Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Hoạt động Viết - Cao Văn Muốn
Tìm ý
Mạch cảm xúc: bài thơ, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân trong khi chiến đấu, không thể về thăm mẹ.
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo:
+ Từ ngữ: từ láy (heo heo, lâm thâm, sớm sớm, chiều chiều, quây quần ), từ địa phương (bầm- mẹ).
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: cấy mạ non- nỗi thương con; hạt mưa phùn - nỗi thương bầm của người chiến sĩ.
+ Qua bài thơ, em cảm thấy yêu quý mẹ của mình hơn nữa bởi mẹ luôn là người phụ nữ tần tảo, gánh vác công việc ở gia đình dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Hoạt động Viết - Cao Văn Muốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Hoạt động Viết - Cao Văn Muốn
Bài 7: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Giáo viên: CAO VĂN MUỐN GIỚI THIỆU KIỂU BÀI Để diễn tả cảm xúc ấy thành một đoạn văn hoàn chỉnh, ta phải thực hiện các bước nào? Cảm xúc của em về bài thơ như thế nào? Em hãy đọc một bài thơ mà em thích? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ là chia sẻ những cảm xúc của bản thân có được sau khi đã đọc bài thơ đó. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC MỘT BÀI THƠ HOẠT ĐỘNG VIẾT Tuần: Tiết: I. Các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ Phân tích đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ “Những cánh buồm” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC MỘT BÀI THƠ Tuần: Tiết: Phân tích đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Những cánh buồm “Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hoàng Trung Thông. Bài thơ viết về tình cha con thiêng liêng bằng giọng kể giản dị, chân thành đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc. Hình ảnh “cha dắt con đi” được lặp lại nhiều lần không chỉ thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến của cha dành cho con mà còn gợi được sự chở che, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Cha là cánh buồm đưa con đến những chân trời mới. Một nội dung khác của bài thơ cũng đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Đó là hình ảnh đứa con và sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha. Khi đọc những câu thơ này, tôi thấy hình ảnh mình trong đó. Qua bài thơ, tôi cảm nhận được tình cha con thắm thiết. Tình cảm ấy khiến tôi nghĩ đến cha mình, người vẫn luôn yêu thương, chăm sóc tôi chu đáo. Tôi tự nhắc nhở mình cần yêu thương cha nhiều hơn nữa vì tôi vẫn đang may mắn được sống trong vòng tay cha. Phân tích đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ “Những cánh buồm” Kiểu bài: Đối tượng: Ngôi viết: Cảm xúc: viết đoạn văn biểu cảm. b ài thơ. n gôi thứ nhất. y êu thương cha, thể hiện tình cha con sâu sắc. Thảo luận Phiếu học tập 1 Đặc điểm Thể hiện trong đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Những cánh buồm Cấu trúc đoạn Vai trò của từng phần trong đoạn Những từ ngữ thể hiện cảm xúc trong đoạn Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó? Tác dụng của nó Đáp án thảo luận Đặc điểm Thể hiện trong đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ “Những cánh buồm” Cấu trúc đoạn - Mở đoạn : “Những cánh buồm làtrong tôi nhiều cảm xúc” - Thân đoạn : “Hình ảnhhình ảnh mình trong đó” - Kết đoạn : “Qua bài thơ trong vòng tay cha ” Vai trò của từng phần trong đoạn Những từ ngữ thể hiện cảm xúc trong đoạn Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó? Tác dụng của nó - Mở đoạn : Giới thiệu bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông và cảm xúc về bài thơ (tình cha con sâu nặng). - Thân đoạn : tình cảm người cha đối với con và hình ảnh cánh buồm đưa con đến tương lai, dến niềm mơ ước. - Kết đoạn : cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật tôi qua bài thơ Đong đầy, yêu thương, triều mến, sự yêu thương, thắm thiết. - Lặp lại: tôi nhiều cảm xúc, - Thay thế: (Những cánh buồm - Bài thơ), (tình cha con thắm thiết - Tình cảm ấy) Tạo tính mạch lạc, làm cho các câu trôi chảy, liền mạch với nhau. Góp phần thể hiện được cảm xúc người viết . I. Các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC MỘT BÀI THƠ Tuần: Tiết: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ cần xác định rõ nội dung của bài thơ ấy, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức viết đoạn văn để chia sẻ cảm xúc của cá nhân mình kết hợp với các câu, từ liên kết chặt chẽ các phần của đoạn văn với nhau. II. Luyện tập viết theo các bước Viết đoạn văn (khoảng 200) chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Ai về thăm mẹ quê taChiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm?Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiềuThương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười nămChưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôiYêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền . Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân. Con đi xa cũng như gầnAnh em đồng chí quây quần là con Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em . Bầm ơi, liền khúc ruột mềmCó con có mẹ, còn thêm đồng bào Con đi mỗi bước gian lao Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm! Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra Cho con nào áo nào quàCho củi con sưởi, cho nhà con ngơi. Con đi, con lớn lên rồiChỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con! Nhớ con, bầm nhé đừng buồnGiặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Mẹ già tóc bạc hoa râmChiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con ... ( Tố Hữu) BẦM ƠI Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT Xác định đề tài : - Yêu cầu đề bài: Viết về tình cảm yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ - Kiểu bài: + Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ. + Giới hạn viết: không quá 200 chữ (khoảng 20 câu ). b) Thu thập tư liệu: Các thông tin cần hướng tới: tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng trong bài thơ Bước 2 : T ÌM Ý, LẬP DÀN Ý HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP 2 Đặc điểm nổi bật Thể hiện trong bài thơ Mạch cảm xúc của toàn bài Từ ngữ, hình ảnh độc đáo Bài học nhận thức dành cho bản thân Bước 2 : T ÌM Ý, LẬP DÀN Ý Tìm ý Mạch cảm xúc: bài thơ, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân trong khi chiến đấu, không thể về thăm mẹ. Từ ngữ, hình ảnh độc đáo: + Từ ngữ: từ láy (heo heo, lâm thâm, sớm sớm, chiều chiều, quây quần), từ địa phương (bầm- mẹ). + Hình ảnh so sánh độc đáo: cấy mạ non- nỗi thương con; hạt mưa phùn - nỗi thương bầm của người chiến sĩ. + Qua bài thơ, em cảm thấy yêu quý mẹ của mình hơn nữa bởi mẹ luôn là người phụ nữ tần tảo, gánh vác công việc ở gia đình dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bước 2 : T ÌM Ý, LẬP DÀN Ý b) Lập dàn ý - Mở đoạn: Bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. Bước 2 : T ÌM Ý, LẬP DÀN Ý b) Lập dàn ý - Thân đoạn: + Cả bài thơ là lời suy nghĩ của người con ở tiền tuyến nhớ về bầm mà không thể về được với những ngôn từ mộc mạc, bình dị trong đời sống hằng ngày. Nó như là một bức thư mà người con gởi cho mẹ của mình. + Hình dáng người bầm hiện lên với cảnh chiều đông, gió bấc như mưa phùn, các làng quê vào vụ cấy đông làm anh chiến sĩ phải chạnh lòng, không nguôi nhớ về bầm - người tần tảo, vất vả nuôi anh khôn lớn. + Nó làm cho tôi liên tưởng đến phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam suốt đời luôn hi sinh vì con cái. + Các hình ảnh mạ non, hạt mưa phùn qua biện pháp tu từ so sánh đã nhấn mạnh được tình thương bao la của người mẹ đối với con, cũng như con đối với mẹ, không gì có thể đong đếm được. Bước 2 : T ÌM Ý, LẬP DÀN Ý b) Lập dàn ý - Kết đoạn: + Bài thơ làm tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của những người mẹ có con phải đi chiến đấu xa nhà cũng như tình cảm những người con dành cho mẹ. + Mẹ luôn dành những điều tốt nhất dành cho mỗi người. Bởi thế, tôi sẽ cố gắng học tập, hiếu thảo thêm nữa để làm cho mẹ và cả gia đình vui lòng. Bước 3 : VIẾT ĐOẠN - Viết theo dàn ý. - Thống nhất ngôi thứ nhất chia sẻ cảm xúc. - Kết hợp thêm các từ ngữ liên kết câu, đoạn. Bước 4 : CHỈNH SỬA BÀI VIẾT - Đọc lại bài. - Sửa lại bài viết (nếu cần ). 1. Nhắc lại yêu cầu của kiểu bài. - Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bầm ơi . - Giới hạn: khoảng 200 chữ . - Người viết : sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “ tôi”). - Chia sẻ c ảm xúc của bản thân 2. Đọc và sửa bài (dựa vào bảng kiểm) Bảng kiểm Các phần của đoạn văn Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt Mở đoạn Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. Dùng ngôi thứ nhất ghi lại cảm xúc về bài thơ. Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. Thân đoạn Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu Kết đoạn Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ )ghi lại cảm xúc một bài thơ mà em thích HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Yêu cầu: - Viết đúng cấu trúc đoạn văn. Đoạn văn mạch lạc, đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức. Chia sẻ được cảm xúc của bản thân mình. Dặn dò: Đọc và chuẩn bị đề tài thảo luận: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau? KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE, CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI!
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_7_gia_dinh_t.pptx
- (5)Ngâm thơ- Bầm ơi - Tố Hữu - NSƯT Trần Thị Tuyết.mp3