Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Hoạt động 4: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Biết khuyên bạn khi bạn tự ý lấy đồ của người khác.

- Biết xin phép khi sử dụng đồ của người khác. Hiểu được thái độ của họ khi cho mình mượn đồ.

- HS biết tha thứ lỗi lầm cho người khác.

b. Cách thực hiện

- Bước 1: HS lắng nghe yêu cầu của GV và thực hiện:

- Bước 2: HS thảo luận nhóm đôi tìm lời khuyên cho bạn.

- Bước 3: Các nhóm trình bày. GV nhận xét và chốt ý.

- Bước 4: HS liên hệ bản thân : HS thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe.

- Bước 5 : Các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Bước 6 : GV nhận xét, chốt ý và giáo dục kĩ năng sống cho HS.

c. Dự kiến sản phẩm học tập/ Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu:

- HS tích cực thảo luận nhóm

- HS mạnh dạn kể lại câu chuyện của bản thân.

Tiêu chí đánh giá :

- HS tự đánh giá được hành vi của bản thân.

d. Kết luận:

- Không tự ý lấy đồ của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

- Có trách nhiệm về hành vi của mình.

 

doc 115 trang chantroisangtao 16/08/2022 37060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP 1 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bai 1. Mái ấm gia đình.
Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương, không đồng tình với thái độ hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.
Phương pháp: Hát
Hình thức tổ chức: Cả lớp
Mở máy cho HS hát bài: Ba ngọn nến lung linh
Khám phá
Hoạt động 1 
Mục tiêu: nói được nội dung tranh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: hoạt động lớp
Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét giáo viên chốt bài
Hoạt động 2 
Mục tiêu: hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.
Phương pháp: thảo luận
Hình thức tổ chức: nhóm 4
Tổ chức cho HS luận nhóm 4: Xem hình và trả lời câu hỏi
tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.
Chia sẻ
Hoạt động 2 
Mục tiêu: Học sinh đồng tình với tranh 1, 2, 4 và không đồng tình với tranh 3
Phương pháp: đàm thoại
Hình thức tổ chức: biểu quyết
Giáo viên nói lời dẫn dắt cho học sinh qua hoạt động chia sẻ
Tổ chức cho HS bình chọn bằng biểu hiện mặt buồn mặt vui
Yêu cầu HS giơ que và nói lí do đồng tình hoặc không đồng tình.
Yêu cầu lớp nhận xét
chú ý khai thác hình 3 
Em sẽ khuyên bạn làm thế nào trong từng tình huống này?
Hãy kể thêm một số việc thể hiện tình yêu thương gia đình
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên hỏi:
Khi mọi người yêu thương nhau không khí gia đình thế nào?
Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chị đánh đòn la mắng em sẽ là cảm thấy thế nào?
Đố em: Khi em biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ thì ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào?
GV chốt: Mọi người trong gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau.
Củng cố: Về nhà tập làm những việc thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ.
HS hát
HS xem tranh và phát biểu nội dung tranh.
HS họp nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét.
 HS giơ que mặt buồn, mặt vui thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: 
Phương pháp:
Hình thức tổ chức: Hoạt động tạo tâm thế và liên hệ bài học đồng thời ôn kiến thức cũ
Luyện tập:
Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh. Nói đúng từ chỉ lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: lớp, nhóm 2
Bước 1: Tổ chức cho học sinh cả lớp nói về nội dung câu chuyện qua 4 bức tranh.
Giáo viên nhận xét và kể lại nội dung câu chuyện.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2
Câu hỏi: Mẹ và bạn Quân đã có những lời nói, việc làm nào thể hiện tình yêu thương gia đình?
Yêu cầu đại diện lớp trình bày. Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét chốt bài: Mẹ yêu thương bố đợi bố yêu thương con xoa đầu con , quan tâm con con có đói không?
Cử chỉ của Quân chia sẻ nỗi lo lắng với mẹ đến bên mẹ quan tâm đến mẹ sao mẹ lo lắng thế ? Yêu thương bố Sao chưa thấy bố về, con ạ quan tâm đến bố mình đợi bố về ăn cơm mẹ nhé
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nói đúng nội dung tranh việc làm không đúng của Hải, ý ra sự cảm nhận của mình và có cách giải quyết phù hợp
Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
Hình thức tổ chức: lớp, nhóm.
Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh
Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2
Em có đồng tình với việc làm của bạn phải không? Nếu là bạn Hải, em sẽ làm gì?
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày yêu cầu học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét và hỏi thêm ngoài ý kiến của bạn em có ý kiến nào khác? Em có các em thích ý kiến của bạn của bạn nào? Các em thấy có thể làm thế này được không?
GV chốt bài Yêu cầu học sinh về nhà làm một số việc thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ để chiếc sau kể trước lớp.
Thực hành
Hoạt động 1
Mục tiêu: HS sắm vai và có cách ứng xử hợp lí.
Phương pháp: sắm vai
Hình thức tổ chức: nhóm 4
Tổ chức chia tình huống học sinh họp nhóm 4 để sắm vai Tình huống 1 khi bố mẹ đi làm về.
Tình huống 2 khi ông bà ở quê lên thăm .
Yêu cầu một vài nhóm lên trình bày.
Yêu cầu học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nói được cách làm thể hiện tình yêu thương đồi với người thân. Nói đúng các bóng nói trong 3 tranh.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: Hoạt động lớp, nhóm 2.
Bước 1: Yêu cầu học sinh chia sẻ một số em thấy hiện tình yêu thương gia đình đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét.
Hỏi: Làm gì để thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ?
Bước 2: Tổ chức sinh họp nhóm 2 thực hiện những lời nói, hành động để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình qua 3 tranh.
Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
Học sinh nhận xét.
GV nhận xét
Củng cố:
- GV đọc câu ghi nhớ cho cả lớp đọc theo: Gia đình là nơi bắt đầu của mọi yêu thương.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò bài của
HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.
HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.
HS sắm vai theo tình huống được phân công, trình bày, nhận xét.
HS kể việc làm ở nhà thể hiện tình yêu thương.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình qua 3 tranh, trình bày, nhận xét
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Bài 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ
Thời lượng: 2 tiết 
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước, nhân ái: Yêu thương, quan tâm những người thân yêu trong gia đình, cụ thể là ông bà, cha mẹ.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài hát: Gia đình nhỏ, hạnh phúc to (tác giả: Nguyễn Văn Chung).
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh, trong đó chú ý việc thể hiện lời nói, thái độ quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.
- GV hỏi: 
+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?
+ Các bạn làm gì vậy?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Gia đình nhỏ, hạnh phúc to; đồng thời quan sát màn hình. 
- HS trả lời.
2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân – 6 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (phù hợp từng tình huống trong từng tranh).
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương gia đình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu theo thứ tự từng tranh trên màn hình. 
- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: Trong gia đình, các em phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm – 16 phút)
3.1. Mục tiêu
- Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh. 
- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không?
GV gợi ý thêm các câu hỏi:
- Khi bố đưa diện thoại và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố không?
- Khi nói chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phép không? Vì sao?
- Nếu em là Thảo, trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào?
(Ở hoạt động này, HS phải biết liên kết 2 hình để có câu trả lời phù hợp) 
Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà, như vậy là chưa tốt.
Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết luận (ví dụ: Ông bà ở xa các con thì ông bà rất nhớ thương các con, vì vậy các con phải thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm ông bà..)
- Thảo luận nhóm đôi: 
+ HS quan sát cả 2 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 2 bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của Thảo ở hình 2 để có thể nhận xét được là bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà). 
Cho 2 cặp HS sắm vai bố và Thảo, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào? 
b. Các bạn đã thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ qua những lời nói, việc làm nào?
GV chia nhóm 4 (áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)
Đối với nhóm ở vòng 2, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh. 
Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. 
GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong gia đình, các em có thể ... hòng cháy chữa cháy, phải biết cách thoát khỏi đám cháy.
c. Dự kiến sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi khai thác nội dung phim của giáo viên.
d. Kết luận:
Các em còn nhỏ, chưa thể tham gia chữa cháy. Nếu xảy ra cháy, việc các em phải làm đó là phải tìm cách giữ cho mình an toàn và thoát ra khỏi đám cháy. Vậy làm cách nào để có thể thoát khỏi đám cháy an toàn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết Đạo đức hôm nay - bài “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt” (tiếp theo).
2. Hoạt động thực hành 
2.1. Hoạt động thực hành 1 - Một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy
a. Mục tiêu: Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để thoát khỏi đám cháy. 
b. Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Xem clip phóng sự về hỏa hoạn
- Cho học sinh xem clip hướng dẫn thoát khỏi đám cháy.
https://www.youtube.com/watch?v=dpAbWYsl_AM 
Bước 2: Khai thác nội dung clip
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
+ Cần làm gì để thoát khỏi đám cháy?
+ Vì sao phải dùng khăn ẩm che mũi và miệng?
+ Vì sao phải cúi thấp người di chuyển men theo bờ tường?
+ Vì sao dùng thang bộ, không được dùng thang máy?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Thực hành một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy:
- Giáo viên làm mẫu các kĩ năng sau:
+ Dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
+ Cúi thấp người di chuyển men theo bờ tường.
+ Nằm xuống, lấy hai tay che mặt, lăn qua lăn lại khi bị lửa bén.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 6, giáo viên quan sát hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh. 
- Học sinh xem clip hướng dẫn thoát khỏi đám cháy.
- Học sinh trả lời: Phải bình tĩnh, tìm hướng thoát hiểm, dùng khăn ẩm che mũi và miệng, di chuyển men theo bờ tường, cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất khi di chuyển, dùng thang bộ, không được dùng thang máy
- Học sinh trả lời: Để ngăn khói vào mũi và miệng.
- Học sinh trả lời: Để di chuyển đúng hướng và hạn chế ngạt khói.
- Học sinh trả lời: Vì khi có hỏa hoạn sẽ cúp điện, thang máy không hoạt động.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh thực hành theo nhóm 6.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi khai thác nội dung phim của giáo viên.
- Các bước thao tác của học sinh trong việc thực hành một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy.
d. Kết luận:
Khi có hỏa hoạn:
+ Phải bình tĩnh.
+ Tìm hướng thoát hiểm, không được tìm chỗ trốn.
+ Dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
+ Di chuyển men theo bờ tường.
+ Cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất khi di chuyển.
+ Dùng thang bộ, không được dùng thang máy.
+ Nếu bị lửa bén vào người, nằm xuống, lấy hai tay che mặt, lăn qua lăn lại.
2.2. Hoạt động thực hành 2 - Dùng băng cá nhân băng bó những vết thương nhỏ
a. Mục tiêu: Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để băng bó vết thương nhỏ.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Giáo viên làm mẫu các bước thực hiện băng bó vết thương nhỏ bằng băng dán cá nhân.
Bước 2: 
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4, giáo viên quan sát hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh. 
