Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân

CHỦ ĐỀ 1: PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

 ( 12 tiết )

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.

- Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

- Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác.

- Tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án.

- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.

- Thẻ màu xanh, đỏ, vàng.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

 

docx 40 trang Thu Lụa 30/12/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 11
 Giáo viên soạn:
 Ký duyệt giáo án:
 CHỦ ĐỀ 1: PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN
 ( 12 tiết )
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.
Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác.
Tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SHS, SGV, Giáo án.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
Thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
Tham gia các hoạt động chào mừng năm học mới. 
Rèn luyện tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động của trường, lớp và cộng đồng. 
Ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng.
Thu hút các bạn cùng nỗ lực hoàn thiện bản thân.
Thảo luận về cách thực hiện tốt nội quy lớp học.
...
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua câu chuyện, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video về Tấm gương Cao Bá Quát và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:
https://www.youtube.com/watch?v=ktGteAGngKY
+ Nhân vật được nhắc tới trong video là ai?
+ Nêu cảm nhận của em về tấm gương đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: 
+ Video trên nói về Cao Bá Quát – một người nổi tiếng học giỏi, phóng khoáng.
+ Cảm nhận: Từ câu chuyện về Cao Bá Quát, em nhận thấy ông là một tấm gương tiêu biểu cho sự chăm chỉ, cố gắng để đạt được thành công. Ông từ một người viết chữ xấu, hằng ngày nỗ lực rèn chữ, phấn đấu không ngừng để trở thành một người hiền tài. Em rút ra được bài học cho bản thân: phải luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi để hoàn thiện bản thân và có một tương lai tốt đẹp hơn.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5:
- GV đặt câu hỏi: 
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: 
+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:
Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng.
Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
Thực hiện quy định nơi công cộng.
Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. sáng tạo.
Tự đánh giá kết quả hoạt động.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang đọc sách, ôn bài cùng với nhau tại thư viện.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân. Điều này thể hiện ở sự nỗ lực, kiên trì vượt lên khó khăn, ở sự tích cực, tự giác rèn luyện, bồi dưỡng để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Em hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để đạt được mục tiêu của mình. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 HS nêu các nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân và đánh giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số cách phấn đấu hoàn thiện bản thân?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân và nguyên nhân của sự chưa hài lòng đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và viết những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng.
- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
1. Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân
- Tuân thủ quy định, kỉ luật trong học tập và cuộc sống.
- Thể hiện trách nhiệm trong công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng.
- Ứng xử văn minh, lịch sự với mọi người xung quanh.
- Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe.
- Khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống xung quanh.
- Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cho các nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác.
- ...
-> Kết luận: Hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn.
b. Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
Cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:
- Xác định rõ mục tiêu:
+ Xác định bản thân mình muốn gì và cần theo đuổi những gì.
+ Lập kế hoạch thực hiện.
- Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu
+ Vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu.
+ Không nhụt chí.
- Độc lập và quyết đoán:
+ Suy nghĩ, cân nhắc và phân tích thấu đáo.
+ Đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác.
- Suy nghĩ tích cực:
+ Nhận định lại tình huống hiện tại để tìm ra mặt tích cực của vấn đề.
+ Lạc quan, tin tưởng vào suy nghĩ của bản thân.
+ Tập trung vào ưu điểm của bản thân.
- Phấn đấu không ngừng:
+ Luôn học hỏi và phát triển chính mình.
+ Vươn tới những mục tiêu lớn lao hơn.
c. Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
- Những điều hài lòng:
+ Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân.
