Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.
- Thực hiện trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Củng cố quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Vận dụng giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng
2.1. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết dạng toán và vận dụng thực hiện các phép tính.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ dụng cụ ĐDHT để thao tác tìm kết quả
2.2 Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 BÀI: PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính. - Thực hiện trừ nhẩm các số tròn trăm. - Củng cố quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Vận dụng giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng 2.1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết dạng toán và vận dụng thực hiện các phép tính. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ dụng cụ ĐDHT để thao tác tìm kết quả 2.2 Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. Tích hợp: Toán học và cuộc sống II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: - Phiếu in bản đồ, hình ảnh, bảng nhóm, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời. 2. Học sinh: - Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi. * Hình thức: Cả lớp - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Lật ô số - GV nêu luật chơi - Khởi động vòng quay chọn HS lật ô số: - Yêu cầu HS thực hiện phép tính dưới ô số. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu chuyển ý và giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000” và ghi đầu bài lên bảng - HS lắng nghe - HS lần lượt chọn ô số - HS Thực hiện - HS nhận xét - HS lắng nghe Hoạt động 2: Bài mới * Mục tiêu: - Biết thực hiện tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000 * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Nhóm đôi. a) Giới thiệu phép trừ (không nhớ) dạng số có ba chữ số trừ với số có một chữ số. - Giáo viên đặt vấn đề: 267 - 4 = ? - Hình thành số 267 từ bộ ĐDHT - Yêu cầu HS suy nghĩ sẽ sử dụng thao tác nào để có kết quả 267 - 4 ? - Các nhóm thông báo kết quả - GV nhận xét - GV hướng dẫn cách thực hiện đặt tính và tính 267 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 4 Hạ 6, viết 6 263 Hạ 2, viết 2 267 - 4 = 263 - Yêu cầu học sinh so sánh kết quả khi thực hiện bằng ĐDHT - Gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính b) Giới thiệu phép trừ (không nhớ) dạng số có ba chữ số trừ với số có ba chữ số. - Giáo viên đặt vấn đề: 437 - 224 = ? - Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con - Gọi HS nêu cách đặt tính và tính - Cho HS kiển tra kết quả lại bằng ĐDHT - GV cho HS so sánh lại với kết quả đã thực hiện tính dọc. - GV kết luận lại: cách đặt tính và tính 437 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 224 3 trừ 2 bằng 1, viết 1 213 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 437 - 224 = 213 - Học sinh lấy 2 thẻ trăm, 6 thanh chục, 7 khối lập phương -HS suy nghĩ Có thể thao tác tách 7 khối lập phương với 4 khối lập phương - HS so sánh - HS nêu - HS thực hiện vào bảng con - HS nêu - HS kiển tra lại bằng ĐDHT - HS so sánh - HS nêu lại cách đặt tính và tính Hoạt động 3: Thực hành * Mục tiêu: Biết thực hiện tính trừ số có ba chữ số, nhẩm nhanh đáp án, điền khuyết kết quả. * Phương pháp: Trực quan, thực hành, trò chơi * Hình thức: Cá nhân, nhóm Bài 1: Hoạt động cá nhân - Gọi 1 em đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu để tính nhẩm, xem trăm là đơn vị đếm. - GV yêu cầu HS nhẩm 700 – 300 = ? 350 – 120 = ? - Yêu cầu HS nhẩm tương tự các bài còn lại - GV gọi kiểm tra việc nhẩm của HS - GV nhận xét Bài 2: Hoạt động nhóm đôi - GV hướng dẫn HS chọn ba số để viết thành bốn phép tính - GV hướng dẫn 200 + 100 = 300 100 + 200 = 300 300 – 100 = 200 300 – 200 = 100 - Yêu cầu HS làm phần còn lại tương tự - Cho HS trao đổi với bạn bên cạnh - Gọi HS sửa bài - GV nhận xét - Một em đọc yêu cầu. - HS lắng nghe và quan sát - HS nhẩm: 7 trăm trừ 3 trăm bằng 4 trăm 35chục trừ 12 chục bằng 23 chục, tức là 230 - HS nhẩm - HS nêu - HS suy nghĩ - HS lắng nghe - HS thực hiện - HS trao đổi với bạn - HS nêu TIẾT 2 Bài 3: Hoạt động nhóm đôi - GV hướng dẫn HS quan sát từng cột để tìm số còn thiếu trong ô Số đơn vị: 5 + 4 = 9 (viết 9 vào ô) Số chục: + 3 = 7. Vậy = 4 (HS nhẩm) Số trăm: 7 + = 8. Vậy = 1 (HS nhẩm) Kết quả: 745 134 879 - HS thực hiện tương tự các bài còn lại - GV sửa bài, khuyến khích HS nêu lại cách tính - GV nhận xét Bài 4: Hoạt động nhóm 4 - HS đọc bài toán - GV tổ chức cho HS chơi trò “Tìm nhanh nối đúng” - GV nêu luật chơi và cách chơi - Các nhóm nhận dụng cụ - Gọi đại diện nhóm lên nêu - GV chốt đáp án - GV nhận xét Bài 5: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đọc đề - HS trao đổi cách làm trong nhóm để tìm núi Bà Đen cao hơn núi Cấm bao nhiêu mét - HS nêu phép tính và câu trả lời: 986 – 705 = 281 - GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS. - Học sinh quan sát các cột - HS nhẩm và thực hiện - Học sinh nêu lại cách tính - HS đọc - HS lắng nghe - HS thảo luận: Tính kết quả các phép tính sau đó tìm kết quả trong các kiện hàng và nối vào máy bay có số trùng khớp - Đại diện nhóm nêu - Học sinh đọc đề - HS thảo luận nhóm - HS trình bày cách tính Kết luận: núi Bà Đen cao hơn núi Cấm 281m Hoạt động 4: Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Trực quan * Hình thức: trò chơi. - GV chiếu hình ảnh núi Bà Đen, núi Cấm và chú thích - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm tranh” - Tìm vị trí của 2 ngọn núi này ở tỉnh nào và đính bào bản đồ - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS quan sát - HS thảo luận và gắn hình ảnh núi đó vào vị trí thích hợp trên bản đồ
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_phep_tru.docx