Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 77 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

1. Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kì yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.

2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí

Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội. của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm. thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc.

Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ. (gọi chung là “thành phần không xác định”).

 

docx 53 trang Thu Lụa 30/12/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Những chân trời kí ức
 Bài 9: Những chân trời kí ức
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 77 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
1. Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kì yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí
Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm.... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc...
Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ.... (gọi chung là “thành phần không xác định”).
3. Lỗi về thành phần câu và cách sửa
Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ...
Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa:
• Thiếu thành phần câu
– Thiếu thành phần chủ ngữ
Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.
Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ.
– Thiếu thành phần vị ngữ
Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.
Cách sửa: thêm thành phần vị ngữ cho câu. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích mạnh mẽ sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
– Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ: Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân.
Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa ở nơi này.
• Không phân định rõ các thành phần câu
Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hoá của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: [...].
Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hoá, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trưng kiến nghị: [...].
• Sắp xếp sai trật tự thành phần câu
Ví dụ: Vào ba giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay.
Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bầy giờ sáng ngày mai.
Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chia sẻ những điều bạn biết về cụ Phan Bội Châu, người được mệnh danh là “Ông Già Bến Ngự”.
Trả lời:
- Cụ Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà cách mạng, nhà văn, nhà giáo dục, và là một trong những nhân vật lớn của phong trào Đông Du.
- Cụ Phan Bội Châu được mệnh danh là "Ông Già Bến Ngự" bởi vì ông đã có một cuộc đời rất dài và đầy những trăn trở. Ông đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời của mình, nhưng vẫn luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ những ước mơ và lý tưởng. Ông vẫn luôn được nhớ đến như một người đàn ông kiên cường, hy vọng, và quyết tâm.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Chú ý các chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu và tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà.
- Những chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu:
+ “chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu”
+ “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng”
+ “...sân hẹpthềm nhà tô xi măng”
+ “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”
- Những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà:
+ “không do dự đi rón rén, giữ lễ phép”
+ “Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan”
2. Liên hệ: Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào so với những gì bạn từng hình dung về cụ trước khi đọc văn bản?
- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:
+ “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
+ “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong - tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
+ “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
= > Qua lời kể của Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên là một người hiền tài với phong thái ung dung, từ tốn.
- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống với hình dung của em về ngoại hình, phong thái của cụ: tính cách nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng vẫn toát lên sự nghiêm trang, tôn kính
3. Vì sao: Vì sao Tuấn “hoàn toàn thoả mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?
Vì: Tuấn được đến thăm cụ Phan Bội Châu – người mà Tuấn luôn nể phục, kính trọng, được chiêm ngưỡng dung nhan của cụ, được vinh dự hầu chuyện trên ba tiếng đồng hồ với cụ, được cụ hỏi han khuyên bảo.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: 
      Văn bản đề cập đến câu chuyện của Tuấn khi đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Được ngắm nhìn và được cụ chỉ dạy cho nhiều điều về cuộc sống và tình yêu nước.
* Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản.
Trả lời:
Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến Thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Thông qua một em bé trong nhà cụ Phan, thì Tuấn biết được cụ Phan đang bán gạo cho những người dân nghèo quanh đó. Cụ Phan xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị. Cụ ung dung và thoải mái đến chỗ Tuấn và hỏi han về thông tin của hai cậu. Sau đó cụ còn chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn về cuộc sống, về lòng yêu đất nước và biết yêu thương nhân dân. Cụ đứng nói chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con. Sau đó họ lại được chứng kiến rõ hơn căn nhà mà cụ Phan đang ở, qua sự chỉ dẫn của một em bé sống trong nhà của cụ. Căn nhà của cụ rất đơn sơ mộc mạc, xung quanh được treo một số bức tranh. Ngôi nhà của cụ ở trên một xóm nhỏ, xa xa là kinh thành Huế và các khu chợ đông đúc. Nhưng ngôi nhà như không vướng chút khói bụi nhộn nhịp nào mà chỉ có sự giản dị và tình yêu nước thương dân của con người nơi đây. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và còn người của cụ Phan Bội Châu.
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ?
Trả lời:
- Ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội... trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở):
Sự việc, chi tiết
Thành phần xác định (không được hư cấu)
Thành phần không xác định (có thể hư cấu)
Ví dụ: Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế
X
Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”.
X
 Trả lời:
Tham khảo
Sự việc, chi tiết
Thành phần xác định (không được hư cấu)
Thành phần không xác định (có thể hư cấu)
Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.
X
Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.
X
Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà
X
Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.
X
Thời gian: năm 1927
X
“-Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”
X
“– Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.
X
“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.
X
Những câu nói cụ thể của nhân vật
X
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản.
Trả lời:
- Tác dụng của thành phần xác định: Bảo đảm tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu để khi cần, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng...
- Tác dụng của thành phần không xác định khi được sử dụng kết hợp ở mức độ cho phép: Bù lấp những khoảng trống bảo đảm sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, làm cho văn bản tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ ...
→ Cũng như trong truyện kí nói chung, tác dụng của phi hư cấu trong văn bản trên là tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể. Riêng với văn bản trên và Tuấn - chàng trai nước Việt còn có thêm tác dụng ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bởi cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng vẽ tính xác thực.
Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử dụng các ngôi kể, điểm nhìn khác?
Trả lời:
- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.
- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri tuy không có được khả năng biết tất cả, bao quát tất cả như ngôi thứ ba toàn trị, song khả năng bao quát hiện thực đời sống cũng cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là ngôi kể có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực cần phải có khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.
+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là điều mà điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba không có được.
Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại, vì:
- Cụ là nhân vật có thật, gần với ... t cần tích lũy cho mình vốn tri thức phong phú, dồi dào. Luôn quan sát những gì xảy ra xung quanh, tự rút ra cho bản thân những bài học, những kinh nghiệm. Không ngừng thử nghiệm những cái mới, không sợ khó khăn gian khổ, bởi kĩ năng sống của mỗi người được hình thành từ chính quá trình trải nghiệm. Càng trải nghiệm nhiều con người càng có nhiều kĩ năng sống. Sống thân thiện, hòa đồng với mọi người xung quanh. Trong nhà trường cần có những khóa học trải nghiệm giúp học sinh hình thành những kĩ năng sinh tồn ngay từ khi còn nhỏ.
Vậy có những kĩ năng sống cơ bản nào chúng ta cần hình thành: kĩ năng sinh tồn, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, kĩ năng cảm thông, bao dung. Đó là một trong những kĩ năng cơ bản chúng ta cần có để sinh tồn trong thế giới hiện đại.
Bên cạnh những học sinh có ý thức tôi luyện cả kĩ năng sống lẫn kiến thức sách vở, thì có những bộ phận học sinh lại chỉ chú trọng đến việc tích lũy kiến thức mà quên đi rèn luyện những kĩ năng sống. Điều đó khiến các bạn sẽ gặp khó khăn khi bước vào cuộc sống, bỡ ngỡ và bỏ lỡ nhiều cơ hội để vươn đến thành công.
Rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai quá trình cần thực hiện song song với nhau. Thực hiện được cả hai yếu tố này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống. Bản thân mỗi người cần ý thức đầy đủ về vấn đề này để có cách phân phối hài hòa giữa tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống.
Soạn bài Ôn tập trang 103 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 103, 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản chuyện – truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Văn bản
Đề
tài
Câu chuyện
Sự kiện
Nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Tôi đã học tập như thế nào?
Xà bông “con vịt”
 Trả lời:
Văn bản
Đề tài
Câu chuyện
Sự kiện
Nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Thông qua cái nhìn của nhân vật Tuấn, tác giả đã cho người đọc thấy được “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Đồng thời, qua căn nhà mộc mạc ấy, người đọc cũng thấy được vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu
Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước của dân tộc ta và cho xem những cuốn sách do chính cụ soạn.
Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927
- Tuấn
- Quỳnh
- Cụ Phan Bội Châu.
Tôi đã học tập như thế nào?