+ Đã tự đánh giá và nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó tập trung vào phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết.
+ Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác.
+ Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu.
+ Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu.
- Những điều chưa hài lòng:
+ Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn.
+ Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
+ Chưa đủ sáng tạo và chưa tìm ra được những cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề.
+ Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng  ... Đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi những hành vi, việc làm chưa phù hợp.
5
Việc làm khác: ...
Hoạt động 7: Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS lập và thực hiện được kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS lập và thực hiện được kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một nội dung và lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Em hãy liệt kê nội dung cần tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp và đánh giá (Bảng đính kèm phía dưới hoạt động).
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân và xin ý kiến đóng góp từ thầy cô, các bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bản kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mà HS đã lập ở Nhiệm vụ 1.
Một số góp ý về:
+ Mục đích cần đạt.
+ Khó khăn, trắc trở khi thực hiện kế hoạch.
+ Cách khắc phục những khó khăn.
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ bản kế hoạch đã lập và lắng nghe góp ý từ thầy cô, các bạn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch và từ đó đưa ra lời góp ý.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện và thực hiện theo kế hoạch đã lập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoàn thiện kế hoạch dựa trên những ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
7. Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Lựa chọn một nội dung và lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân
HS cần lựa chọn nội dung thích hợp để tiếp tục phấn đấu và lập kế hoạch rèn luyện bản thân.
b. Chia sẻ kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân và xin ý kiến đóng góp từ thầy cô, các bạn
- HS rút ra được những kinh nghiệm để hoàn thành kế hoạch của bản thân.
- Lắng nghe học hỏi từ các bạn để có một kế hoạch hoàn chỉnh.
c. Hoàn thiện và thực hiện theo kế hoạch đã lập
- Hoàn thiện kế hoạch đang lập;
- Từ những góp ý của thầy cô và các bạn, chỉnh sửa lại bản kế hoạch cho hợp lí, phù hợp;
- Thực hiện kế hoạch đã lập;
- Chia sẻ cảm xúc của em khi rèn luyện;
- ...
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ....
- Mục đích cần đạt: ..........................
- Nội dung rèn luyện cụ thể:
Nội dung rèn luyện
Biện pháp
Thời gian
1. ...
2. ...
- Khó khăn và cách khắc phục: .........................
PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO
Hoạt động 8: Khảo sát kết quả hoạt động
a. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
c. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Nói về những điều bạn đã làm được trong chủ đề này
- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy nhận xét về những điểm mình thấy bạn đã làm được trong chủ đề này:
+ Biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân
+ Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng;
+ Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, nhà trường và nơi công cộng;
+ Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân, thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân;
+ Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.
* Nói về những điều bạn cần cố gắng trong chủ đề này
- GV tổ chức cho HS trong nhóm chia sẻ với bạn về: những hành vi, thái độ chưa phù hợp trong chủ đề này mà bạn cần thay đổi hoặc cố gắng.
* Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những điều bạn nhận xét về mình, về những điều mình đã làm được, chưa làm được và cảm nhận của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS chia sẻ về những hành vi mà bạn đã thực hiện được trong chủ đề, đảm bảo mỗi HS đều nhận được ít nhất một ý kiến từ một HS trong nhóm.
- GV mời một số HS nêu cảm nhận về những cảm nhận của bản thân về những nhận xét mình nhận được từ bạn.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.
- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát kết quả tự đánh giá
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc từng nội dung trong Bảng tự đánh giá (đính kèm cuối mục) và hỏi HS theo các mức độ.
- GV ghi lại kết quả của HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.
- GV tổng kết và đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV động viên, khích lệ HS tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, rèn luyện bản thân và nhắc nhở HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.
8. Đánh giá kết quả trải nghiệm
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1. Xác định được nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
