Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế - Năm học 2023-2024

BÀI 7: THUẾ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ

Thời lượng: 3 tiết( Bộ CTST)

I. MỤCTIÊU

1. Về kiến thức

- Giải thích được vì sao Nhà nước phải thu thuế.

- Kể được tên một số loại thuế phổ biến.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về thuế.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật vế thuế.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến thuế.

3. Về phẩm chất

- Trung thực, có trách nhiệm công dân trong việc tham gia một số hoạt động liên quan tới thuế.

- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip về thuế;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 8 trang Thu Lụa 30/12/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế - Năm học 2023-2024
Tuần: 9-10	Ngày soạn: 29/10/2023
Tiết PPCT: 18-19-20	Ngày dạy: 02/11/2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11
BÀI 7: THUẾ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
Thời lượng: 3 tiết( Bộ CTST)
I. MỤCTIÊU
1. Về kiến thức
-	Giải thích được vì sao Nhà nước phải thu thuế.
-	Kể được tên một số loại thuế phổ biến.
-	Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế.
2. Về năng lực
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về thuế.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật vế thuế. 
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến thuế.
3. Về phẩm chất
-	Trung thực, có trách nhiệm công dân trong việc tham gia một số hoạt động liên quan tới thuế.
-	Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip về thuế;
-	Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về những vấn đề có liên quan đến thuế; tạo hứng thú, tâm thế học tập để dẫn vào bài mới.
	b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc cá nhân, quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
	c) Sản phẩm. 
- Học sinh bước đầu nhận biết được thuế và vai trò của thuế. Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng, do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc cá nhân, quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh chia sẻ thêm một số hiểu biết của mình về thuế giá trị gia tăng
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét tổng hợp ý kiến trả lời của các học sinh
Gv nhấn mạnh: 
Thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Mỗi loại thuế mà Nhà nước ban hành đều nhằm mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế gắn liền với tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Bài học này sẽ giúp các em hiểu bản chất, vai trò của thuế, nhận diện được một số loại thuế cơ bản, hiểu được việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm thuế
a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm thuế
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo theo nhóm, các nhóm cùng nhau nghiên cứu 3 thông tin trong sách giáo khoa và chia sẻ hiểu biết của mình về Thuế
	c) Sản phẩm. 
- HS giải thích được 
Hiểu biết về thuế: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo theo nhóm, các nhóm cùng nhau nghiên cứu 3 thông tin trong sách giáo khoa và chia sẻ hiểu biết của mình về Thuế
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Những chủ thể nào có nghĩa vụ phải nộp thuế?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật khái niệm thuế
Gv nhấn mạnh: 
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các chủ thề kinh tế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
1. Thuế và một số loại thuế phổ biến
a. Thuế là gì
Thuế là một khoản ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Một số loại thuế phổ biến
a) Mục tiêu. HS nêu được một số loại thuế phổ biến.
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau quan sát thông tin là bảng thống kê dự toán các khoản thu chi từ thuế và trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Hãy liệt kê các loại thuế trong thông tin trên.
- Chia sẻ hiểu biết của em về một loại thuế vừa nêu.
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa và 
- Các loại thuế trong thông tin trên: 
Thuế GTGT
Thuế TTĐB
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
Thuế xuất, nhập khẩu
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Hiểu biết của em về thuế thu nhập cá nhân: 
   Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
   Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
  Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân: Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; Góp phần thực hiện công bằng xã hội; Điều tiết vĩ mô nền kinh tế; Phát hiện thu nhập bất hợp pháp; Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác; Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau quan sát thông tin là bảng thống kê dự toán các khoản thu chi từ thuế và trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Hãy liệt kê các loại thuế trong thông tin trên.
- Chia sẻ hiểu biết của em về một loại thuế vừa nêu.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và thảo luận câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi đại diện nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để thấy được tính cần thiết của việc nhà nước ban hành các loại thuế
1. Thuế và một số loại thuế phổ biến
b. Một số loại thuế phổ biến
Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập cá nhân.
+ ...
Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu có:
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+Thuế xuất khẩu, nhập khầu
+ Thuế bảo vệ môi trường.
Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung vai trò của thuế
a) Mục tiêu. HS nêu được vai trò cơ bản của thuế.
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sách giáo khoa, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi sau 
- Thuế đóng vai trò như thế nào?
- Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
	c) Sản phẩm. 
- HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra
- Vai trò của thuế:
Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, lâu dài cho ngân sách nhà nước.
Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.
- Nhà nước phải thu thuế:
Để đảm bảo nguồn thu chính cho ngân sách. 
Ngân sách nhà nước được duy trì ổn định thì đất nước mới phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao. 
Việc thu thuế cũng là để đảm bảo công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch giàu, nghèo.
- HS rút ra được vai trò của thuế.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sách giáo khoa, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi sau 
- Thuế đóng vai trò như thế nào?
- Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nhà nước sử dụng thuế để thực hiện nhiệm vụ gì
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
