Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

I. MỤCTIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.

- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến sản xuất kinh doanh và lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội.

+ Năng lực phát triển bản thân: Có ý tưởng trong việc lựa chọn mô hình hoạt động kinh tế trong tương lai đối với bản thân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi trong việc lựa chọn mô hình và tham gia sản xuất kinh doanh.

3. Về phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về mô hình sản xuất kinh doanh;

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.

 

doc 15 trang Thu Lụa 30/12/2023 5340
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 8: SẢN XUẤT KINH DOANH 
VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Thời lượng: 4 tiết ( Bộ Chân trời sáng tạo)
I. MỤCTIÊU
1. Về kiến thức
-	Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.
-	Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.
2. Về năng lực
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến sản xuất kinh doanh và lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội.
+ Năng lực phát triển bản thân: Có ý tưởng trong việc lựa chọn mô hình hoạt động kinh tế trong tương lai đối với bản thân.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi trong việc lựa chọn mô hình và tham gia sản xuất kinh doanh.
3. Về phẩm chất
-	Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
-	Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về mô hình sản xuất kinh doanh;
-	Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu bài học, nội dung chính của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS vể vai trò của sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh; tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới.
	b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các bức tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Em hãy quan sát các tranh dưới đây và chia sẻ hiểu biết của mình về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh được mô tả.
	c) Sản phẩm. Nhận biết, phân biệt được các mô hình sản xuất kinh doanh đang diễn ra cũng như xác định rõ vai trò của từng hoạt động thể hiện trong mỗi bức tranh.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được mô tả trong tranh là hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối chè. 
Tranh 1: công đoạn thu hái chè.
Tranh 2: công đoạn chế biến từ lá chè tươi thành chè khô. 
Tranh 3: chè được đóng gói, vận chuyển đến các cửa hàng, siêu thị 
Tranh 4: phân phối ra thị trường.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các bức tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Em hãy quan sát các tranh dưới đây và chia sẻ hiểu biết của mình về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh được mô tả.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ vào vở, chia sẻ với các bạn xung quanh về nhiệm vụ được giao.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình
- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
Gv nhấn mạnh: 
Nhiều người trong chúng ta đã và đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ vai trò của sản xuất kinh doanh cũng như biết lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, thành công. Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn vai trò của sản xuất kinh doanh, biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh để có thể lựa chọn cho bản thân và gia đình trong hiện tại và tương lai.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Vai trò của sản xuất kinh doanh
a) Mục tiêu. HS nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau tìm hiểu và phân tích thông tin trong SGK đưa ra và trả lời câu hỏi:
- Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A là gì?
- Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị gì cho Công ti A và xã hội?
	c) Sản phẩm. 
- HS giải thích được hoạt động kinh doanh của công ty A và giá trị mà công ty A mang lại
- Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A:
Công ti có hệ thống dây chuyền máy móc, nhà xưởng, công nghệ hiện đại cùng những lao động có tay nghề cao. 
Cung cấp nguyên vật liệu uy tín cho các đơn vị cùng ngành.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại cho Công ti A doanh thu cao, chiếm được một vị thế tốt trên thị trường và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế địa phương.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau tìm hiểu và phân tích thông tin trong SGK đưa ra và trả lời câu hỏi:
- Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A là gì?
- Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị gì cho Công ti A và xã hội?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin cùng nhau trao đổi và thảo luận để giải quyết vấn đề
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Sản xuất kinh doanh có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh
Gv nhấn mạnh: 
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
1. Vai trò của sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, đất đai, vốn, nguyên - nhiên vật liệu, khoa học kĩ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thu về lợi nhuận.
Vai trò của sản xuất kinh doanh:
+ Cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất;
+ Cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng;
+ Giải quyết việc làm cho người lao động;
+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Mô hình hộ sản xuất kinh doanh
a) Mục tiêu. HS nhận biết được mô hình hộ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mô hình này.
b) Nội dung. Học sinh tiếp tục cùng làm việc theo nhóm suy nghĩ về thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Nêu những đặc điểm và hiệu quả của mô hình hộ sản xuất kinh doanh trên
	c) Sản phẩm. 
- HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra
Những đặc điểm và hiệu quả của mô hình hộ sản xuất kinh doanh trên:
- Đặc điểm: mô hình vườn ao chuồng => nuôi lợn, cá, gà vịt, đồng thời kết hợp trồng xoài, đầu tư máy gặt cho thuê.
- Hiệu quả của mô hình: 
Nhờ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, mô hình kinh doanh của chị T đã đạt được kết quả tích cực, tạo công ăn việc làm cho 6 công nhân ở địa phương. 
Gia đình chị T đã được chính quyền tuyên dương là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh tiếp tục cùng làm việc theo nhóm suy nghĩ về thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Nêu những đặc điểm và hiệu quả của mô hình hộ sản xuất kinh doanh trên
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Hộ sản xuất kinh doanh có ưu điểm và hạn chế gì
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Hộ sản xuất kinh doanh là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh
a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh
-Khái niệm: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành viên và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
 - Ưu điểm, hạn chế: Có quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lí gọn nhẹ, dễ tạo việc làm nhưng khó huy động vốn nên khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn
TIẾT 2
Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 
a) Mục tiêu. HS nhận biết được mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và đặc điểm của mô hình này.
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin 1 và 2 trong sách giáo khoa và trả được câu hỏi 
- Hợp tác xã Q và Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M được thành lập theo cách thức nào và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Mô hình hợp tác xã có ưu điểm như thế nào so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh?
