Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 3)

1. Năng lực: Giúp HS

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau.

- Tư duy và lập luận toán học: Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.

- Mô hình hoá toán học: Ôn tập xếp hình.

 1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 

docx 4 trang chantroisangtao 18/08/2022 6320
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 3)

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Các số có ba chữ số (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000
TUẦN 25 	 BÀI: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 1)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 47 - 50)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực: Giúp HS
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau.
- Tư duy và lập luận toán học: Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.
- Mô hình hoá toán học: Ôn tập xếp hình.
	1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; 2 thẻ trăm, 3 thanh chục và 10 khối lập phương, bộ xếp hình.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương, bảng số bài luyện tập 1, hình vẽ bài luyện tập 5 và bộ xếp hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Mong đợi của HS
5’
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới.
b. Phương pháp: đối đáp, động não
c. Hình thức: cá nhân, Cả lớp
d. Cách thực hiện:
GV chia lớp thành 2 đội, phổ biến luật thi đua
GV tổ chức cho HS ở 2 đội thi tìm số có 3 chữ số
GV nhận xét, tuyên dương 
- HS thực hiện
Đội A: 321
Đội B: 267
15’
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhận biết và xác định số tròn chục có 3 chữ số; xác định vị trí các số trên tia số; ôn tập xếp hình.
b. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm
c. Hình thức: Cá nhân – lớp.
d. Cách thực hiện:
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên các chú gấu theo thứ tự. 
T chốt nếu HS trả lời chưa chính xác. 
- Em hãy kể nơi gấu sinh sống? 
T chốt nếu HS trả lời chưa chính xác. 
 - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu, nhận biết: 
+) Xác định nơi sống của mỗi con vật (dựa vào tia số)? 
+) Mỗi con vật mang một bảng gợi ý - đó cũng chính là vị trí nơi sống của mỗi con vật 
VD: - Nhà của gấu đen sẽ gắn với vị trí số nào trên tia số, Vì sao? 
- Vị trí của số 404 trên tia số sẽ ở trong khoảng giữa của các số nào? 
- Gấu đen sống ở đâu?
- GV cho HS làm vở, sửa bài qua trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- GV phổ biến luật chơi: Đội nào gắn đúng và nhanh các hình có chú gấu mang số có 3 chữ số phù hợp sẽ thắng cuộc
 GV nhận xét, yêu cầu HS đọc lại các số trên tia số
HS: gấu đen, gấu xám (màu nâu nhưng gọi là gấu xám), gấu trắng, gấu trúc.
HS khác bổ sung, nhận xét.
HS: rừng trúc, bắc cực, rừng nhiệt đới (rừng rậm, um tùm), rừng ôn đới (rừng thưa, có nhiều cây thông).
HS khác bổ sung, nhận xét.
- 404, vì 404 gồm 400 và 4 
- 404, 406. 
- rừng cây rậm rạp, um tùm. 
HS làm bài vào vở
 - Sửa bài tiếp sức qua trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- HS nhận xét.
Bài 5:
- GV treo hình BT 5 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề
- GV cho học sinh thảo luận để tìm đúng đường đi cho bạn nhỏ. 
- Theo em hiểu thế nào là số tròn chục? 
- GV cho HS làm bài cá nhân, riêng HS yếu làm nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS sửa bài.
GV nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu HS đọc các số tròn chục theo thứ tự tăng dần và ngược lại. 
- HS đọc đề
- Hs thực hiện nhóm đôi để tìm hiểu bài, nhận biết: đi theo thứ tự các số tròn chục. 
- Các số có số đơn vị là số 0. 
- HS làm bài
- HS sửa bài bằng cách dùng bút nối các số tròn chục theo thứ tự tăng dần
- HS nhận xét.
- HS đọc
Bài 6:
-GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4, xếp hình theo mẫu (có thể sáng tạo) 
- Nêu con vật em xếp được?
- GV yêu cầu HS gọi tên các hình được dùng để ghép. 
- HS thực hiện theo nhóm 4, xếp hình theo mẫu 
- HS sửa bài, giới thiệu về con vật mình xếp. 
- HS nêu các hình được dùng để ghép. 
5’
3. Hoạt động: Hoạt động tiếp nối 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
b. Phương pháp: Ôn tập, trò chơi.
c. Hình thức: Cá nhân
d. Cách thực hiện:
- GV tổ chức cho thực hiện (3 em/1 lượt): đọc, viết, phân tích cấu tạo thập phân của số. 
VD: Bạn A nói: Số bảy trăm linh năm. 
Bạn B viết: 705. 
Bạn C nói: Số 705 gồm 7 trăm, 0 chục, 5 đơn vị
-GV nhận xét, tuyên dương
Dặn dò: Học sinh về nhà thực hành đếm số.
Chuẩn bị: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Học sinh thực hiện.
(Mỗi đội thực hiện 1 lượt)
- HS nhận xét

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_cac_so_co.docx