Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi

CHỦ ĐỀ 2: TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI

( 11 tiết )

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

- Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.

 

docx 39 trang Thu Lụa 30/12/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 11
 Giáo viên soạn:
 Ký duyệt giáo án:
CHỦ ĐỀ 2: TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI
( 11 tiết )
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.
Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SHS, SGV, Giáo án.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
Tham gia buổi tọa đàm về quản lí cảm xúc để thích ứng với sự thay đổi.
Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
...
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS theo dõi và nghe bài hát “Giấc mơ thần tiên” – Miu Lê và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=RHAvrJed1I8&t=85s
+ Bài hát trên nói về chủ đề gì?
+ Em có cảm nhận khi nghe bài hát?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: 
+ Chủ đề bài hát: Tuổi học sinh hồn nhiên, vô tư và có những quãng thời gian vui vẻ bên cạnh bạn bè, thầy cô.
+ Cảm nhận: Em thấy tuổi học trò là độ tuổi thật nhiều mộng mơ và đáng nhớ. Mỗi HS nên tự tin, tích cực đón nhận những niềm vui và trân trọng quãng thời gian này.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.14 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.13:
- GV đặt thêm một số câu hỏi: 
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 2?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: 
+ Chủ đề 2 giúp chúng ta nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và điều chỉnh bản thân một cách hợp lí để thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống:
Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin;
Thể hiện sự tự tin của bản thân;
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi;
Thực hành điều chỉnh bản thân;
Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau;
Rèn luyện để tự tin thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống;
Tự đánh giá kết quả hoạt động.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh các bạn học sinh đang biểu diễn cuộc thi nhảy dân vũ trong Ngày hội tự hào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống ngày càng mở rộng và luôn mang đến nhiều sự thay đổi mới mẻ. Mỗi cá nhân càng cần hiểu bản thân, phát triển bản thân và tự tin về bản thân để dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống. Khi em tự tin và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi, em sẽ đạt được mục tiêu của mình. Để khám phá về bản thân, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin
a. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết các đặc điểm riêng biệt, cụ thể mang đặc tính cá nhân tạo nên sự tự tin của mỗi người.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết các đặc điểm riêng biệt, cụ thể mang đặc tính cá nhân tạo nên sự tự tin của mỗi người.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt:
- GV trao đổi với cả lớp:
+ Chúng ta hãy nhìn gương mặt của các bạn lớp mình, có ai giống ai không?
+ Kể cả hai anh em hay chị em sinh đôi, chúng ta xem họ có thực sự giống nhau một trăm phần trăm không?
- GV yêu cầu HS kể một số kiểu khuôn mặt (như: tròn, vuông chữ điền, trái xoan, gầy xương, bầu bĩnh...) và hỏi ai thuộc gương mặt nào.
- GV tiếp tục dẫn dắt đến xác định những bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, lông mày...
- GV có thể mở rộng quan niệm về gương mặt đẹp được thay đổi theo lịch sử. Một người có thể thay đổi gương mặt theo thời gian.
- GV đưa ra câu hỏi: Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt vào những việc gì trong thời đại công nghệ?
* Dáng hình:
- GV yêu cầu HS mô tả dáng hình của mình, của bạn bằng những tính từ.
* Giọng nói:
- GV yêu cầu HS đặc tả chỉ giọng nói của mỗi người.
- GV tổ chức trò chơi “Đoán xem giọng ai?” và nêu ra luật chơi: Cả lớp nhắm mắt, GV bí mật mời một HS lên bảng hát hoặc đọc một câu thơ,...; sau đó, nhẹ nhàng về chỗ. Cả lớp đoán xem đó là giọng ai?
* Tính cách:
- GV giải thích cho HS về 4 kiểu khí chất được thể hiện trong tính cách của cá nhân:
+ Nóng nảy: dễ cáu, nói to, hành động nhanh, mạnh, kiên quyết.... 
+ Linh hoạt: hãng hái, tháo vát, lạc quan, vui vẻ, cởi mở, dễ quen, dễ thích nghi,...
+ Điểm tĩnh: chín chắn, ít cởi mở, bình tĩnh, ngăn nắp.. 
+ Ưu tư: nhạy cảm, đa sầu đa cảm, ít cởi mở, hay bị quan, lo lắng....
- GV khảo sát HS cả lớp xem ai thấy mình có biểu hiện nhiều hơn ở loại khí chất nào.
* Năng lực:
- GV yêu cầu HS nêu năng lực nổi trội của mình. 
- GV mời một vài HS có năng lực riêng biệt trình diễn trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi của GV.
- HS tích cực tham gia trò chơi “Đoán xem giọng ai?”
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng hợp đáp án, câu trả lời của HS và đánh giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phỏng vấn 5-6 HS: Em hãy nêu lí do vì sao các em tự tin hoặc chưa tự tin?
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến sự tự tin của các bạn, điểm giống nhau và khác nhau dẫn đến sự tự tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 5-6 HS trả lời câu hỏi phỏng vấn nhanh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết những nét riêng nào tạo nên sự tự tin ở mỗi cá nhân và những việc nên làm để giữ gìn những nét riêng tích cực.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, vận dùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số nhóm HS chia sẻ với cả lớp:
Gợi ý:
+ Tớ khá tự tin với năng lực hùng biện của mình.
+ Còn tớ thì tự tin khi tham gia cuộc thi hiểu biết về địa lí thế giới.
+ Tớ tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của bản thân.
+ Tớ tự tin khi hát trước đám đông.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin
a. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân
* Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt:
- Những đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng là yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt và đặc trưng.
- Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt để thay chức năng chìa khóa, thay chức năng mã khóa;... trong thời đại công nghệ.
- Mỗi chúng ta là riêng biệt, không lặp lại, là duy nhất. Hãy tự hào và yêu quý nét đặc trưng của mình.
* Dáng hình:
Dáng hình được mô tả bằng tính từ:
- Cao to
- Gầy
- Thấp bé
- Cân đối
- Mập
- ...
* Giọng nói:
- Giọng nói của mỗi người:
+ Ấm áp
+ Nhỏ nhẹ
+ Lanh lảnh
+ Vang
+ To
+ Khàn khàn
+ ...
- Giọng nói giữa cá nhân là khác nhau. Luyện giọng sẽ làm cho giọng nói trở nên tốt hơn.
* Tính cách:
Trong 4 nhóm khí chất, khí chất linh hoạt có ưu thế hơn hẳn. Những khí chất còn lại có điểm mạnh và có cả điểm yếu. HS cần rèn luyện để hạn chế những nhược điểm của khí chất mang lại.
* Năng lực:
Năng lực của mỗi người là khác nhau. Và trong mỗi người cũng có những năng lực khác nhau nhưng chỉ khác nhau ở mức độ nổi trội của mỗi năng lực.
b. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người
Nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người:
- Những giá trị cá nhân mang lại cho bản thân, người khác bằng chính năng lực của mình.
- Những phẩm chất của cá nhân phù hợp với các chuẩn mực xã hội, được mọi người noi theo.
- Vẻ đẹp ngoại hình.
- ...
c. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em
Mỗi người có nét riêng về ngoại hình cũng như năng lực, tính cách; chính nét riêng này tạo nên sự khác biệt của em,...
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG
Hoạt động 2: Thể hiện sự tự tin của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện sự tự tin về bản thân từ những đặc điểm riêng và p ... h huống 2: 
+ Nếu là K, em nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của bố. Sau đó, em có thể giải thích rõ ràng cho bố hiểu lý do vì sao em về muộn và cũng nên xin lỗi vì đã làm bố lo lắng. 
+ Em có thể thể hiện sự trách nhiệm và cam kết sẽ không để bố mẹ lo lắng về mình nữa.
Tình huống 3: 
+ Nếu là T, em nên bày tỏ niềm vui và tình cảm của mình với bố mẹ, nhưng đồng thời em cũng nên cho thấy em đang quan tâm đến em trai bằng cách nói chuyện và tìm cách giúp đỡ em trai trong việc học tập. 
+ Nếu bố mẹ đang mắng em trai vì lý do học tập, em có thể trao đổi với bố mẹ về cách thức động viên và giúp đỡ em trai một cách tích cực, thay vì chỉ trích hay phản đối bố mẹ.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo cáo kết quả rèn luyện cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
Gợi ý:
+ Những trường hợp khiến em phải áp dụng việc điều chỉnh và làm chủ cảm xúc.
+ Kết quả rèn luyện cảm xúc trong các tình huống giao tiếp trong cuộc sống.
+ Cảm xúc của em khi kiểm soát được cảm xúc để ứng xử phù hợp
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
6. Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
a. Thực hiện một số biện pháp để quản lí cảm xúc
- Điều chỉnh các hoạt động của cơ thể để quản lí cảm xúc:
+ Biểu hiện cơ thể khi tức giận, lo lắng: tim đập nhanh; mặt đỏ bừng...
+ Điều chỉnh hoạt động cơ thể: hít thở thật sâu; cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể...
- Thay đổi suy nghĩ: 
+ Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm xúc của họ và thông cảm, thấu hiểu với những cảm xúc ấy, cố gắng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
+ Không vội vàng phản ứng để cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.
- Sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc:
+ Tích cực dùng ngôn ngữ động viên, khích lệ chính bản thân.
+ Không than thân trách phận để tránh những cảm xúc tiêu cực cho chính mình.
+ Tăng cường khen, ghi nhận những điểm tích cực, tiến bộ của mọi người.
+ Không chê bai, không phản ứng gay gắt hay bác bỏ ý kiến người khác.
+ Nói năng hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.
b. Thực hành ứng xử của em trong các tình huống dưới đây
Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc rất quan trọng trong việc hình thành suy nghĩ và có những cư xử hợp lí trong các tình huống khác nhau.
c. Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp
- HS cần tích cực rèn luyện kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
- Kiểm soát cảm xúc và ứng xử hợp lý các trường hợp trong cuộc sống giúp HS duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.
Hoạt động 7: Rèn luyện để tự tin thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống
a. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục rèn luyện thường xuyên sự tự tin để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS rèn luyện thường xuyên sự tự tin để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Thực hiện rèn luyện những cách đã đưa ra để tự tin thích ứng với sự thay đổi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dặn dò HS rèn luyện sự tự tin để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống theo cách phù hợp.
- GV yêu cầu HS trình bày những cách mà HS đã rèn luyện sự tự tin để thích ứng với sự thay đổi (nêu thêm ví dụ nếu có).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe sự hướng dẫn của GV và hoàn thành nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành Nhiệm vụ 1 và dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cần cho buổi báo cáo kết quả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và báo cáo kết quả vào buổi học tiếp theo.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS đứng thành vòng tròn và đánh giá lẫn nhau về sự tự tin của bạn.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
7. Rèn luyện để tự tin thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống
a. Thực hiện rèn luyện những cách đã đưa ra để tự tin thích ứng với sự thay đổi
HS cần rèn luyện thường xuyên sự tự tin theo những cách đã đưa ra trong bài học.
b. Chia sẻ kết quả rèn luyện
HS phải luôn rèn luyện, phấn đấu để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO
Hoạt động 8: Đánh giá kết quả trải nghiệm 
a. Mục tiêu: Giúp HS nhìn rõ bản thân mình hơn thông qua lăng kính của bạn bè, từ đó tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
c. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Thích gì ở bạn
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra:
+ Những hành vi tự tin của từng bạn trong nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.
+ Những hành vi biết điều chỉnh bản thân của từng bạn trong nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.
- GV yêu cầu HS viết vào SBT những điều các bạn dành cho mình.
* Mong thay đổi điều gì:
- GV yêu cầu HS trong nhóm: Em hãy nói một điều mong muốn bạn thay đổi.
Gợi ý: sự tự tin, sự chưa linh hoạt,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS chia sẻ câu trả lời.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.
- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc từng nội dung trong Bảng tự đánh giá (đính kèm cuối mục) và hỏi HS theo các mức độ.
- GV ghi lại kết quả của HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV động viên, khích lệ HS tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, rèn luyện bản thân và nhắc nhở HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.
8. Đánh giá kết quả trải nghiệm
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1. Nhận diện được nét riêng của bản thân.
2. Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
3. Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
4. Quản lí được cảm xúc của bản thân.
5. Điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
6. Sử dụng được nhiều cách khác nhau để quản lí được cảm xúc của bản thân.
7. Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng đã được học.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 3 – Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
D. HỒ SƠ DẠY HỌC
Hoạt động 1:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TẠO NÊN SỰ TỰ TIN
Họ và tên:.......................................................................
Nét riêng của bản thân
Đặc điểm nét riêng tạo nên sự tự tin của bản thân
Ngoại hình
Phong cách
Tính cách
Giọng nói
Năng lực
Sở trường
Hoạt động 2:
PHIẾU KHẢO SÁT NHỮNG BIỂU HIỆN TỰ TIN VỀ ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA BẢN THÂN
Đặc điểm riêng của bản thân
Tự tin
Chưa tự tin
Hát
Múa
Trình diễn thời trang
Hùng biện
Kể chuyện cười
Nhảy hiện đại
Thiết kế thời trang
Chụp ảnh
Giao tiếp tốt
Vẽ tranh
Chơi thể thao
Hoạt động 3:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
Họ và tên:.............................................................
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Đặc điểm về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cách phát huy điểm mạnh
Cách khắc phục điểm yếu
Hoạt động 4:
PHIẾU KHẢO SÁT NHỮNG ĐIỀU HS ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI
Họ và tên:.............................................................
Sự thay đổi
Đặc điểm về sự thay đổi bản thân
Về năng lực
Về kĩ năng
Về môi trường học tập
Về giao tiếp
Hoạt động 5:
BẢNG TỔNG KẾT NHỮNG BIỆN PHÁP HS ĐÃ THỰC HÀNH ĐỂ ĐIỀU CHỈNH BẢN THÂN
Việc làm
Đã 
thực hiện
Chưa 
thực hiện
1. Thân thiện với mọi người xung quanh.
2. Chuẩn bị tâm thế trước sự thay đổi.
3. Lắng nghe ý kiến mọi người.
4. Thường xuyên giúp đỡ các bạn trong học tập hơn.
5. Rèn luyện sức khỏe để thích ứng với môi trường tự nhiên luôn thay đổi.
6. Thay đổi cách suy nghĩ theo hướng tích cực.
Hoạt động 6:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CẢM XÚC VÀ ỨNG XỬ HỢP LÍ TRONG CÁC TÌNH HUỐNG KHÁC NHAU
Biện pháp
Đã 
thực hiện
Chưa 
thực hiện
1. Tích cực dùng ngôn ngữ động viên, khích lệ bản thân.
2. Không than thân trách phận với những cảm xúc tiêu cực.
3. Không vội vàng phản ứng để cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.
4. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc của họ.
5. Điều chỉnh sự nóng giận của bản thân.
6. Cố gắng hít thở thật sâu để thả lỏng cơ thể.
Hoạt động 7:
BẢNG CHIA SẺ NHỮNG VIỆC LÀM RÈN LUYỆN SỰ TỰ TIN ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG
Họ và tên:.............................................................
Trường hợp
Việc làm thể hiện sự tự tin của bản thân
Thuyết trình trước lớp
Thay đổi môi trường học tập
Bắt đầu tham gia vào câu lạc bộ bóng chuyền
Hoạt động 8:
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ 2
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1. Nhận diện được nét riêng của bản thân.
2. Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
3. Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
4. Quản lí được cảm xúc của bản thân.
5. Điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
6. Sử dụng được nhiều cách khác nhau để quản lí được cảm xúc của bản thân.
7. Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
Rút kinh nghiệm (nếu có );

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_11_chan_troi_sang_tao.docx