Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 59 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

1. Tượng trưng: là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng. Chẳng hạn, chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình, hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu hoặc lá cờ tượng trưng cho quốc gia.

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình: Thông thường, thơ trữ tình diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm. Tuy nhiên, một số tác phẩm thơ trữ tình còn đi sâu vào những vấn đề triết học, thông qua những chi tiết có tính tượng trưng cao. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lý, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới. Chẳng hạn, hình ảnh tháp Bayon trong bài thơ Tháp Bayon bốn mặt (Chế Lan Viên) tượng trưng cho thế giới tâm hồn đa diện, phức tạp của con người:

Anh là tháp Bayon bốn mặt

Giấu đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc

Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.

Trong nhiều trường hợp, yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gợi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu.) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác.).

 

docx 42 trang Thu Lụa 30/12/2023 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo
Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 59 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
1. Tượng trưng: là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng. Chẳng hạn, chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình, hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu hoặc lá cờ tượng trưng cho quốc gia.
2. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình: Thông thường, thơ trữ tình diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm. Tuy nhiên, một số tác phẩm thơ trữ tình còn đi sâu vào những vấn đề triết học, thông qua những chi tiết có tính tượng trưng cao. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lý, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới. Chẳng hạn, hình ảnh tháp Bayon trong bài thơ Tháp Bayon bốn mặt (Chế Lan Viên) tượng trưng cho thế giới tâm hồn đa diện, phức tạp của con người:
Anh là tháp Bayon bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.
Trong nhiều trường hợp, yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gợi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu...) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác...).
3. Hình thức và cấu tử trong thơ trữ tình
Hình thức trong thơ trữ tình là tổng hòa của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng điệu, nhịp, vẫn, hình ảnh... trong thơ trữ tình. Tất cả được lựa chọn, liên kết để thể hiện chủ đề, tư tưởng chung của tác phẩm. Chẳng hạn, hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân) toát lên âm hưởng bị tráng hào hùng.
Cấu tứ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình. Chẳng hạn, trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), cấu tứ bài thơ là sự khái quát từ tư thế hi sinh hiên ngang của anh Giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất đến hình ảnh “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”.
4. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản. Ví dụ: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. (Hồ Chí Minh)
Lưu ý: Chúng ta có thể bắt gặp biện pháp lặp cấu trúc trong phép đối. Đối là cách lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu
Soạn bài Nguyệt cầm - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 60 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy hình dung cảm giác của bạn khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.
Trả lời:
- Cảm giác buồn bã, u sầu khi chìm trong khung cảnh lặng thinh của vạn vật.
* Trải nghiệm cùng văn bản:
1. Tưởng tượng: Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?
- Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi liên tưởng tới hình ảnh của một thứ chất lỏng đang rơi chầm chậm rồi tắt hẳn. Hay nói cách khác nhà thơ đã dùng dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.
2. Tưởng tượng: Bạn hình dung âm anh “long lanh tiếng sỏi” như thế nào?
- Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” là một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo.
3. Suy luận: Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?
- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.
+ “Biển”: cái mênh mông to lớn kết hợp với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn
=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Nguyệt cầm là một bài thơ mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, chạnh nhớ hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm.
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?
Trả lời:
- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội họa, âm nhạc) mà em biết.
+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn không chỉ gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành một giữa chúng.
+ Nhưng sự giao hòa tuyệt đối này gợi ra cho người đọc sự choáng ngợp, đồng thời cảm nhận được hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”. 
