các chức năng của giá cả thị trường sẽ góp phần giúp mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh đưa ra các quyết định phù hợp và thu được nhiều lợi nhuận 1. Giá cả thị trường Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá,dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Nội dung 2: Chức năng của giá cả thị trường a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được các chức năng của giá cả thị trường b) Nội dung. Học sinh làm làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau tìm hiểu 3 trường hợp sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Trường hợp 1. - Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào? Khi giá thép tăng đã tác động như thế nào đến các chủ thể kinh tế? Trường hợp 2. - Chức năng phân bổ nguồn lực của giả cả thị trường được thể hiện như thế nào? Trường hợp 3. - Tại sao nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên? - Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân? c) Sản phẩm. - HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến giá cả thị trường Trường hợp 1: - Giá cả thị trường đã thực hiện chức năng thông tin là: giá théo tăng kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng theo. => Điều này đã làm trì hoãn tiến độ của nhiều công trình, các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng. Trường hợp 2: - Giá cả thị trường, cụ thể là giá tôm có xu hướng tăng cao khiến các hộ nuôi tôm nhanh chóng mở rộng diện tích, chú trọng chọn lọc giống tốt, nhiều hộ chuyển từ nuôi cá tra, cá ba sa sang nuôi tôm; các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng đẩy mạnh sản xuất. Trường hợp 3: - Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên vì ảnh hưởng của việc giãn cách khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 4 nhóm - Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình. Nhiệm vụ các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi Nhóm 1,2: Khái niệm giá cả thị trường Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thoả thuận với nhau vê điêu gì? Kêt quả của sự thoả thuận đó là gì? Nhóm 3,4: Chức năng của giá cả thị trường 1/ Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bỗ nguồn lực như thế nào? 2/ Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế? Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình. - Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm + Gọi 3 nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình + Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm Giá cả thị trường có chức năng cơ bản nào Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được Gv nhấn mạnh: Giá cả thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất kinh doanh và cả người tiêu dùng, nắm vững, vận dụng tốt các chức năng của giá cả thị trường sẽ góp phần giúp mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh đưa ra các quyết định phù hợp và thu được nhiều lợi nhuận 2. Chức năng của giá cả thị trường - Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán. - Chức năng của giá cả thị trường: + Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuẫt, tăng hay giảm tiêu dùng. + Phân bồ nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu. +Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế. 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 1: Thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào. Vì sao? a) Mục tiêu. HS củng cố những kiến thức vừa khám phá qua việc bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống,... về những vấn đề liên quan tới giả cả thị trường b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Em đồng ý với các ý kiến a, d * Giải thích: Khi giá cả hàng hóa tăng sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc hơn trước khi mua. Khi giá cả hàng hóa tăng cho thấy sự khan hiếm của nguồn cung, khiến người phân phối phải điều chỉnh giá bán ra thị trường. Khi giá cả một loaiu hàng hóa nào đó giảm có thể làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hóa đó. Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng sẽ kích thích các nhà sản xuất chế tạo thêm hàng hóa đó để tăng doanh thu. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi vận dụng cơ chế thị trường Bài tập 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.? a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về giá cả thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Trường hợp 1: Em đồng tình với việc làm của gia đình chị B * Giải thích: gia đình chị đã nắm bắt thông tin của thị trường để chuyển đổi sản phẩm kinh doanh, điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho gia đình chị. Trường hợp 2: Nhận xét: Việc làm của ông T là dễ hiểu * Giải thích: theo quy luật về giá cả, khi nguồn cung ít thì giá cả hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao, tuy nhiên việc làm của ông T lại không hơp lí trong hoàn cảnh này, vì ông đã thừa lúc mọi người đang gặp khó khăn để tăng lợi nhuận cho bản thân. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi vận dụng các chức năng của giá cả thị trường Bài tập 3: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu. a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí. GV cũng có thể tổ chức cho HS sắm vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra giải pháp xử lí tình huống. c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được - Các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống trên là: cung cấp thông tin. - Dự định điều tiết sản xuất của ông A là hợp lí. => Ông dự đoán được sự thay đổi của thị trường là nhu cầu về hoa sẽ tăng cao vào dịp Tết, thêm vào đó, chi phí trồng và chăm sóc hoa cũng ít hơn, từ đó đưa ra quyết định chuyển đổi từ trồng rau củ sang trồng hoa. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế dựa trên giá cả thị trường 4. Hoạt động: Vận dụng Em hãy khảo sát giá cả của một số mặt hàng tại địa phương và nhận xét sự biến động giá cả của những mặt hàng đó ở các thời điểm khác nhau. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về giá cả thị trường vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và viết bài viết bày tỏ quan điểm của bản thân c) Sản phẩm. - Bài viết của học sinh, đưa ra những quan điểm và nhận định mang chính kiến của bản thân * Ví dụ tham khảo: Trong hai ngày 26 và 27-4 ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, giá gạo tăng đột biến. Giá gạo thường từ 7.000 - 8.000 đồng lên 12.000 đồng/kg. Giá gạo ngon từ 11.000 đồng lên 14.000 đồng/kg. Gạo xuất khẩu 5% từ 16.000 đồng lên 22.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà máy xay xát gạo, tiểu thương miền tây và TP Hồ Chí Minh ghìm hàng không bán (chờ gạo tăng giá), dẫn đến khan hiếm hàng hóa, giá gạo tăng cao. Tuy nhiên khoảng 2 tháng trước, khi vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long vừa thu hoạch xong, lúa đầy sân, đầy kho, lượng gạo tồn kho trong dân và doanh nghiệp nhiều nên giá gạo chỉ ở mức 5.000 đồng/kg. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và viết bài viết thể hiện quan điểm của mình về nhận định trên Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc ở nhà, bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của bản thân Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về giá cả thị trường
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc