Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Mét

• Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước mét.

- So sánh độ dài của gang tay với 1m.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét, mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

• Năng lực, phẩm chất

- Năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước

• Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội

 

docx 5 trang chantroisangtao 18/08/2022 5440
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Mét", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Mét

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Mét
TUẦN 27
TOÁN
MÉT
Mục tiêu
Kiến thức, kĩ năng
Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.
Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước mét.
So sánh độ dài của gang tay với 1m.
Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét, mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
Năng lực, phẩm chất
Năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội
Chuẩn bị
GV: thước mét, bài giảng điện tử.
HS: Bảng con, sách vở.
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
GV đọc số đo với đơn vị đo đề-xi-mét và yêu cầu HS đổi sang đơn vị xăng-ti-mét (hoặc ngược lại)
HS chơi
8’
BÀI HỌC 
Giới thiệu đợn vị mét
GV chỉ ra vài đồ vật cần đo. Ví dụ: cục gôm, hộp bút, chiều dài lớp học, chiều dài bảng lớp
Yêu cầu HS chọn đơn vị đo cho phù hợp với mỗi đồ vật (xăng-ti-mét, đề-xi-mét, gang tay, sải tay, bước chân)
GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo mới: Muốn đo được độ dài cái bảng, độ dài lớp học  thì ta phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét và đề-xi-mét để thuận tiện khi đo. Đơn vị đo mới chính là mét.
Kí hiệu: viết tắt là m, đọc là mét.
GV giới thiệu độ lớn của mét:
1m=10dm, 10dm=1m, 1m=100cm, 100cm=1m
GV giới thiệu các thước mét và cách đo độ dài bằng mét. 
HS quan sát và lựa chọn đơn vị đo phù hợp.
HS lắng nghe
HS đọc 
HS lắng nghe
22’
THỰC HÀNH
Bài 1: Tập viết số đo theo mẫu
GV viết số đo lên bảng và yêu cầu HS nhận xét cách viết.
GV đọc và yêu cầu HS viết số đo trên bảng con. 
VD: 3 m, 5 m, 28 m 
Bài 2: 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về mối quan hệ giữa mét với đề-xi-mét và xăng-ti-mét.
GV nhận xét, chốt:
1m=10dm, 10dm=1m, 1m=100cm, 100cm=1m
Bài 3:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn về độ lớn của 1 m.
Mấy gang tay của em thì được 1 m?
So sánh chiều cao của em với 1m
So sánh chiều dài bàn học HS và bàn GV với 1m
GV lưu ý HS bắt đầu đo từ vạch số 0.
GV nhận xét.
Bài 4:
GV yêu cầu HS ước lượng độ dài bảng lớp, chiều dài và chiều rộng lớp học, chiều cao của cái cửa theo đơn vị mét
GV tổng hợp kết quả ước lượng của HS.
GV yêu cầu HS dùng thước để đo và kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt.
GV nhận xét, khen ngợi HS.
HS nhận xét.
HS viết trên bảng con
HS thảo luận nhóm 4 và trình bày.
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm 4 và trình bày, các nhóm khác nhận xét.
HS ước lượng.
HS dùng thước đo.
3’
 CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Em học được gì qua bài học ngày hôm nay?
Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
HS trả lời, ghi nhớ. 
HS lắng nghe, thực hiện
TOÁN
MÉT (TIẾT 2)
Mục tiêu
Kiến thức, kĩ năng
Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét.
Thực hiện được việc ước lượng và chọn đơn vị đo phù hợp với các đồ vật.
Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. 
Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét, mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
Năng lực, phẩm chất
Năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội
Chuẩn bị
GV: Bài giảng điện tử.
HS: Bảng con, sách vở.
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
KHỞI ĐỘNG
GV cho HS hát 1 bài hát
HS hát
27’
LUYỆN TẬP 
Bài 1:
GV hướng dẫn HS phân tích mẫu:
+ Con mèo đã nhảy được đoạn đường dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Con mèo phải nhảy tiếp đoạn đường bao nhiêu xăng-ti-mét nữa mới đủ 1 m?
+Làm cách nào em tính được độ dài đoạn đường còn thiếu?
GV nhận xét 
GV yêu cầu HS làm câu a, b vào SGK theo nhóm đôi.
GV nhận xét.
Bài 2:
GV yêu cầu HS điền đơn vị đo phù hợp vào chỗ trống và giải thích cách điền.
GV nhận xét, chốt.
HS quan sát mẫu và trả lời.
HS thảo luận nhóm đôi và trình bày, các nhóm khác nhận xét.
HS điền đơn vị đo và giải thích cách điền.
HS khác nhận xét.
7’
 CỦNG CỐ - DẶN DÒ
GV viết số đo lên bảng và yêu cầu HS đổi đơn vị đo.
Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
HS làm vào bảng con. 
HS lắng nghe, thực hiện

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_met.docx