Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Nghề nghiệp của người thân trong gia đình (Tiết 1) - Bùi Ngọc Hà

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những

người lớn trong gia đình, những người xung quanh.

- Ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

2. Về năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống

trong bài học;

+ Mô tả được một số nghề nghiệp : nêu được tên nghề nghiệp, ý nghĩa

của nghề (công việc)

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: yêu mến mọi người không phân biệt nghề nghiệp.

- Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ học tập, yêu thích lao động.

pdf 6 trang chantroisangtao 15/08/2022 10300
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Nghề nghiệp của người thân trong gia đình (Tiết 1) - Bùi Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Nghề nghiệp của người thân trong gia đình (Tiết 1) - Bùi Ngọc Hà

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Nghề nghiệp của người thân trong gia đình (Tiết 1) - Bùi Ngọc Hà
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 Họ và tên giáo viên: 
Bùi Ngọc Hà 
TÊN BÀI DẠY: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH 
(tiết 1) 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tự nhiên và xã hội ; lớp: 2 
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: 
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những 
người lớn trong gia đình, những người xung quanh. 
 - Ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. 
 2. Về năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống 
trong bài học; 
+ Mô tả được một số nghề nghiệp : nêu được tên nghề nghiệp, ý nghĩa 
của nghề (công việc) 
3. Về phẩm chất: 
 - Phẩm chất nhân ái: yêu mến mọi người không phân biệt nghề nghiệp. 
- Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ học tập, yêu thích lao động. 
II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm 
1. Giáo viên: 
- Máy tính, các thiết bị ngoại vi (Loa, tai nghe, Micro) 
- Mạng Internet (3G, 4G) 
- Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 
- Khung kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 – Bộ GDĐT 
- Phần mềm MS PowerPoint. 
- Phần mềm iSpring Suite 
- Phần mềm Wondershare Filmora 
- Phần mềm Format&Factory 
- Các trang Web tham khảo, tải hình ảnh, video (Google.com, Youtube.com) 
2. Học sinh: 
- Máy tính hoặc điện thoại thông minh. 
- Các thiết bị ngoại vi (Loa, tai nghe,) (nếu cần thiết) 
- Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) 
 2 
- Tập, bút. 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn lại kiến thức của bài học trước. 
- Nghe bài hát và trả lời được câu hỏi GV đặt 
ra liên quan đến nội dung bài hát. 
b) Nội dung: 
 b.1. HS chọn ghép tranh ở cột bên trái vào tên 
gia đình có 2 thế hệ, 3 thế hệ hoặc 4 thế hệ cho phù 
hợp. 
b.2. Nghe bài hát và trả lời câu hỏi liên quan. 
c) Sản phẩm: 
Kết quả làm bài của HS thể hiện trên màn hình. 
d) Tổ chức thực hiện: 
d.1. Kiểm tra bài cũ 
- GV cho hiện slide câu hỏi khởi động có tích 
hợp lời hướng dẫn cách làm bài. (Có 2 câu hỏi 
nhưng hệ thống sẽ tự động trộn câu hỏi và đáp án. 
Để mỗi lần HS mở lên học sẽ có câu hỏi khác nhau 
kích thích sự quan sát và tư duy của các con). 
-Sau khi HS làm bài xong trên màn hình sẽ 
hiện ra slide thông báo về kết quả làm bài của các 
con (có kèm lời nhận xét của GV) 
d.2. Khám phá 
- Video GV đặt câu hỏi gợi mở để gợi sự ham 
thích tìm hiểu cho HS. Giới thiệu bài mới. 
- Cho HS lắng nghe và cùng hát theo bài hát 
“Cô và mẹ” 
- Hiện slide câu hỏi Quiz để trắc nghiệm lại 
xem các con có lắng nghe bài hát không. Đồng thời 
cũng giúp các con suy nghĩ, gợi nhớ. 
- Hiện slide kết quả làm bài của các con kèm 
lời nhận xét, khen ngợi. 
- HS lắng nghe hướng dẫn và tiến 
hành làm bài. HS sử dụng chuột để 
kéo thả các mảnh ghép vào đúng vị 
trí. 
- HS nghe và có thể hát theo. 
- HS lắng nghe (đọc) câu hỏi sau đó 
dùng chuột chọn đáp án đúng. 
 3 
- Đặt câu hỏi liên hệ (Câu hỏi quiz: cho HS tự 
do gõ vào nghề nghiệp của các thành viên có trong 
gia đình. GV gợi ý HS có thể nhờ sự trợ giúp là hỏi 
ý kiến người thân để khích lệ các em biết đặt câu 
hỏi, biết đưa ra đề nghị khi cần giúp đỡ.) 
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động tiếp theo. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS biết về tên và ý nghĩa của một số 
công việc của người thân trong gia đình. 
- Giúp HS biết về tên và ý nghĩa của một số 
công việc của người xung quanh. 
- Đặt được câu hỏi khi muốn biết về nghề 
nghiệp của một người. 
- Mở rộng một số kiến thức cần thiết về xã 
hội (công việc đó nguy hiểm ra sao, công việc đó 
phù hợp cho đối tượng nào: nam hay nữ, các số điện 
thoại khẩn cấp khi cần gọi xe cứu thương, cứu 
hoả,) 
b) Nội dung: 
 b.1. Quan sát tranh và gọi tên công việc. 
 b.2. Suy nghĩ về ý nghĩa của công việc. 
 b.3. Đặt câu hỏi khi muốn biết về nghề nghiệp 
của một người. 
b.4. Làm bài tập tương tác. 
c) Sản phẩm: 
- HS biết được tên công việc của một người 
bằng cách gõ đúng tên nghề nghiệp. 
- Gõ được câu để hỏi về nghề nghiệp của một 
người. 
- Biết lựa chọn một nghề yêu thích trong các 
nghề nghiệp được đề cập trong bài học và gõ được 
ý nghĩa của công việc mình chọn. 
- Kết quả làm bài của HS thể hiện trên màn 
hình. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh và trả lời 
 4 
* GV giới thiệu hình ảnh ba của Lan. (Tranh 1) 
* GV nêu câu hỏi: Ba của Lan làm nghề gì? 
* Hỏi về ý nghĩa (lợi ích) nghề thợ điện. 
* GV rút ra kết luận. 
* Kết luận: Ba Lan làm thợ điện. Các chú, bác 
thợ điện giúp lắp đặt, sửa chữa,... đường dây điện 
để chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng 
ngày. 
* Cho HS xem thêm một số ảnh chụp thật về 
thợ điện giúp các em dễ hình dung. 
* Giới thiệu nhân vật kế tiếp là mẹ của Lan 
(tranh 2) 
* Cho HS làm bài quiz với 03 câu hỏi: 
+ Câu 1. Để biết được mẹ của Lan làm nghề gì 
con sẽ đặt câu hỏi thế nào? 
+ Câu 2. Gõ vào câu trả lời cho câu hỏi Mẹ của 
Lan làm nghề gì? 
+ Câu 3. Dùng chuột kéo thả những sản phẩm 
mà mẹ của Lan làm ra vào cửa hang của cô ấy. 
* Hiện slide thông báo kết quả làm bài, lời 
nhận xét của GV. 
* GV rút ra kết luận. 
* Kết luận: Cô, bác thợ may tạo ra những bộ 
quần áo đẹp cho khách hàng và cho những người 
thân trong gia đình, góp phần làm đẹp cho mọi 
người. 
* Hoạt động 2: Quan sát hình và làm việc 
cặp đôi 