2. Xác định được những việc cần tuân thủ kỉ luật, quy định trong nhà trường và cộng đồng.
3. Thực hiện được sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
4. Thực hiện được quy định ở nơi công cộng.
5. Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
6. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng đã được học.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 2 – Tự tin và thích ứng với sự thay đổi.
D. HỒ SƠ DẠY HỌC
Hoạt động 1:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỀU HÀI LÒNG VÀ CHƯA HÀI LÒNG VỀ CÁCH PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Việc làm
Hài lòng
Chưa 
Hài lòng
1. Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân.
2. Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác.
3. Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn.
4. Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
5. Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu.
6. Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.
7. Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu.
Hoạt động 2:
BẢNG KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ HOẶC CHƯA TUÂN THỦ NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG
STT
Việc làm
Thường xuyên tuân thủ
Chưa 
tuân thủ
Thỉnh thoảng tuân thủ
Nội quy, quy định của nhà trường
1
Trang phục đúng quy định.
2
Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.
3
Trung thực trong học tập.
4
Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp.
5
Hoàn thành các nhiệm vụ thầy, cô giáo giao.
6
Không quay cóp, chép bài của bạn khi kiểm tra, thi.
7
Việc khác: ...
Nội quy, quy định trong cộng đồng
1
Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.
2
Trang phục phù hợp với địa điểm công cộng.
3
Không gây mất trật tự nơi công cộng.
4
Không viết bậy, bôi bẩn lên công trình công cộng.
5
Không lạng lách, đánh võng, đi đúng làn đường theo quy định.
6
Quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật và người yếu thế.
7
Việc khác: ...
Hoạt động 3:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC HIỆN TUÂN THỦ NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÓM, LỚP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Việc làm
Tuân thủ
Chưa 
tuân thủ
1. Đi học đúng giờ, nghỉ học có lí do chính đáng.
2. Học bài và làm bài đầy đủ.
3. Bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhà trường.
4. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt đoàn thể và các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức.
5. Lễ phép với thầy cô, người lớn và chan hòa với các bạn.
6. Có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ bạn bè khi cần thiết.
Hoạt động 4:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC HIỆN TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
Việc làm
Đã thực hiện
Chưa thực hiện
1. Giữ gìn công viên sạch đẹp.
2. Không giẫm lên cỏ, ngắt hoa, bẻ cành.
3. Không bôi bẩn hoặc leo trèo lên tượng đài và các công trình kiến trúc trong công viên.
4. Xếp hàng tại quầy mua vé vào tham quan vườn bách thú.
5. Không gây ồn ào trong thư viện.
6. Nhường ghế cho người già trên xe buýt.
7. Đi bộ vào lề đường bên phải.
Hoạt động 5:
BẢNG KHẢO SÁT CÁC VIỆC LÀM THỂ HIỆN SỰ NỖ LỰC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Đã thực hiện
Chưa thực hiện
1. Tham gia các hoạt động tình nguyện.
2. Cố gắng học tập, tìm hiểu kiến thức.
3. Luyện tập thể thao hàng ngày.
4. Phát triển các kĩ năng mềm.
5. Học ngoại ngữ.
6. Học thêm các lớp tập võ để tự bảo vệ bản thân.
Hoạt động 6:
BẢNG KHẢO SÁT CÁC CÁCH ĐỂ THU HÚT CÁC BẠN CÙNG PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN
STT
Việc làm
Chưa thực hiện
Đã thực hiện
1
Chia sẻ về tấm gương thành công trong học tập và cuộc sống.
2
Tự mình trở thành tấm gương trong rèn luyện và phấn đấu, tạo hiệu ứng ảnh hưởng đến các bạn.
3
Thuyết phục bạn cùng thực hiện một số việc làm góp phần hoàn thiện bản thân.
4
Đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi những hành vi, việc làm chưa phù hợp.
5
Việc làm khác: ...
Hoạt động 7:
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ....
- Mục đích cần đạt: ..........................
- Nội dung rèn luyện cụ thể:
Nội dung rèn luyện
Biện pháp
Thời gian
1. ...
2. ...
- Khó khăn và cách khắc phục: .........................
Hoạt động 8: 
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ 1
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1. Xác định được nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
2. Xác định được những việc cần tuân thủ kỉ luật, quy định trong nhà trường và cộng đồng.
3. Thực hiện được sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
4. Thực hiện được quy định ở nơi công cộng.
5. Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
6. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
*Hướng dẫn về nhà:
Rèn luyện để thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh
Xem trước và hoàn thành bài tập chủ đề 2 SBT
Rút kinh nghiệm ( Nếu có ):

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_11_chan_troi_sang_tao.docx