Gv nhấn mạnh: 
Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
b. Vai trò của thuế
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
TIẾT 2+3 
Nội dung 4: Tìm hiểu nội dung: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế
a) Mục tiêu. HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 42 và nhận xét về hành vi thực hiện pháp luật về thuế của anh A.
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thông tin sách giáo khoa đưa ra
Hành động trốn thuế của anh A là trái với qui định của pháp luật, vi phạm qui định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân.
- HS rút ra được một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 42 và nhận xét về hành vi thực hiện pháp luật về thuế của anh A.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ suy nghĩ của bản thân về nhân vật
+ Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm
Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc thực hiện pháp luật về thuế
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được 
Gv nhấn mạnh: 
Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về thuế bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Những thông tin về thuế có trong Luật Quản lí thuế năm 2019 và các luật, nghị định về thuế có liên quan
3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
Công dân có nghĩa vụ khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.
Công dân được hưởng lợi ích từ thuế qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp.
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình/không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức đã khám phá về các loại thuế; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Em đồng tình với các ý kiến a, b, c, d, e. 
Em không đồng tình với ý kiến đ
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về ngân sách nhà nước
Bài tập 2: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thuế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
 Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A trong trường hợp trên?
- Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí của Chi cục? Vì sao?
c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
- Hành vi trốn của Công ti A là vi phạm pháp luật. 
=> Công ti này đã không trung thực trong việc khai báo giá trị lô hàng vừa nhập.
- Em đồng tình với cách xử lí của Chi cục.
* Giải thích: Chi cục đã xử phạt Công ti A theo đúng qui định của pháp luật.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
 Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A trong trường hợp trên?
- Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí của Chi cục? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Bài tập 3: Em hãy nhận xét hành vi thực hiện pháp luật về thuế của chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây:
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thuế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí.
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Hành vi thực hiện pháp luật về thuế của chủ thể kinh tế trong các trường hợp:
 - Trường hợp 1: Doanh nghiệp N đã vi phạm qui định của Nhà nước do không đóng thuế đúng thời hạn.
 - Trường hợp 2: Anh A đã nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện qui định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân.
 - Trường hợp 3: Chị B đã vi phạm qui định của Nhà nước về việc đăng kí mã số thuế và nộp thuế theo qui định.
 - Trường hợp 4: Việc làm của Công ti M nhằm bảo mật các thông tin liên quan đến công ti. Ngoài các thông tin cần thiết theo qui định của pháp luật, công ti không cần phải công khai các thông tin khác.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 3 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và thể hiện rõ những hiểu biết của mình qua việc lý giải việc vi phạm pháp luật về thuế trong 4 tình huống đó.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi thực hiện pháp luật về thuế
Bài tập 4: Em hãy lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu. Lấy ví dụ minh họa.
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thuế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí.
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
+ Điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa 2 loại thuế trên
+ Lấy ví dụ về từng loại để minh họa
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm suy nghĩ, tìm hiểu để chỉ ra sự giống và khác nhau
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi thực hiện pháp luật về thuế.
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy tìm thông tin và liệt kê các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy,...
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về thuế vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân
b) Nội dung. Em hãy tìm thông tin và liệt kê các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy,...Học sinh làm việc cá nhân trao đổi, chia sẻ với người thân trong gia đình để phân biệt được một số loại thuế thường gặp
c) Sản phẩm. 
- Học sinh phân biệt được các loại thuế mà công dân thường xuyên tiếp xúc trong đời sống hàng ngày.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Em hãy tìm thông tin và liệt kê các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy,...Học sinh làm việc cá nhân trao đổi, chia sẻ với người thân trong gia đình để phân biệt được một số loại thuế thường gặp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của bản thân
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về thuế.
Bài tập 2: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về thuế để tuyên truyền cho bạn bè, người thân.
a) Mục tiêu. 
HS Tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau lên ý tưởng về nội dung, hình thức và cách tiến hành để hoàn thành sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về thuế
c) Sản phẩm. 
- HS có ý thức và kỹ năng tuyên tuyền cho mọi người cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện luật thuế
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Vẽ sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về thuế để tuyên truyền cho bạn bè, người thân.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau lên ý tưởng về nội dung, hình thức và cách tiến hành để hoàn thành sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về thuế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để học sinh có thể báo cáo trước lớp, các nhóm khác cùng bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm, xếp loại cho mỗi báo cáo
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	GIÁO VIÊN
 Đoàn Thị Hiền	 Tạ Xuân Kính

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_11_chan_troi.doc