- Bài tập dưới hình thức câu đố để dẫn dắt vào 
hoạt động tiếp theo. Có 06 câu hỏi quiz (hình 
thức chọn lựa) tương ứng với 06 hình ảnh tiếp 
theo trong bài học. 
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và đưa 
ra câu trả lời. 
- HS suy nghĩ và tự nêu ý kiến cá 
nhân. 
- HS lắng nghe và quan sát ảnh 
chụp. 
- HS xem tranh và nghe câu hỏi. 
- Nhập câu trả lời từ bàn phím. 
- Nhập câu trả lời từ bàn phím. 
- Dùng chuột kéo thả sản phẩm. 
-HS lắng nghe 
- HS dùng chuột để chọn câu trả lời 
đúng cho mỗi câu hỏi trong danh 
 5 
- Sau mỗi câu hỏi có lời nhận xét, khen ngợi của 
GV tương ứng với sự lựa chọn đúng hoặc sai của 
HS. 
- Câu hỏi quiz (chọn lựa): Cho HS chọn một nghề 
mà con yêu thích trong số các nghề có trên màn 
hình. 
- Sau khi HS chọn xong sẽ sang câu hỏi tiếp theo: 
công việc mà con vừa chọn có ý nghĩa gì? (GV gợi 
ý: công việc đó tạo ra những sản phẩm gì? Công 
việc đó giúp ích gì cho bản thân và mọi người?) 
* GV nhận xét, khen ngợi và rút ra kết luận cho 
mỗi nghề nghiệp ở mỗi tranh (kèm ảnh chụp thật): 
- Tranh 4: Bác sĩ - ý nghĩa công việc. 
+ Đặt câu hỏi cho HS về số điện thoại khẩn cấp 
để gọi xe cứu thương. 
+ GV đưa ra đáp án đúng. 
- Tranh 5: Lao công – ý nghĩa công việc 
+ Gợi ý HS suy nghĩ nếu một ngày các cô, chú 
lao công không quét dọn, không thu gom rác 
thì sẽ ảnh hưởng thế nào? 
- Tranh 6: Phi công – ý nghĩa nghề nghệp. Lưu 
ý: không có phân biệt giới tính trong ngành 
nghề này. 
- Tranh 7: Công nhân lắp ráp – ý nghĩa công 
việc 
+ Mở rộng: Ngoài công nhân lắp ráp còn có 
các công nhân làm những công việc khác. 
- Tranh 8: Lính cứu hoả - ý nghĩa nghề nghiệp, 
sự nguy hiểm, 
- + GV đặt câu hỏi cho HS về số điện thoại 
khẩn cấp để gọi cứu hoả. 
+ Gv đưa ra đáp án đúng. Kêu gọi HS chia sẻ 
thông tin cần thiết đó cho bạn bè và người thân. 
sách các câu trả lời có sẵn được đưa 
ra. 
- HS dùng chuột chọn vào hình ảnh 
có nghề mà mình thích. 
- HS nhập từ bàn phím câu trả lời 
theo suy nghĩ của riêng mình. 
- HS lắng nghe, quan sát tranh và 
ảnh chụp thật bác sĩ đang khám, 
chữa bệnh. 
- HS suy nghĩ và tự đưa ra ý kiến. 
- HS quan sát, lắng nghe và tự nhận 
xét câu trả lời của bản thân. 
- HS suy nghĩ và tự rút ra câu trả lời. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS suy nghĩ và tìm câu trả lời. 
 6 
- Tranh 9: Nông dân – ý nghĩa công việc. 
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ bản thân 
* Trở lại với câu hỏi ở đầu giờ học khi HS đã 
trả lời được tên nghề nghiệp của các thành viên có 
trong gia đình. Bây giờ HS sẽ trả lời về ý nghĩa của 
công việc đó. (Lưu ý HS thành viên nào không có 
trong gia đình con thì để trống không cần trả lời.) 
* Kết luận: Mỗi công việc, nghề nghiệp đều 
mang lại những lợi ích cho gia đình và cho 
xã hội. 
GV dẫn dắt để HS đọc được nội dung trọng tâm bài 
học. 
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học 
- GV nhận xét tiết học, sự tham gia tương tác của 
HS và khích lệ tinh thần cho HS để học tốt ở các 
tiết học tiếp theo. 
- HS dùng chuột nhấp vào ô trống 
sau tên của thành viên có trong gia 
đình để gõ vào câu trả lời. 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_nghe_nghiep_cua_ng.pdf