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa 
 Hợp tác xã Q và Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M được thành lập theo cách thức đồng sở hữu, do các thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
=> Các hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xác so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là: đối với mô hình Hợp tác xã, các thành viên có sự tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Học sinh nêu được khái niệm mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và đặc điểm của nó
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin 1 và 2 trong sách giá ... ức của doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.
 d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về sản xuất kinh doanh, các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 2: Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:
- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.
- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.	
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, hai nhóm sẽ cũng làm 1 một nhiệm vụ để so sánh sự khác nhau giữa các loại hình này.
Học sinh kết hợp với việc khai thác kiến thức trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao
c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Nội dung
Hộ sản xuất kinh doanh
Hợp tác xã
Đối tượng được đăng ký tham gia 
Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam. 
- Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;
- Người nước ngoài;
- Các tổ chức.
Quyền hạn đăng ký tham gia 
Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác. 
 Quyền hạn quyết định của thành viên
Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình
Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã
Người đại diện theo pháp luật
Chủ hộ kinh doanh
Chủ tịch hội đồng quản trị
Cơ cấu quản lý tổ chức
Chủ hộ kinh doanh, thành viên
Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Tư cách pháp nhân
Không
Có
Căn cứ phân chia lợi nhuận
Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.
Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.
Quyền và trách nhiệm tài sản
Chịu trách nhiệm vô hạn
Chịu trách nhiệm hữu hạn
Bản chất thành lập
Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế
Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã
Thành viên góp vốn điều lệ
Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp
Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ
Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp
Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.
Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).
Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu 
Không được khắc dấu
Được quyền khắc và sử dụng con dấu.
- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:
Tiêu chí
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Hình thức tồn tại
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên.
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).
Quy mô
Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.
Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Ngành nghề hoạt động
Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:
- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;
- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
- Xổ số kiến thiết;
- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh thảo luận nhóm, hai nhóm sẽ cũng làm 1 một nhiệm vụ để so sánh sự khác nhau giữa các loại hình này.
Học sinh kết hợp với việc khai thác kiến thức trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm khai thác, tìm kiếm các dữ liệu trên mạng để hoàn thành bài tập được giao
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm trả lời cụ thể, khi so sánh đến nội dung nào, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để minh họa cụ thể
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Câu 3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đọc tình huống sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?
	c) Sản phẩm. 
-  Theo em, việc làm của địa phương T là hợp lí 
=> Giải thích: khi tập hợp thành hợp tác xã, các hộ sản xuất có thể tương trợ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để tạo nên một tập thể sản xuất đoàn kết, phối hợp làm ra được nhiều sản phẩm hơn khi sản xuất đơn lẻ, từ đó mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình: có sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đọc tình huống sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đưa ra quan điểm, nhận định của mình về vấn đề đặt ra, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về mô hình sản xuất kinh doanh
Bài tập 4: Em hãy chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai. Mô tả về mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà em thích.
a) Mục tiêu. HS có nhận thức ban đầu về vấn đề kinh doanh, nghề nghiệp sau khi ra trường và có thái độ chủ động, tích cực chuẩn bị nghề nghiệp cho bản thân
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân,mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thành bài viết của mình vào vở và chia sẻ với các bạn trong lớp
	c) Sản phẩm. 
- Học sinh chia sẻ được suy nghĩ của bản thân về định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân,mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thành bài viết của mình vào vở và chia sẻ với các bạn trong lớp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày những hiểu biết về nghề nghiệp của bản thân vào vở 
- Chia sẻ với các bạn trong lớp về suy nghĩ của mình
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ trước lớp 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi thực hiện pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.
4. Hoạt động: Vận dụng
Câu 1. Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công (sản phẩm, địa điểm, quy mô, mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm, thương hiệu, những đóng góp cho xã hội,...) trong khu vực em sinh sống.
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm nhận biết vai trò của sản xuất kinh doanh và lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân ( hoặc nhóm) tại nhà, suy nghĩ và thu thập thông tin về mô hình kinh tế thành công. Rút ra được bài học cho bản thân từ việc tìm hiểu mô hình đó
c) Sản phẩm. 
- Thu thập thông tin và rút ra được ý nghĩa cho bản thân làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân ( hoặc nhóm) tại nhà, suy nghĩ và thu thập thông tin về mô hình kinh tế thành công. Rút ra được bài học cho bản thân từ việc tìm hiểu mô hình đó
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sản phẩm có thể là báo cáo, tư liệu vi deo, tranh ảnh về một số mô hình kinh doanh hiệu quả
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh
Câu 2. Em hãy lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân, lập ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng kinh doanh đó.
	 a) Mục tiêu. HS 
HS tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhận biết vai trò của sản xuất kinh doanh và lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng kinh doanh phù hợp sau khi ra trường.
c) Sản phẩm. 
- Biết lựa chọn ý tưởng, và bước đầu có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh nhằm mang lại thu nhập cho bản thân
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng kinh doanh phù hợp sau khi ra trường.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Lựa chọn ý tưởng, và bước đầu có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh nhằm mang lại thu nhập cho bản thân
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc