Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
1. Truyện thơ dân gian
- Truyện thơ dân gian là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Nàng con côi, Út Lót – Hồ Liêu (dân tộc Mường), Kim Quế (dân tộc Tày – Nùng).
- Cốt truyện trong truyện thơ dân gian: Cốt truyện đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo (ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế.) hoặc không sử dụng (ví dụ: Tiễn dặn người yêu).
- Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái (“anh”, “em”) trong Tiễn dặn người yêu (Xống chu xon xao) hoặc chàng Hồ Liêu, nàng Út Lót trong Út Lót – Hồ Liêu.
- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.
2. Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm)
- Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khát khao đoàn tụ
Bài 3: Khát khao đoàn tụ Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 Tập 1 - Chân trời sáng tạo 1. Truyện thơ dân gian - Truyện thơ dân gian là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Nàng con côi, Út Lót – Hồ Liêu (dân tộc Mường), Kim Quế (dân tộc Tày – Nùng)... - Cốt truyện trong truyện thơ dân gian: Cốt truyện đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo (ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế...) hoặc không sử dụng (ví dụ: Tiễn dặn người yêu). - Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái (“anh”, “em”) trong Tiễn dặn người yêu (Xống chu xon xao) hoặc chàng Hồ Liêu, nàng Út Lót trong Út Lót – Hồ Liêu. - Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam. 2. Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) - Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại: + Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa... + Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái)... - Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau: 1. Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên) Một số truyện tiêu biểu cho mô hình này: Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiều... 2. Mô hình Nhân – Quả Một số truyện tiêu biểu cho mô hình này: Thạch Sanh, Quan âm Thị Kính... + Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung thuỷ... + Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển tích, điển cố. Có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện. 3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. Vì vậy, ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau: – Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. – Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy... – Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp). - Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... Lưu ý: – Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn. – Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo... Soạn bài Lời tiễn dặn - Chân trời sáng tạo * Trước khi đọc: Câu hỏi (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì? Trả lời: Khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý: – Những yếu tố về hình thức: + Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ + Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng) – Những yếu tố về nội dung: + Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng + Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần + Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. * Đọc văn bản Trả lời câu hỏi trong khi đọc: 1. Suy luận: Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì? - Vì chàng trai thương cô gái mình yêu sống trong hoàn cảnh éo le của thực tại. - Lời nói của anh cho ta thấy ý nghĩa của thứ tình cảm chân thành, sâu sắc. 2. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này? - Hoàn cảnh của cô gái: đau khổ, bị đánh đập, hành hạ, bị nhà chồng hắt hủi. - Hành động của chàng trai: ân cần chăm sóc, quan tâm, mua thuốc thang thể hiền tình cảm bền chặt, thắm thiết. 3. Suy luận: Những câu thơ này thể hiện tình cảm của hai nhân vật như thế nào? Những câu thơ này cho ta thấy, tình cảm của hai nhân vật là tình cảm dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên. * Sau khi đọc Nội dung chính: Văn bản thể hiện tâm trạng tuyệt vọng, đau xót của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, cô gái bị chính người chồng đánh đập. Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời “tiễn dặn” được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Trả lời: - Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất. - Vì: + Tác giả trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, đã trải qua để thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình. + Thông qua các từ ngữ “đôi ta”, “người anh yêu”, “ta” Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời “tiễn dặn” giúp bạn biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian. Trả lời: - Lời tiễn dặn cho ta biết: + Chàng trai và cô gái là hai người yêu nhau thắm thiết; nhưng bị gia đình ngắn cản. + Chàng trai nhà nghèo không được gia đình cô gái chấp nhận, phải đi làm ăn xa, lúc trở về thì đã quá muộn. + Cô gái – con của nhà giàu có, bị cha mẹ ép hôn, sống không hạnh phúc. + Sau nhiều khó khăn, thử thách hai người cũng đến được với nhau. - Qua câu chuyện, ta thấy cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian: + Thường là những người có số phận bất hạnh. + Phải trải qua mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ. Trả lời: Chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn là chi tiết: “Quẩy gánh qua đồng ruộng Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng” Sự việc này gây ra hàng loạt các biến cố trong cuộc đời của chàng trai và cô gái. Cũng từ đó, theo năm tháng chúng ta thấy được tình yêu thủy chung và sự hi sinh cao cả của người con trai dành cho cô gái của mình. Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu chủ đề của văn bản và cho biết qua văn bản này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì. Trả lời: - Chủ đề: Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc đôi lứa. - Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: hãy loại bỏ các hủ tục phong kiến, ủng hộ những tình yêu, tình cảm chân thành và tác hợp cho những người yêu thương nhau. Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ? Trả lời: Dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ là: - Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân. - Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình. - Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với số phận ngang trái, bất hạnh. Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ văn bản Lời tiễn dặn, bạn có suy nghĩ gì về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa? Trả lời: Từ văn bản Lời tiễn dặn, chúng ta thấy được khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộm có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều - Chân trời sáng tạo * Trước khi đọc Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh. Trả lời: - Người đẹp trong tranh là người có vẻ đẹp mĩ miều, có đường nét sắc xảo đẹp như những bức tranh vẽ. - Tưởng tượng về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh: Bước ra trong vùng ánh sáng chói lóa, khuôn mặt xinh đẹp, mái tóc dài thướt tha cùng những bước đi uyển chuyển * Đọc văn bản Trả lời câu hỏi trong khi đọc 1. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này? - Tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: là tình cảm si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều. 2. Tưởng tượng: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép. - Trước: + Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ + Yên ắng, không người. - Sau: + Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui. + Nhà tranh biến thành lâu đài. + Quần áo, xiêm hài đầy đủ. + Bạn bè đông đủ tới chúc mừng. + Các tiên nữ nhảy muá cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng. * Sau khi đọc Nội dung chính: Nói về câu chuyện chàng trai Tú uyên phải lòng cô tiên Giáng Kiều và hành trình tìm đến hạnh phúc của họ. Trả lời câu hỏi sau khi đọc: Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào. Trả lời: Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ. Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Trả lời: - Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc ... thuật của tác phẩm. Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Kết bài Khẳng định lại một cách khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc. Kĩ năng trình bày, diễn đạt Kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc. Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài. Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết. Soạn bài Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân - Chân trời sáng tạo * Đề bài (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy trình bày về giá trị của một truyện thơ hoặc một bài bát mà bạn yêu thích. * Hướng dẫn: Bước 1: Chuẩn bị nói Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe • Đề tài: Giới thiệu một tác phẩm truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân. • Mục đích nói: Giúp người nghe hiểu được lí do lựa chọn tác phẩm và cái hay, cái đẹp của tác phẩm. • Đối tượng người nghe có thể là bạn học cùng lớp, thầy, cô giáo, thành viên trong câu lạc bộ Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý Để tìm ý cho bài nói, bạn cần: – Xác định tác phẩm của ai, ra đời năm nào, trong bối cảnh nào, thuộc thể loại hay loại hình nghệ thuật gì. – Xác định thể loại của tác phẩm. – Xác định nội dung của tác phẩm. – Xác định những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng. – Nhận xét, đánh giá về tác phẩm. Lập dàn ý Dựa vào những ý đã tìm, bạn có thể phác thảo dàn ý theo gợi ý dưới đây: Truyện thơ Bài hát Tác giả (nếu có), tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Lí do lựa chọn tác phẩm Lí do lựa chọn tác phẩm Thể loại Thể loại – Tóm tắt nội dung, cốt truyện – Giới thiệu nhân vật Giới thiệu nội dung, phương thức thể hiện - Nếu điểm nổi bật về nghệ thuật (kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật...) Nêu điểm nổi bật về nghệ thuật (tiết tấu, ca từ, hòa âm, nghệ thuật diễn xướng...) Khái quát chủ đề, thông điệp Khái quát chủ đề, thông điệp Ý kiến đánh giá Ý kiến đánh giá Luyện tập: Dựa vào gợi ý trên, bạn có thể luyện nói một mình hoặc với bạn bè. Bước 2: Trình bày bài nói Khi trình bày bài nói, hãy nhớ một số yêu cầu cơ bản sau: • Nói từ tốn, tự tin, với âm lượng đủ nghe. • Tương tác với người nghe. • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách chừng mực để giúp cho bài nói thêm sinh động. • Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để giới thiệu được tác phẩm nghệ thuật một cách trực quan sinh động. * Bài nói mẫu tham khảo: Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là .. học sinh lớp.. trường.. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được lắng nghe ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang). Bài hát ấy thực sự là hoài niệm níu chân kẻ si tình. Ca khúc phổ thơ Phan Vũ gợi cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về thủ đô lãng mạn nhưng cũng đầy buồn thương. Bài hát do Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ Phan Vũ. Nhạc sĩ kể khi vào Sài Gòn sống được nửa năm, ông nhớ Hà Nội. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe bài thơ Em ơi, Hà Nội phố - trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay. “Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi, nhưng khi bài ca được viết ra, tôi đã giải thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời”, nhạc sĩ bộc bạch. Ông đã chọn 21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố. Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải 25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó, không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận. Em ơi Hà Nội phố Ta còn em mùi hoàng lan Ta còn em mùi hoa sữa Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” - Hà Nội - được gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái. Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông Mảnh trăng mồ côi mùa đông Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô. Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về". Ta còn em một màu xanh thời gian Một chiều phai tóc em bay Chợt nhòa chợt hiện Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường Ta còn em hàng phố cũ rêu phong Và từng mái ngói xô nghiêng Nao nao kỷ niệm Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng Chợt hoàng hôn về tự bao giờ Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây. “Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành. Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay, tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”. Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn. Bước 3: Trao đổi, đánh giá Trao đổi • Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe. • Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. Đánh giá Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe. Bạn có thể dùng bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một) để tự kiểm soát bài nói của mình và góp ý cho bạn khác. Soạn bài Ôn tập trang 82 Tập 1 - Chân trời sáng tạo Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích: Lời tiễn dặn Tú Uyên gặp Giáng Kiều Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Cốt truyện Nhân vật Người kể chuyện Ngôn ngữ Nhận xét chung Trả lời: Lời tiễn dặn Tú Uyên gặp Giáng Kiều Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Cốt truyện - Sử dụng cốt truyện dân gian: nói về tình yêu và cuộc sống hôn nhân với mô hình Gặp gỡ - tại biến- đoàn tụ. - Sử dụng cốt truyện dân gian: nói về câu chuyện tình yêu với mô hình Gặp gỡ - tại biến- đoàn tụ. - Sử dụng cốt truyện dân gian với mô hình nhân quả. Nhân vật - Được xây dựng theo khuôn mẫu chung tình, luôn sắt son chung thủy. - Được xây dựng theo khuôn mẫu chung tình, luôn sắt son chung thủy; là cô gái xinh đep nết na. - Được xây dựng theo khuôn mẫu đại diện cho cái tốt, cái đẹp. Người kể chuyện Ngôi kể thứ nhất Ngôi kể thứ ba Ngôi kể thứ ba Ngôn ngữ - Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Có sử dụng ngôn ngữ nói: + Đa dạng về ngữ liệu. + Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ. + Nhận xét chung - Cả ba văn bản đều mang nét đặc sắc và tiêu biểu chính của thể loại truyện thơ. - Gửi gắm những thông điệp và ý nghĩa tốt đẹp đến với người đọc và người nghe. - Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đầu bạn nhận xét như vậy? Trả lời: Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào: - Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói. - Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì? Trả lời: Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau: - Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó. - Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm. - Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần. Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân? Trả lời: Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần chú ý: - Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người nghe có hứng thú. - Lựa chọn các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật sắc để giới thiệu và làm sáng truyện thơ/ bài hát. Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách? Trả lời: Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà ta thấy: bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cách xa cách gây cho con người rất nhiều khó khăn và thử thách, nó đưa con người tới nhiều nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhìn thấy được tấm lòng của những con người trong sáng, sống hiền hậu, phúc đức, son sắt và tình yêu thủy chung của con người với con người trong sự khốc liệt của cuộc sống.
File đính kèm:
- bai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_3_khat_khao_doan.docx