Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng - Năm học 2022-2023

Thời lượng: 3 tiết ( Bộ chân trời sáng tạo)

I. MỤCTIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.

- Nhận biết được vai trò tích cực của tín dụng đối với đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.

- Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tín dụng.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đê' và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động tín dụng.

+ Năng lực phát triển bản thân: Nhận thức được vai trò và đặc điểm của tín dụng để chủ động tham gia hoạt động tín dụng thích hợp trong tương lai để phát triển bản thân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiếu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

3. Về phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về tín dụng

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.

 

doc 13 trang Thu Lụa 30/12/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng - Năm học 2022-2023
Tuần 13; tiết ppct 25,26
Ngày soạn: 25/11/22
Ngày dạy : /11/22
BÀI 9: TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG 
Thời lượng: 3 tiết ( Bộ chân trời sáng tạo)
I. MỤCTIÊU
1. Về kiến thức
-	Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.
-	Nhận biết được vai trò tích cực của tín dụng đối với đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
- Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng
2. Về năng lực
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tín dụng.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đê' và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến hoạt động tín dụng.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động tín dụng.
+ Năng lực phát triển bản thân: Nhận thức được vai trò và đặc điểm của tín dụng để chủ động tham gia hoạt động tín dụng thích hợp trong tương lai để phát triển bản thân.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiếu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.
3. Về phẩm chất
-	Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.
-	Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về tín dụng 
-	Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1,2
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu bài học, nội dung chính của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề bài học mới.
	b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, Từ những quan sát thực tế, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về tín dụng..
	c) Sản phẩm. Thấy được tác dụng của việc sử dụng tín dụng
Tín dụng là một hình thức cho vay và người vay có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền đã vay trong một khoảng thời gian nhất định.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, Từ những quan sát thực tế, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về tín dụng..
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ vào vở, chia sẻ với các bạn xung quanh về nhiệm vụ được giao.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình
- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
Gv nhấn mạnh: 
Tín dụng có vai trò là cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển. Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm và vai trò của tín dụng, biết tham gia, sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách hiệu quả và trách nhiệm.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm tín dụng
a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm tín dụng.
b) Nội dung. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D? Ngân hàng đã dựa vào những điều kiện gì để quyết định cho ông D vay tiền?
- Vì sao ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ?
- Theo em, tín dụng là gì?
	c) Sản phẩm. 
- HS giải thích được nội dung 
- Ngân hàng đóng vai trò là bên cho vay. 
- Những điều kiện để quyết định cho ông D vay tiền:
Hồ sơ của ông và với điều kiện là ông phải thể chấp sổ đỏ của ngôi nhà. 
Ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi và vốn đúng tiến độ trong thời hạn là 10 năm.
- Ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ vì nếu vi phạm, ông sẽ không nhận được sổ đỏ của căn nhà.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D? Ngân hàng đã dựa vào những điều kiện gì để quyết định cho ông D vay tiền?
- Vì sao ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ?
- Theo em, tín dụng là gì?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Tín dụng phản ánh mối quan hệ nào, đặc điểm của mối quan hệ này là gì
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật khái niệm tín dụng
Gv nhấn mạnh: 
Nói đến tín dụng là nói đến quan hệ giữa người đi vay và người cho vay, quan hệ này dựa trên quy định của pháp luật và đặc biệt là dựa trên chữ tín của nhau
1. Khái niệm tín dụng
- Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Đặc điểm của tín dụng
a) Mục tiêu. HS nêu được đặc điểm của tín dụng.
b) Nội dung. GV hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Từ trường hợp trên, em hãy cho biết một số đặc điểm của tín dụng.
- Giải thích vì sao khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Cho ví dụ.
	c) Sản phẩm. 
- HS giải thích và lấy được ví dụ
- Một số đặc điểm của tín dụng: dựa trên cơ sở lòng tin; tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi; tính thời hạn. 
- Vì bất kì khoản vay nào cũng sẽ phải có lãi xuất. Số tiền nợ tổng cộng của bên vay sẽ là tiền vay gốc cộng với tiền lãi suất. 
* Ví dụ: Vay ngân hàng 500 triệu với lãi xuất 6%/năm => tổng số tiền vay là 530 triệu/năm (lãi xuất sẽ được cộng dồn theo năm)
- HS nêu được đặc điểm của tín dụng
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi về trường hợp trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Từ trường hợp trên, em hãy cho biết một số đặc điểm của tín dụng.
- Giải thích vì sao khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Cho ví dụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Khi sử dụng dịch vụ tín dụng thì đòi hỏi các chủ thể lưu ý điều gì?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh
Gv nhấn mạnh: 
Nói đến tín dụng là nói đến quan hệ giữa người đi vay và người cho vay, quan hệ này dựa trên quy định của pháp luật và đặc biệt là dựa trên chữ tín của nhau
2. Đặc điểm của tín dụng
Tín dụng có đặc điểm cơ bản là: 
Dựa trên sự tin tưởng: người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn; 
Có tính thời hạn: việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định; 
Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi: đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Vai trò của tín dụng
a) Mục tiêu. HS nêu được vai trò của tín dụng 
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc theo nhóm, cùng nhau đọc và tìm hiểu các thông tin 1 và 2 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi 
- Theo em, tín dụng đã đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp trong 2 trường hợp trên?
- Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?
 - Tín dụng có vai trò gì đối với đời sống? Cho ví dụ.
	c) Sản phẩm. 
- HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra theo một số nội dung sau
- Vai trò của tín dụng:
Trường hợp 1: Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. 
Trường hợp 2: Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vì các bên cho vay tín dụng luôn có một nguồn vốn nhất định, có thể cung cấp cho các doanh nghiệp khi họ cần vốn kinh doanh.
- HS rút ra được vai trò của tín dụng.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc theo nhóm, cùng nhau đọc và tìm hiểu các thông tin 1 và 2 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi 
- Theo em, tín dụng đã đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp trong 2 trường hợp trên?
- Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?
 - Tín dụng có vai trò gì đối với đời sống? Cho ví dụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận với các thành viên trong nhóm
- Thống nhất nội dung câu trả lời của nhóm và cử đại diện trình bày.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Trong sự phát triển của xã hội, tín dụng đóng vai trò như thế nào
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Như vậy, tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đẩu tư vốn trong xã hội. Ngoài ra, tín dụng còn có vai trò là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước; đống thời còn có vai trò thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Vai trò của tín dụng
Vai trò của tín dụng: 
Tín dụng đảm bảo nhu cầu về  ...  chân trời sáng tạo)
I. MỤCTIÊU
1. Về kiến thức
-	Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.
-	Nhận biết được vai trò tích cực của tín dụng đối với đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
- Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng
2. Về năng lực
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tín dụng.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đê' và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến hoạt động tín dụng.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động tín dụng.
+ Năng lực phát triển bản thân: Nhận thức được vai trò và đặc điểm của tín dụng để chủ động tham gia hoạt động tín dụng thích hợp trong tương lai để phát triển bản thân.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiếu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.
3. Về phẩm chất
-	Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.
-	Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về tín dụng 
-	Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 3
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cùng làm việc theo nhóm, cùng nhau đọc và tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi 
- Em hãy cho biết, bà nên lựa chọn phương thức thanh toán nào là phù hợp?
- Em hãy cho biết việc mua hàng bằng tiền mặt và tín dụng có gì khác nhau. Giải thích vì sao. Cho ví dụ. 
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng đại diện các nhóm chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Theo em bản chất của tiền lãi mà người vay tiền phải trả cho thủ thể cho vay là gì?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Mỗi chủ thể đi vay phải trả cho chủ thể cho vay một khoản tiền nhất định, số tiền đó nó thể hiện sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí 
4. Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng
Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng là tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình/không đồng tình với các nhận định nào sau đây? Vì sao?
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống; liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được ý kiến của bản thân và lý giải cho từng trường hợp cụ thể
- Em đồng tình với các nhận định a, d, đ, không đồng tình với các nhận định b, c, e.
* Giải thích:
Chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng thể hiện ở lãi suất.
Tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc trên quy tắc hoàn trả có thời hạn.
Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
 d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về tín dụng
Bài tập 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định đặc điểm, vai trò của tín dụng. 
a) Mục tiêu. HS biết liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra trên cơ sở đó chỉ rõ được nội dung nào là đặc điểm nội dung nào là vai trò của tín dụng được thể hiện qua hai tình huống
c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Đặc điểm, vai trò của tín dụng:
Trường hợp 1: Vay tín dụng có tính thời hạn. Hết thời hạn cam kết, bên vay phải hoàn trả lại bên cho vay đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
Trường hợp 2: Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra trên cơ sở đó chỉ rõ được nội dung nào là đặc điểm nội dung nào là vai trò của tín dụng được thể hiện qua hai tình huống
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các quan hệ tín dụng
Câu 3. Em hãy đọc các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
a) Mục tiêu. HS biết liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
b) Nội dung. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu tình huống sach giáo khoa, tổ chức đóng vai theo các nhân vật trong tình huống để từ đó giải quyết được yêu cầu mà sách giáo khoa đặt ra
- Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường.
- Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D.
- Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.
	c) Sản phẩm. 
- HS nhận biết và chỉ ra được
- Sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường hợp trên là lãi suất.
- Tổng số tiền phải hoàn trả của K là 2516,25 nghìn/tháng và của D là 1150 nghìn/tháng.
- K có thể kí hợp đồng vay vốn ngân hàng để có một khoảng tiền hỗ trợ cho việc học. D nên từ chối gợi ý vay tín dụng của chị K.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu tình huống sach giáo khoa, tổ chức đóng vai theo các nhân vật trong tình huống để từ đó giải quyết được yêu cầu mà sách giáo khoa đặt ra
- Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường.
- Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D.
- Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống từ đó cử học sinh đóng vai cho từng tình huống
- Các nhóm tiến hành đóng vai cho các nhân vật trong tình huống
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm tổ chức đóng vai, các nhóm còn lại cùng quan sát và nhận xét hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về sử dụng dịch vụ tín dụng
4. Hoạt động: Vận dụng
Câu 1. Em hãy thiết kế cẩm nang giới thiệu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng.
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và thiết kê cẩm nang thể hiện rõ các nội dung cơ bản về tín dụng
c) Sản phẩm. 
- Bài viết của học sinh, khuyến khích các cách thể hiện sáng tạo và độc đáo
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và thiết kê cẩm nang thể hiện rõ các nội dung cơ bản về tín dụng
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của bản thân
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ tín dụng
Câu 2. Em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của chính sách hỗ trợ tín dụng học sinh, sinh viên.
a) Mục tiêu. HS 
HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và viết bài viết bày tỏ quan điểm của bản thân lấy được các ví dụ thể hiên rõ bản chất ưu việt của chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên
c) Sản phẩm. 
- Bài viết của học sinh, đưa ra những quan điểm và nhận định mang chính kiến của bản thân về ý nghĩa của chính sách hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và viết bài viết bày tỏ quan điểm của bản thân lấy được các ví dụ thể hiên rõ bản chất ưu việt của chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của bản thân
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về lựa chọn dịch vụ tín dụng

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi.doc