Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khao khát đoàn tụ (Truyện thơ) - Trần Ngọc Ngoan

A. MỤC TIÊU CHUNG

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản truyện thơ.

- Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

- Biết giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.

- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

2. Về năng lực:

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết, nói, nghe.

3. Về phẩm chất:

- Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

docx 68 trang Thu Lụa 30/12/2023 5860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khao khát đoàn tụ (Truyện thơ) - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khao khát đoàn tụ (Truyện thơ) - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Khao khát đoàn tụ (Truyện thơ) - Trần Ngọc Ngoan
Ngày soạn: ././..
BÀI 3:
KHAO KHÁT ĐOÀN TỤ
(TRUYỆN THƠ)
Thời gian thực hiện: 11 tiết
(Đọc: 5,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 02 tiết, Nói và nghe: 02 tiết, Ôn tập: 0,5 tiết)
A. MỤC TIÊU CHUNG
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản truyện thơ.
- Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Biết giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.
- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
2. Về năng lực: 
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết, nói, nghe.
3. Về phẩm chất: 
- Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
PHẦN 1: ĐỌC
ĐỌC VĂN BẢN 1: LỜI TIỄN DẶN (2,5 tiết)
(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,
- Phân tích được nỗi xót thương của chàng trai, nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái và khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của đôi trai gái.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản (sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật). 
2. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
3. Phẩm chất: Biết yêu thương và trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, video...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ĐỌC VĂN BẢN 1: LỜI TIỄN DẶN(2,5 tiết)
(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
1. Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
2. Kiếm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs 
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi: Em đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9. Theo em, khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì? 
GV cho HS xem video clip bài “Thanh âm miền núi”.Tác giả Double 2T theo đường link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=wvCRry_VIxw&t=732s
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Dân tộc Thái luôn tự hào cho rằng: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai đi cày quên cày,.. Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người như vậy? Để tìm được câu trả lời chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích Lời tiễn dặn.
- HS chia sẻ những điều cần chú ý khi đọc một truyện thơ 
+ Những yếu tố về hình thức: Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ; cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng)
+ Những yếu tố về nội dung: Yếu tố miêu tả; Yếu tố tự sự; Ngôn ngữ thơ
- HS nghe và xem video clip “Thanh âm miền núi”.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số yếu tố quan trọng của truyện thơ: khái niệm, cốt truyện, nhân vật chính, ngôn ngữ.
b. Nội dung: HS quan sát, chắt lọc thông tin trong SGK để trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs 
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập
GV phát PHT số 1, yêu cầu HS hoàn thành PHT.
1. Khái niệm về truyện thơ dân gian
2. Cốt truyện trong truyện thơ dân gian
.
.
Phiếu học tập số 1: Điền vào sau dấu () những thông tin thích hợp:
3. Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian 
.
.
4. Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian...
.
.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.
+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp
+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Khái niệm 
2. Cốt truyện trong truyện thơ dân gian
3. Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian
4. Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian
Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN – LỜI TIỄN DẶN
2.1. Tìm hiểu khái quát
a. Mục tiêu: Hiểu được những nét cơ bản về tác phẩm, đoạn trích.
b. Nội dung: HS quan sát, chắt lọc thông tin trong SGK để trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập
GV nêu câu hỏi: Hãy nêu những nét khái quát về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác phẩm
- “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái.
- Truyện thơ này gồm 1846 câu thơ, là lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của vợ chồng mình.
2. Đoạn trích: gồm 2 lời tiễn dặn
+ Lời 1 (Guẩy gánh qua đồng thẳng tới tận nhà): lời dặn dò của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng.
+ Lời 2 (Dậy đi em, dậy đi em ơi!.. cho đến hết đoạn trích): lời khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị chồng hắt hủi, hành hạ.
2.2. Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Phân tích được các đặc trưng của truyện thơ trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Lời tiễn dặn.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, phát PHT để HS tìm hiểu về văn bản. HS theo dõi câu hỏi, thảo luận nhóm và trả lời trong PHT.
PHT số 2: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau
1. Xác định đề tài chính của văn bản Lời tiễn dặn.
2. Tóm tắt cốt truyện của văn bản Lời tiễn dặn.
3. Lời “tiễn dặn” được thuật lại theo ngôi kể nào? Vì sao em biết?
4. - Lời “tiễn dặn” giúp bạn hiểu biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.
5. Cho biết cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong văn bản Lời tiễn dặn.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
HS theo dõi câu hỏi trong PHT, thảo luận nhóm và trả lời.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV mời 1 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Học sinh nhóm khác đánh giá qua bảng kiểm 
Tiêu chí
Có
Không
Nội dung
Trả lời đầy đủ các câu hỏi
Nội dung thuyết trình tốt
Hình thức
Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi
Chữ đúng chính tả, văn phạm, kích thước chữ dễ nhìn
Trình bày đẹp, hấp dẫn
Cách thuyết trình
Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, năng động, cuốn hút
Nắm vững nội dung thuyết trình, tập trung làm sang tỏ vấn đề
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
II. Khám phá văn bản
 1. Đề tài: tình yêu, hôn nhân.
2. Cốt truyện: 
+ Chàng trai và cô gái là hai người yêu nhau thắm thiết; nhưng bị gia đình ngắn cản.
+ Chàng trai nhà nghèo không được gia đình cô gái chấp nhận, phải đi làm ăn xa, lúc trở về thì đã quá muộn.
+ Cô gái – con của nhà giàu có, bị cha mẹ ép hôn, sống không hạnh phúc.
+ Sau nhiều khó khăn, thử thách hai người cũng đến được với nhau.
=> đơn giản, không sử dụng yếu tố kì ảo, xoay quanh số phận của 
3. Ngôi kể:
- Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất.
- Vì:
+ Tác giả trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, đã trải qua để thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình.
+ Thông qua các từ ngữ “đôi ta”, “người anh yêu”, “ta”
=> Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã làm tăng tính thuyết phục, tính truyền cảm cho lời dặn dò và lời khảng định mối tình chung thủy, tha thiết của chàng trai.
4. Nhân vật:
a. Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng
– Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngóng trông.
=> dùng dằng, chùng chình, nấn ná, không muốn rời xa người mình yêu.
– Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút được ở bên người yêu: đầu “ngoảnh lại”, mắt “ngoái trông”, chân bước càng xa thì lòng càng đau. Mỗi lần đi qua một cánh rừng cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ người yêu, lòng đầy khắc khoải. Hình tượng : Lá ớt,lá cà ,lá ngón tượng trưng cho những điều không may mắn
=>Con đường về nhà chồng
=> trở thành con đường khắc khoải, ngóng trông tình xưa, người cũ.
b. Lời dặn dò của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng.
– Gọi cô gái “người đẹp anh yêu”
-> tình yêu trong chàng vẫn còn thắm thiết.
– Mong muốn “được nhủ đôi câu”, “được dặn đôi lời”, được “kề vóc mảnh”, được “ủ hương người” -> quyến luyến, thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, thủy chung.
– Cử chỉ: “con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ bé xinh hãy đưa anh bồng”
-> ân cần, chu đáo, vị tha, cao thượng.
– Lời thề son sắt, thủy chung: “Không lấy được nhau mùa hạ ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.
-> Thể hiện tình yêu tha thiết, cao thượng.
c. Lời khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị chồng hắt hủi, hành hạ. 
- Hoàn cảnh của cô gái: đau khổ, bị đánh đập, hành hạ, bị nhà chồng hắt hủi.
- Hành động của chàng trai:.
+ Ân cần chăm sóc: “Đầu bù anh chải cho/ tóc rối đưa anh búi hộ”, “tơ rối ta cùng gỡ”.
+ Lời lay gọi ấm áp, chân tình: “Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ! Dậy phủi áo  ... ên Em ơi, Hà Nội phố.
Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải 25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó, không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận.
Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm
Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” - Hà Nội - được gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái.
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về".
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay, tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”.
Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để giới thiệu một truyện thơ/bài hát với bạn bè, người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với bạn bè, người thân.
c. Sản phẩm: Phần giới thiệu của HS với bạn bè, người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS về nhà thực hành nói và nghe với người thân.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
B3. Báo cáo thảo luận: GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá buổi học.
4. Củng cố: HS ghi nhớ kiến thức đã học, thực hành vận dụng thêm cho nhiều tác phẩm khác. 
5. HDVN: GV dặn dò HS
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 3. Khát khao đoàn tụ
+ Soạn trước bài Ôn tập.

