Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ngân sách Nhà Nước
I. MỤCTIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước; đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dần trong việc thực hiện pháp luật ngân sách.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập về ngân sách nhà nước.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến ngân sách nhà nước.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước.
3. Về phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước.
- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip vế ngân sách nhà nước;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ngân sách Nhà Nước
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 6: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Chân trời sáng tạo) I. MỤCTIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước; đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dần trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập về ngân sách nhà nước. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến ngân sách nhà nước. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước. 3. Về phẩm chất - Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước. - Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10; - Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip vế ngân sách nhà nước; - Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về những vấn đề có liên quan đến ngân sách nhà nước; tạo hứng thú, tâm thế học tập của HS, dẫn vào bài mới. b) Nội dung. Học sinh cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào? c) Sản phẩm. - Theo em, chính sách không thu học phí của Chính phủ là một việc làm mang tính nhân văn, góp phần chia sẻ gánh nặng kinh tế với người dân ở các vùng khó khăn, khuyến khích các gia đình cho con đến trường. - Khoản phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn Ngân sách Nhà nước. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa đưa ra Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra. - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo - Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh phát hiện được vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS) - Gọi một số học sinh nhận xét kết quả. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của ngân sách nhà nước Gv nhấn mạnh: Ngân sách nhà nước hình thành và phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước. Đó là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của một quốc gia, vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lí, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngân sách nhà nước có phần đóng góp rất lớn của người dân và được sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm ngân sách nhà nước a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm ngân sách nhà nước b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu, quan sát sơ đồ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và trả lời câu hỏi sau - Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước? - Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào? c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được cơ cấu của ngân sách nhà nước - Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Ngân sách Nhà nước gồm các bộ phận: Ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu, quan sát sơ đồ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và trả lời câu hỏi sau - Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước? - Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào? Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau quan sát và trả lời câu hỏi. - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra - Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào? Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật cơ cấu của ngân sách nhà nước Gv nhấn mạnh: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khọản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước 1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước a. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khọản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung đặc điểm của ngân sách nhà nước a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được đặc điểm của ngân sách nhà nước. b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1 và 2 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau - Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước. - Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước. c) Sản phẩm. - HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra - Ở nước ta, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước là Quốc hội. - Những đặc điểm của ngân sách nhà nước: Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. - HS rút ra được những đặc điểm của ngân sách nhà nước. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh cùng làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1 và 2 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau - Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước. - Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra - Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Ngân sách nhà nước khác với các quỹ tiền tệ khác ở điểm cơ bản nào Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm Gv nhấn mạnh: Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao, nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Vai trò của ngân sách nhà nước a) Mục tiêu. HS nêu được các vai trò của ngân sách nhà nước. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả được câu hỏi từ đó rút ra được vai trò của ngân sách nhà nước . c) Sản phẩm. - HS trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa Vai trò của ngân sách nhà nước: Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính; Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội; Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả được câu hỏi từ đó rút ra được vai trò của ngân sách nhà nước . Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau đọc thông tin. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và thảo luận câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi đại diện nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình - Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm Gv nhấn mạnh: - Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội. Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. 2. Vai trò của ngân sách nhà nước Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính; Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội; Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. Nội dung 4: Tìm hiểu nội dung: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách a) Mục tiêu. HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện. c) Sản phẩm. - HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thông tin sách giáo khoa đưa ra Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện: Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước. Chấp hành đúng qui định của pháp luật về kế toán, thông kê và công khai ngân sách. Đóng góp nguồn thu nhập cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân và an sinh xã hội. - HS rút ra được một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi nội dung yêu cầu - Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm + Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình + Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được Gv nhấn mạnh: Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách bằng những việc làm cụ thể, thiết thực 3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách Công dân có quyền: - Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. - Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy đĩnh của pháp luật. Công dân có nghĩa vụ: - Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đủng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. - Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 1: Trao đổi cùng bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao. a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước. b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Em đồng tình với các ý kiến a, c, không đồng tình với ý kiến b, d * Giải thích: Hoạt động chi thu của ngân sách thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Bội chi ngân sách nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. do đó, không thể đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về ngân sách nhà nước Bài tập 2: Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì sao? a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Tất cả các nội dung trên đều là đặc điểm của ngân sách nhà nước. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và đưa ra quan điểm của mình trong từng trường hợp Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng các học sinh đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các học sinh khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế có liên quan đến ngân sách nhà nước Bài tập 3: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau: a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí. c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách: - Trường hợp 1: Doanh nghiệp A chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. => Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và doanh nghiệp A sẽ phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định. - Trường hợp 2: Địa phương T đã nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện nghiêm túc quyền hạn và nghĩa vụ có liên quan đến ngân sách nhà nước. - Trường hợp 3: Công ti M không những thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn đối với ngân sách nhà nước mà còn có ý thức tuyên truyền cho người lao động để họ cùng thực hiện. Việc làm của Công ti M là rất đáng được biểu dương và nhân rộng hơn nữa. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu 3 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và thể hiện rõ những hiểu biết của mình qua việc lý giải vai trò của ngân sách nhà nước trong 3 tình huống đó. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi đánh giá vai trò của ngân sách nhà nước. 4. Hoạt động: Vận dụng Bài tập 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò cửa ngân sách nhà nước. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về ngân sách nhà nước vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sơ đồ tư duy phù hợp thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN c) Sản phẩm. - Sơ đồ tư duy thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN trên giấy A0 d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sơ đồ tư duy phù hợp thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc ở nhà, khuyến khích các cách thể hiện sáng tạo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về ngân sách nhà nước Bài tập 2: Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về ngân sách nhà nước vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN c) Sản phẩm. Sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc ở nhà, khuyến khích các cách thể hiện sáng tạo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về ngân sách nhà nước
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc