Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 2)

1. Năng lực: Giúp HS

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau.

- Tư duy và lập luận toán học: Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.

- Mô hình hoá toán học: Ôn tập xếp hình.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 

docx 4 trang chantroisangtao 18/08/2022 9420
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 2)

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000
TUẦN 25 	 BÀI: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 2)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 47 - 50)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực: Giúp HS
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau.
- Tư duy và lập luận toán học: Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.
- Mô hình hoá toán học: Ôn tập xếp hình.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; 2 thẻ trăm, 3 thanh chục và 10 khối lập phương, bộ xếp hình.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương, bảng số bài luyện tập 1, hình vẽ bài luyện tập 5 và bộ xếp hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Mong đợi của HS
5’
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới.
b. Phương pháp: Trò chơi “ Bắt gấu – đếm số”
c. Hình thức: Cả lớp
d. Cách thực hiện: 
- GV phổ biến cách chơi: HS thảy gấu, bạn nào chộp được gấu bạn đó sẽ đứng lên đếm số. Bắt đầu là đếm số 100. Bạn đếm xong sẽ được quyền thảy gấu, bạn nào chộp được gấu sẽ đứng lên đếm tiếp số tiếp theo của bạn vừa đếm (101). Và tương tự cho đến khi nào có hiệu lệnh hết giờ của cô thì dừng cuộc chơi.
- Các con chơi có vui không?
- Các con học được gì qua trò chơi này?
- Để giúp các con nhận biết chính xác các số có 3 chữ số. Bây giờ chúng ta chuyển qua hoạt động 2 Luyện tập.
- HS bắt đầu chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Dạ vui.
- Qua trò chơi này giúp cho con có tinh thần đoàn kết, nhanh nhẹn, mạnh dạn và đặc biệt là đếm chính xác các số có 3 chữ số ạ.
15’
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhận biết số tròn chục, số tròn trăm; tìm được số liền trước, số liền sau; biết đọc, viết các số có ba chữ số.
b. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm
c. Hình thức: Cá nhân – lớp.
d. Cách thực hiện:
Bài 1: Số?
- HS thảo luận nhóm 4.
- GV treo bài tập 1 trên bảng.
591
592
593
?
?
596
597
?
599
?
?
602
?
604
605
?
?
608
?
610
611
?
613
?
615
?
617
?
619
?
?
622
?
624
?
626
?
628
?
630
631
?
?
?
635
?
?
?
639
?
- HS thảo luận nhóm và điền những số còn thiếu vào ô trống.
- GV phổ biến luật chơi: phát cho mỗi em 1 tấm bìa. Mỗi tấm bìa có ghi sẵn số để gắn vào ô trống trong bài. Khi nghe hiệu lệnh đếm của cô 1,2,3 thì các em lên bảng gắn các thẻ vào ô trống còn thiếu ở trên bảng. Khi nghe hiệu lệnh dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.
- Hết thời gian thảo luận HS lên bảng gắn.
- GV hỏi những em ngồi dưới sao không lên bảng gắn?
- GV tuyên dương HS gắn đúng vị trí.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- Đọc các số từ 591 đến 640.
- Đọc các số từ 640 đến 591.
- HS đọc các số có số chục là 0: 601; 602; 603; 604; 605; 606; 607; 608; 609.
- HS đọc các số tròn trăm, tròn chục: 600; 610; 620; 630; 640.
* GV chốt: 
- Đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).
- HS đọc các số cách 10 đơn vị với chữ số hàng đơn vị lần lượt là 1,4,5.
- GV nhắc lại cách đọc các số đặc biệt (như: các số có số chục là 0; các số tận cùng là 1;4;5).
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận trong vòng 2 phút.
- HS: vì số của em không có ở ô trống còn thiếu trong bài.
- Mỗi em đọc 1 hàng số (10 số).
- Ví dụ: 601 đọc là sáu trăm linh một.
- Ví dụ: 591 đọc là năm trăm chín mươi mốt.
Bài 2: Số?
- HS thảo luận nhóm đôi 1 phút.
- Đếm thêm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 và đếm thêm các số tròn chục, đếm thêm chục từ 410 đến 500.
- HS bài làm vào vở.
- Sửa bài: Thi tiếp sức 2 đội A và B( Mỗi đội chọn 6 em tham gia).
- Tuyên dương đội làm đúng, nhanh nhất.
- GV hỏi dưới lớp bao nhiêu bạn làm đúng?
- HS đọc xuôi, ngược các dãy số vừa hoàn thành và nói dãy số được xếp theo thứ tự nào.
- HS đọc yêu cầu của bài.
a/ 100, 200, 300, , , 600, 700, , 900, 1000.
b/ 410, 420, 430, , 450, 460, 470, , 490, 
- HS làm bài.
- HS dùng bút lông viết các số còn thiếu vào chiếc lá.
- HS dơ tay.
- HS đọc và nói dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3: Viết số.
- Tám trăm mười một.
- Sáu trăm hai mươi mốt.
- Chín trăm linh năm.
- Năm trăm ba mươi lăm.
- Bảy trăm mười bốn.
- GV đọc số.
- GV khuyến khích HS đọc số và nói phân tích cấu tạo số.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết số vào bảng con.
- HS đọc số và phân tích cấu tạo số.
5’
3. Hoạt động: Hoạt động tiếp nối (3-5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
b. Phương pháp: Ôn tập, trò chơi.
c. Hình thức: Cá nhân
d. Cách thực hiện:
- Giáo viên mời 1 em lên đố bạn. 
- Bạn viết lên bảng số có 3 chữ số bất kì rồi mời các bạn dưới lớp trả lời.
- Tiếp theo bạn đọc số có 3 chữ số bất kì rồi mời bạn lên bảng viết số đó.
- Mời 1 bạn đọc các số tròn trăm từ 100 đến 900 và bạn khác đọc ngược lại.
- GV nhận xét- tuyên dương.	
Dặn dò: Học sinh về nhà thực hành đếm số.
Chuẩn bị: Tiết 3
- Học sinh thực hiện.
- HS đọc số bạn vừa viết.
- HS viết số.
- 2 HS đọc.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_cac_so_co.docx