Tiết: ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.
2. Năng lực.
- HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 3 Khát khao đoàn tụ để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong tiết ôn tập.
 - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Báo cáo kết quả thực hiện phần Đọc mở rộng theo thể loại.
- Thực hành : Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật .
- Biết giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân.
3. Phẩm chất
Biết trân trọng khát khao đoàn tụ
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Bảng, phấn/viết lông
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, video tư liệu liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài 3 Khát khao đoàn tụ.
b. Sản phẩm 
Nhận thức và thái độ học tập của HS.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV chơi trò chơi Ai nhanh hơn em hãy kể tên các văn bản đã học ở bài 3 Khát khao đoàn tụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS nghe và trả lời
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm thảo luận. 
 GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
*Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá: Những văn bản đã học ở bài 3 Khát khao đoàn tụ: Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà.
GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập các văn bản và các kiến thức tiếng Việt đã được học trong bài 3 Khát khao đoàn tụ 
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH ÔN TẬP
1. Hoạt động ôn tập về đọc
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về đọc trong SGK/tr.82.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK/tr.82 (ở nhà).
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận: Mời 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác quan sát, bổ sung, góp ý (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS theo định hướng tham khảo sau.
Câu 1 (SGK/tr.82)
Lời tiễn dặn
Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
Cốt truyện
+ Yêu nhau tha thiết;
+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ;
+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc
 Người đẹp trong tranh là câu chuyện dân gian Việt Nam, kể về sự tích Tú Uyên – Giáng Kiều kết duyên chồng vợ, sau đó cả hai cùng cưỡi hạc bay về trời.
 Thiện Sĩ ngồi đọc sách thì thiu thiu ngủ, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh nhìn thấy chồng có chiếc râu mọc ngược thì lấy dao khâu định xén đi. Thiện Sĩ chợt tỉnh thì hô toáng lên. Rồi mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông, Sùng Bà đánh đuổi Thị Kính về nhà Mãng ông. Sau khi làm cho hai bố con Mãng ông nhục nhã, khổ sở hai vợ chồng nhà Sùng bỏ vào nhà mặc cho hai bố con ôm nhau khóc rồi đưa nhau về.
Nhân vật
Nhân vật Anh yêu và Em yêu từ khi còn là hai bào thai
 Tú Uyên và Giáng Kiều
 Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
 Nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính.
Người kể chuyện
Tác giả thay lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu
 Tác giả
Tác giả
Ngôn ngữ
 Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái, gần gũi, quen thuộc
 Câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ dân gian, gần gũi thân thuộc
 Lời hát, lời văn mang đậm màu sắc dân gian
Nhận xét chung
Cả ba văn bản đều được thể hiện và gắn liền với ngôn ngữ dân gian, dễ gần và thân thuộc với con người Việt Nam
Câu 2 (SGK/tr.82)
	Lời của các nhân vật từ câu " Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu " Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói. Dựa vào lời văn và việc sử dụng ngôn ngữ như ru thì, phù đồ mang đậm ngôn ngữ fana gian. Ngoài ra từ : Như thế thì...... chơi mà liều" là lời nói của sư phụ được chuyển thành câu thơ do đó mà lời của các nhân vật mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.
2. Hoạt động ôn tập viết, nói và nghe
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về viết, nói và nghe trong SGK/tr.82.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4,5 trong SGK/tr.82 (ở nhà).
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận: Mời 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác quan sát, bổ sung, góp ý (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS theo định hướng tham khảo sau.
Câu 3 (SGK/tr.82)
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát), bạn cần lưu ý: 
Kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.
Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.
Câu 4 (SGK/tr.82)
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân cần chú ý:
Xác định được tác phẩm mà mình định nói là của ai, ra đời năm nào, trong bối cảnh nào, thuộc thể loại nào hay loại hình nghệ thuật gì.
Xác định được thể loại của tác phẩm
Xác định nội dung của tác phẩm
Xác định những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng
Câu 5 (SGK/tr.82)
	Trong hoàn cảnh xa cách, con người trở nên biết trân trọng những khoảnh khắc gần nhau, mới biết được niềm vui của đoàn tụ mà chỉ khi mất đi con người mới nhận ra được. Nhưng trong sự đau khổ ấy con người lại hiện lên những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý về sự khát khao đoàn tụ, về sự thủy chung một lòng.
HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về bài 3 Khát khao đoàn tụ
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong bài 3 Khát khao đoàn tụ và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở bài 3 Khát khao đoàn tụ
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở bài 3 Khát khao đoàn tụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt: Bài 3 chúng ta đã học, đọc về các văn bản nghị luận Khát khao đoàn tụ: Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà về. Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói. Báo cáo kết quả thực hiện phần Đọc mở rộng theo thể loại. Thực hành : Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật Biết giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_3_khao_khat_doan.docx