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh thực hành theo nhóm 4.
c. Dự kiến sản phẩm:
Các bước thao tác của học sinh trong việc thực hành sử dụng băng cá nhân để băng bó những vết thương nhỏ.
d. Kết luận:
Kĩ năng dùng băng cá nhân để băng bó những vết thương nhỏ là kĩ năng cần thiết giúp các em tự chăm sóc bản thân mình. Tuy nhiên, các em lưu ý không được tự ý sơ cứu nếu không biết cách làm đúng.
3. Hoạt động củng cố – Trò chơi Cặp đôi hoàn hảo
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học 
b. Cách thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chia lớp thành nhóm 5.
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ hình và thơ.
- Tổ chức cho học sinh thi đua thảo luận nhóm, ghép hình với thơ cho phù hợp.
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm và đọc thơ. 
- Học sinh thi đua thảo luận nhóm, ghép hình với thơ cho phù hợp.
- Học sinh trình bày sản phẩm và đọc thơ
c. Dự kiến sản phẩm:
Kết quả ghép hình với thơ của các nhóm.
d. Kết luận:
Phải cẩn thận khi sử dụng vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
Tiêu chí
Mức độ
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành rất tốt
1. Chuẩn bị đồ dùng học tập
Quên mang đồ dùng
Mang theo đầy đủ đồ dùng
Mang nhiều đồ để thực hành
2. Nêu ý kiến
Không nêu được ý kiến
Nêu được từ 1- 2 ý kiến.
Nêu được từ 3- 4 ý kiến.
Nêu được 5 ý kiến trở lên.
3. Xử lý tình huống/ sắm vai xử lý tình huống
Không biết xử lý tình huống
Biết xử lý nhưng diễn đạt chưa rõ ràng
Xử lý tình huống phù hợp
Xử lý tình huống phù hợp, diễn đạt mạnh dạn, tự tin
4. Thực hành kĩ năng thoát khỏi đám cháy và sử dụng băng cá nhân
Không tham gia 
Biết thực hiện nhưng còn lúng túng 
Thực hành đúng theo hướng dẫn, tự tin
Thực hành đúng theo hướng dẫn, tự tin, có thể hỗ trợ bạn thực hành.
5. Tham gia trò chơi học tập
Không tham gia
Hoàn thành trò chơi nhưng chậm hơn thời gian quy định
Hoàn thành trò chơi đúng thời gian quy định
Hoàn thành trò chơi sớm hơn thời gian quy định
PHỤ LỤC
Đây là cái ổ điện
Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!
Và không được dùng gậy
Kim loại, sắt và nhôm
Cho vào trong ổ điện
Bé nhớ là phải biết
Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay
Nguy hiểm chết người đấy
Nhớ đừng làm như vậy
Thì mới là bé ngoan.
Bé đã nhớ kỹ
Lời cô dặn rồi
Khi vào vườn chơi
Nhớ đừng hái quả
Không cho hoa lá
Vào miệng, vào tai
Không leo cây xoài
Chẳng may ngã đấy
Nguy hiểm như vậy
Bé chẳng làm đâu
Luôn nhớ trong đầu
Lời cô dặn bé.
Các bạn ơi đừng có
Đến gần nơi hồ ao
Hố sâu không chắn rào
Giếng khơi hay bể nước
Các bạn phải lường trước
Nhỡ sơ ý không may
Tụt xuống hố nước đầy
Thì làm sao cứu được. 
Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại còn cả phích nước đầy
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
Này các bạn nhỏ
Khi xuống cầu thang
Bé lưu ý nhé
Bước xuống cẩn thận
Nhớ đừng đùa nhau
Đừng lấy tay vịn
Làm cầu trượt chơi
Nhỡ mà bị rơi
Thì nguy hiểm lắm!
BÀI 14: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS:
- Nêu được các tín hiệu đèn giao thông, biển báo và cách tham gia giao thông an toàn.
- Nhận biết được sự cần thiết của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; hậu quả của tai nạn giao thông.
- Biết và thực hành được các hành vi thể hiện sự tuân thủ, chấp hành đúng luật giao thông.
- Đồng tình với thái độ, hành vi chấp hành, tuân thủ luật giao thông; không đồng tình với thái độ, hành vi không chấp hành luật giao thông.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh.
- Tranh ảnh, thẻ, nón bảo hiểm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
I. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
GV cùng HS hát bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” 
- GV hỏi: Các bạn trong bài hát đi qua ngã tư như thế nào?
- GV nhận xét khen ngợi, giới thiệu bài – ghi tựa
II. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi 
a) Người và xe đã chấp hành quy định an toàn giao thông như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát tranh (SGK /60) 
- Nêu những gì em thấy ở bức tranh?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm 4 để trả lời câu hỏi: Người và xe đã chấp hành quy định an toàn giao thông như thế nào?
- Yêu cầu đại diện 1 số nhóm lên chỉ tranh và trình bày.
- GV nhận xét, khen. 
b) Việc làm nào an tòan, việc làm nào không an toàn khi qua đường?
- GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung các tranh.
- Yêu cầu HS nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ xanh, đỏ. 
* GV nhận xét, nhắc nhở thêm với HS một số vấn đề khi qua đường.
Hoạt động 2: Thảo luận 
- Chia lớp thành các nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm quan sát 1 tranh, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông trong tình huống trong tranh?
*GV nhận xét. Chốt lại ý đúng, biểu dương, khen ngợi. Giáo dục HS.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể thêm một số việc làm có thể dẫn đến tai nạn giao thông và cách phòng tránh?
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Gợi ý cho HS một số phương diện cụ thể.
*GV nhận xét, tuyên dương.
Củng cố
Dặn chuẩn bị tiết sau.
- HS hát và kết hợp một số động tác phụ họa
- HS trả lời.
- Lắng nghe – nhắc tựa.
- HS quan sát
- HS nói những điều em biết trong tranh (cột đèn giao thông, xe cộ, người lớn, trẻ em,.)
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chỉ tranh và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS giơ thẻ xanh (việc làm an toàn), thẻ đỏ (việc làm không an toàn)
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
.
- Lắng nghe và thực hiện
TIẾT 2
Hoạt động 3: Chia sẻ 
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh trong SGK/62 và thảo luận theo nhóm 4: 
+ Tranh vẽ gì? 
+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo bằng cách giơ thẻ. Yêu cầu đại diện một số nhóm giải thích lí do.
- GV kết luận
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Nội dung a:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm 4 và nêu cách xử lí tình huống bằng cách sắm vai theo các câu hỏi:
+ Bạn Lan trong tranh đang làm gì?
+ Em sẽ khuyên bạn như thế nào trong tình huống đó? 
- Mời các nhóm trình bày cách xử lý tình huống.
- GV nhận xét, kết luận. 
Nội dung b: 
- GV nêu tình huống: Khi sang đường ở nơi không có đèn hiệu giao thông, em phải quan sát như thế nào và nên có những động tác gì?
- Mời HS trả lời cách xử lí của mình
- GV nhận xét, kết luận, giáo dục HS.
.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
+ Các em đã thực hiện các quy định an toàn giao thông như thế nào? 
- Nhận xét, kết luận.
Trò chơi củng cố
Dặn chuẩn bị tiết sau: Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về phòng, tránh tai nạn giao thông.
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm giơ thẻ xanh (đồng tình) , đỏ (không đồng tình). Giải thích.
- HS quan sát, thảo luận, phân vai để xử lý tình huống.
- Các nhóm trình bày, HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi, lắng nghe, suy nghĩ cách xử lí tình huống.
- Một số em chia sẻ cách xử lý tình huống, HS khác nhận xét, đánh giá.
- HS phát biểu ý kiến cá nhân
- Lắng nghe
TIẾT 3
4. Thực hành
Hoạt động 1. Kĩ năng đội mũ đúng cách:
Yêu cầu HS đọc nội dung các bước đội mũ đúng cách trong SGK/63
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS thực hành trong nhóm 4.
- Gọi 1 số em lên đội nón bảo hiểm trước lớp.
- Mời 1 Hs lên mặc áo phao
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn ở những nơi không có đèn giao thông. (Tiến hành như hoạt động 1)
Hoạt động 3: Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về phòng, tránh tai nạn giao thông.
- GV yêu cầu HS lên bảng chia sẻ tranh vẽ, sưu tầm đã chuẩn bị.
V. GHI NHỚ:
 Giúp Hs ghi nhớ nội dung bài học: An toàn giao thông là hạnh phuc của mọi người, mọi nhà.
 Trò chơi củng cố
Dặn chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc
- HS theo dõi, thực hành.
- 1 số em lên thực hành trước lớp. HS theo dõi, nhận xét bạn.
- Hs trả lời
- HS lên chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.
- Hs đọc to để ghi nhớ 
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_dao_duc_lop_1_bo_sach_chan_troi_sang_ta.doc