=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.
Câu 2 (trang 61,62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:
Khổ thơ
Ánh sáng (trăng)
[1]
Âm thanh
(đàn – âm nhạc) [2]
Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]
1
 giọt rơi tàn như lệ ngân
2
 bóng sáng bỗng rung mình
3
Long lanh tiếng sỏi
4
 ánh nhạc: biển pha lê
 Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.
Trả lời:
Khổ thơ
Ánh sáng (trăng)
[1]
Âm thanh
(đàn – âm nhạc) [2]
Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]
1
- giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh sáng)
- rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ)
- ngân (bạc)
- giọt đàn (âm thanh vang từng tiếng)
- rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần)
- ngân (âm vang)
 giọt rơi tàn như lệ ngân
2
Bóng hình sáng mờ, chuyển động.
Âm thanh ngân rung
 bóng sáng bỗng rung mình
3
Viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh sáng
Âm thanh những viên sỏi va vào nhau trong vắt.
Long lanh tiếng sỏi
4
- ánh nhạc: không gian tỏa sáng.
- biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo.
- ánh nhạc: âm thanh réo rắt.
- biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian.
 ánh nhạc: biển pha lê
- Nhận xét:
+ Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càng sáng, bao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan của người đọc, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.
+ Nhan đề Nguyệt cầm: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng - ăn lượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cảm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cô).
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?
Trả lời:
- Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) có thể đến từ dây đàm kim loại (cảm nhận xúc giác của người chơi đàn khi chạm vào dây dàn) hoặc cũng có thể đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn (cảm nhận thính giác của chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn cất lên trong đêm vắng). Tiếng đàn chậm rãi, buồng từng nốt ở khổ 1 (tạo cảm giác lạnh đột ngột) và nhanh, réo rắt ở khổ 3 (tạo ấn tượng như dòng nước chảy).
- Cảm giác “rung mình" (khổ 2) đến từ sự mờ nhòe của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya (cảm nhận xúc giác của bóng trăng chuyển hoá thành cảm nhận xúc giác của chủ thể trữ tình).
- Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi bạn bè xung quanh là "ánh nhạc: biển pha lễ” tràn ngập ánh sáng (cảm nhận thị giác) và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả (cảm nhận thính giác).
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?
Trả lời:
- Cảm xúc của chủ thể trữ tình chuyển biển từ lạnh lẽo, u buồn (khổ 1, qua các chi tiết dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng) đến bởi hỏi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ (khổ 2 và khổ 3, qua các chi tiết như bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...) và rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật (khổ 4, qua các chi tiết như chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê).
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này. Từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.
Trả lời:
- Hình ảnh người phụ nữ trong khổ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thứ ba và sao Khuê ở khổ thứ tư: Đó là hình ảnh những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên (người con gái vô danh qua đời khi tuổi còn trẻ, người phụ nữ chơi đàn tì bà trên bến sông Tầm Dương trong Tì bà hành của Bạch Cư Dị thời trẻ dập dìu kẻ đưa người đón nhưng sau đó bị quên bỏ, sống cô độc bên bên sông; sao Khuê là biểu tượng của tài hoa văn chương nghệ thuật, ngôi sao nắm giữ vận mệnh của các bậc văn nhân). Ý nghĩa tượng trưng: Cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
- Hình tượng tổng quát kiến tạo nên cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về nhạc điệu của bài thơ và mô tả hình dung của bạn về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh.
Trả lời:
- Thể thơ thất ngôn, từ ngữ mang màu sắc cổ điển, nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ, nhịp 4/3 cổ diễn, văn chân, vẫn chính, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, inh, anh, ở). Tất cả tạo nên âm hưởng hoài cổ, nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.
Bài tập sáng tạo (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ Nguyệt Cầm là một thi phẩm đặc sắc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Thi sĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ tượng trưng Pháp, trước hết là Baudelaire. Bài này là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire (Correspondances): tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm, đúng ra, những run rẩy của “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. ”Nguyệt cầm” là bài thơ Xuân Diệu viết để thể hiện những cảm xúc, tình cảm đầy chất trữ tình, đặc biệt là những ẩn ý của cảm xúc ấy được thể hiện qua một hình ảnh mới lạ “nguyệt cầm”. Với nhan đề của bài thơ này ta có thể liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn ngư ...  tác phẩm này là.......
• Quan sát các phương tiện phi ngôn ngữ mà họ sử dụng: biểu cảm của gương mặt, bức tranh, pho tượng, bìa sách...
• Dùng các từ khoá, cụm từ, sơ đồ... để ghi chép thông tin chính của bài giới thiệu. • Ghi những câu hỏi mà bạn muốn trao đổi hoặc tranh luận với người giới thiệu. Bước Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
• Dùng kĩ thuật PMI mà bạn đã học ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một), để trao đổi với người giới thiệu tác phẩm nghệ thuật.
• Tôn trọng quan điểm của người giới thiệu bởi vì một tác phẩm nghệ thuật thường gọi lên nhiều cách hiểu khác nhau, thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mỗi người khác nhau.
Bài nói tham khảo:
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài danh của nước ta vào nửa cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Dù là người con gái tài danh nhưng cuộc đởi truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh như bao người phụ nữ sống dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Bà đã rất nhiều lần mang cái thân phận nhỏ bé ấy của người phụ nữ sống dưới chế độ cũ vào trang thơ của mình. Tự tình là một trong những sáng tác hay của Hồ Xuân Hương khi thể hiện nỗi đau đớn, buồn tủi trước những tình cảnh éo le của mình, đồng thời thể hiện khát khao mãnh liệt về hạnh phúc cuộc đời.
Bài thơ được thể hiện dưới dạng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Mở đầu bài thơ là hai câu đề giới thiệu không gian và thời gian của nhân vật trữ tình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Nhà thơ mở đầu bài thơ với thời gian là một đêm khuya vắng. Người ta thường nói “đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà. Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh dồn cho người đọc thấy được đó là những âm thanh từ xa vọng lại cứ văng vẳng bên tai người thi sĩ. Và hẳn là một đêm đã khuya lắm rồi, yên tĩnh lắm mới cảm nhận được tiếng trống từ xa vọng lại như thế. Hai từ “hồng nhan” kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ. “Nước non” là một không gian rộng lớn bao la, hình ảnh ẩn dụ của cả một xã hội đầy rẫy những bất công. Hình ảnh “hồng nhan” thật nhỏ nhoi đối lập với sự rộng lớn của “nước non” càng gợi lên sự nhỏ bé, tủi hổ của người phụ nữ trước cuộc đời này. Chỉ có một hồng nhan đương đầu với nước non càng khẳng định sự trống vắng, cô lieu và sự đơn độc trong tâm hồn người thi sĩ.
Trước không gian buồn vắng, nhà thơ tiếp tục nói lên hoàn cảnh eo le và nỗi đau cho thân phận của mình trong hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Không một ai quan tâm, không một ai để giãi bày tâm sự, người thi sĩ mượn “chén rượu” để giải tỏa cho nỗi lòng của mình. Nhưng dường như càng uống lại càng tỉnh, tỉnh lại say. Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Hồ Xuân Hương. Bà uốn say để quên đi những ưu phiền nhưng rồi cứ say lại tỉnh, và đã tỉnh lại nghĩ đến nỗi đau, ray rứt của bản thân. Không chỉ có rượu mà trong câu còn xuất hiện vầng trăng như một người bạn. Nhưng vầng trăng ấy cũng không được tròn đầy viên mãn, mà lại “khuyết chưa tròn”. Bà nhìn lên vầng trăng cũng chỉ thấy một vầng trăng “khuyết”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho sự dang dở trong hạnh phúc cuộc đời bà. Đúng như Nguyễn Du có viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi buồn thì nhìn đâu cũng chỉ thấy cảnh sầu mà thôi.
Từ những nỗi phẫn uất trong lòng, tâm trạng nhà thơ thêm dồn nén như muôn tức nước vỡ bờ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Nhà thơ nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên chỉ thấy “đất” “rêu” “mây” “đá”. Cảnh vật xơ xác, hoang tàn không một sức sống mà chỉ thấy một màu u ám, cứng nhắc. Các động từ mạnh “xiên ngang” “đâm toạc” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh một sự đấu trọi của thiên nhiên. Sự đối chọi nhỏ bé của “rêu” với mặt đất rộng, của “mấy hòn đá” nhỏ nhoi với “chân mây” lớn như hình ảnh ẩn dụ cho cái sự bức bối, muốn phá phách, muốn vùng lên phản kháng của người phụ nữ. Đọc tơi đây, người đọc nhận thấy một sự mãnh mẽ muốn đạp lên những bất công để đòi lại công bằng cho thân phận bé nhỏ của nhà thơ. Tâm trạng ở những câu thơ này dường như dâng lên đến cao trào.
Kết lại bài thơ thất ngôn bát cú, thi sĩ quay lại với tâm trang chán nản đến ngao ngán, đau khổ trước tình duyên ngang trái, éo le:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tỉnh san sẻ tí con con”
Từ “ngán” được đặt ở đầu câu thơ nhắn mạnh nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt. Cụm từ “mảnh tình” cho thấy một thứ tình cảm nhỏ bé như một “mảnh” có thể đếm đong được. Đã nhỏ bé đến mức có thể đong đếm được lại còn phải “san sẻ” cho người khác từng “tí con con”. Cụm từ “tí con con” càng cho thấy thứ tình cảm đang phải san sẻ kia quá nhỏ bé, nhỏ bé đến mức không còn nhỏ hơn được nữa. Đọc tới đây, người đọc càng hiểu được nỗi niềm buồn đau của nữ sĩ. Điều đó cũng từng được thể hiện trong bài thơ khác:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Tự tình là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn đau, tủi hổ và cô đơn của thân phận người phụ nữ trước tình cảnh éo le trong tình duyên. Qua đó cũng thể hiện niềm khát khao mãnh liệt muốn vùng lên vượt khỏi bi kịch cuộc đời ấy nhưng vẫn chưa tìm ra lối thoát. Bài thơ điển hình cho nỗi đau chung của người phụ nữ sống trong xã hội cũ, để lại những ấn tượng sâu lắng trong trái tim độc giả.
Soạn bài Ôn tập trang 76 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học (làm vào vở):
Nguyệt cầm
Thời gian
Gai
Cấu tứ
Yếu tố tượng trưng
 Trả lời:
Nguyệt cầm
Thời gian
Gai
Cấu tứ
Sự hòa nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.
Thời gian và sự bất tử của nghệ thuật và tình yêu.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật là hành trình gian khổ để đi tìm cái đẹp.
Yếu tố tượng trưng
- Nương tử trong câu hát/ đã chết đêm rằm theo nước xanh: Tượng trưng những người nghệ sĩ tàu hoa bạc mệnh, sự lẻ loi, cô đơn, bị xã hội lãng quên.
- Sao Khuê: Biểu tượng của văn chương, nghệ thuật.
- Sự tương giao giữa các giác quan: Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân; Long lanh tiếng sỏi; Bóng sáng bỗng rung mình; Ánh nhạc: biển pha lê.
Những câu thơ còn xanh/ những bài hát còn xanh: Tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn của nghệ thuật và tình yêu.
- Hoa hồng: Tượng trưng cho cái đẹp.
- Gai: Tượng trưng cho nỗi đau, sự gian khổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mày mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời:
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong ngữ liệu này là sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + " ở các dòng thơ:
(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm
(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,
(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
=> Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh pho tượng.
Trả lời:
Bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng: 
+ Trước khi viết, nên nghiên cứu kỹ lưỡng về bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà mình muốn viết.
+ Để viết được một bài chất lượng, cần phân tích và giải thích các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng như ý nghĩa của các hình ảnh, tình tiết, từ ngữ hay phong cách sử dụng của tác giả. Dùng các ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý tưởng của mình.
+ 
Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Làm thế nào để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe?
Trả lời:
Cách để giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng hấp dẫn người nghe:
- Bắt đầu bằng một câu nói thú vị hoặc một câu hỏi.
- Giới thiệu về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm đó nổi tiếng hoặc được đánh giá cao.
- Tạo cảm xúc và thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng một số từ ngữ hình tượng hoặc ví dụ.
- 
Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Giải thích thế nào là kĩ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình và tác dụng của nó.
Trả lời:
-  Kỹ thuật PMI (Plus, Minus, Interesting) là một phương pháp tương tác giữa người nghe và người thuyết trình trong quá trình trình bày thông tin hoặc ý tưởng.
- Kỹ thuật này yêu cầu người nghe đưa ra ba đánh giá: cộng (plus), trừ (minus) và thú vị (interesting) về thông tin hoặc ý tưởng được trình bày:
+ Plus (cộng): Đánh giá những điểm tích cực của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày, những mặt thuận lợi, ưu điểm hoặc lợi ích của nó.
+ Minus (trừ): Đánh giá những điểm tiêu cực của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày, những mặt khó khăn, nhược điểm hoặc rủi ro của nó.
+ Interesting (thú vị): Đánh giá những điểm nổi bật, hấp dẫn, đáng chú ý hoặc gợi mở ý tưởng của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày.
=> Tác dụng của kĩ thuật PMI là giúp người nghe tập trung và đánh giá thông tin một cách khách quan, giúp người thuyết trình nhận được phản hồi từ người nghe về các mặt tích cực, tiêu cực và thú vị của thông tin hoặc ý tưởng mà mình trình bày. Từ đó, người thuyết trình có thể cải thiện phần trình bày của mình, đồng thời giúp người nghe có thêm hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về chủ đề được trình bày.
 Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta"?
Trả lời:
- "Cái tôi" trong nghệ thuật và cuộc sống thường được hiểu là cái nhìn, cái nhận thức của một cá nhân về bản thân mình, tức là ý thức về cá nhân, về những phẩm chất, tài năng, kỹ năng, giá trị, ước mơ và mong muốn của mình.
- "Cái tôi" và "cái ta" có mối quan hệ tương đối phức tạp trong cuộc sống. "Cái tôi" thường được coi là trung tâm của ý thức con người, nơi tập trung các khát vọng, nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Tuy nhiên, để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công, ta cũng cần phải có sự tôn trọng, thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cần phải giữ thăng bằng giữa "cái tôi" và "cái ta", tức là sự cân bằng giữa sự tự trọng cá nhân và sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_8_cai_toi_the_gio.docx