Từ câu chuyện thời thơ ấu của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được sự quan trọng của việc tự học và đọc sách.
Bằng việc Pê- xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách. Sách đã mang đến những giá trị ý nghĩa cho cuộc đời và tư tưởng của Pê-xcốp
- Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình.
- Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, có những suy nghĩ, hành động chín chắn, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình
- Nhân vật Pê – xcốp.
- Đức giám mục Cri-xan-phơ
Xà bông “con vịt”
Văn bản ca ngợi tấm lòng của những người con yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn. Họ sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp của mình, có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.
 Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt.  Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi.
- Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.
- Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh của mình, trước tiên là ông đã di dời những khu mộ để lấy đất mở xưởng. Sau đó vợ của ông lại đi gom dừa khô về để làm xà bông.
- Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước, không để con người phải chịu đói khổ trước bọn tay sai của Pháp.
- Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò, đó là sản phẩm của người Việt làm để bán cho người Việt.
- Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân.
- Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước.
- Cai Tuất
- Trần Chánh Chiếu
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt" (Trần Bảo Định).
Trả lời:
Văn bản
Nhân vật
Ví dụ về yếu tố hư cấu
Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Cụ Phan Bội Châu
Các câu nói, hành vi cụ thể của cụ Phan; các biểu hiện tình cảm của Tuấn dành cho cụ Phan...
Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....
Tôi đã học tập như thế nào?
Cậu bé Pê – xcốp
Bối cảnh, tình huống xảy ra các sự việc; những cảm nhận cụ thể về sự yêu ghét của các ông giáo; tác dụng của sách; cuộc đấu tranh giữa con thủ và con người; các câu nói, hành vi cụ thể của nhân vật...
Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vật
vừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung, thấm thía đối với nhiều người.
Xà bông “con vịt”
Cai Tuất
Các suy nghĩ, động cơ lựa chọn hành động của Cai Tuất; tình cảm trung thành của con chó đối với Cai Tuất...
Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:
- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưu lắm, phải không?
- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiểu không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?
Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?
Trả lời:
- Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe thấy trong các câu hỏi của Đức Giám mục cả câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Ví dụ: Trước câu hỏi “Có thể thôi à?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời cậu lên 6, 7 tuổi; giữa hai câu hỏi “Ai dạy Ông có hiển không?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời ông ngoại dạy (thánh thị) ...
“Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chứ bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?” “Con học theo thánh thi à? Ai dạy: Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào! Nhưng con nghịch lắm phải không?”
Điều này vừa làm tăng nhịp độ đối thoại vừa có tác dụng làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, đồng thời tạo bước chuyển hợp lí trong cách cư xử với mọi người của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ” mà khi bước lên độc giả đang “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" không? Vì sao?
Trả lời:
- Tuy mỗi cuốn sách không thể tạo ra phép màu, đột biến, nhưng từng tí, từng tí một như từng bậc thang trong ngàn vạn bậc thang - rất nhiều cuốn sách hay và có ích tiếp nối nhau... việc tách khỏi con thú để “lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy” là hoàn toàn có thể. Chính tác giả truyện Tôi đã học tập như thế nào là một bằng chứng sống, không thể chối cãi.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
Cần lưu ý một số điều sau:
- Hiểu rõ yêu cầu cần đáp ứng trong thảo luận/ tranh luận (Hoạt động thảo luận chủ yếu là để xem xét vấn đề từ nhiều phía, lắng nghe ý kiến của nhiều thành viên nhằm mang lại cho mọi người nhận thức chung, sáng rõ, đẩy đủ, sâu sắc về vấn đề. Hoạt động tranh luận dựa trên các ý kiến khác biệt, nhằm cho thấy tính đa dạng, phức tạp của vấn để tránh cho mọi người cách hiểu, nhận thức đơn giản, dễ dãi, xuôi chiều, một phía.)
- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).
- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.
- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.
- 
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại một hồi ức sâu sắc của bản thân hoặc tầm quan trọng của hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của một nhà văn. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Ai cũng có một thời tuổi thơ đáng nhớ với những kỉ niệm đẹp đẽ. Có thể là niềm vui, nỗi buồn, nhưng những kỉ niệm đó sẽ đi theo chúng ta đến hết cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn của ta. Chính vì thế, kí ức tuổi thơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Đó là những ngày tháng rong chơi cùng bạn bè, là những lần nghịch ngợm bị ba mẹ mắng. Nhưng những kỉ niệm ấy đều đẹp, đều ý nghĩa vì khi đó ta còn vô tư, không lo toan, vướng vào bộn bề cơm áo gạo tiền của cuộc sống. Những kỉ niệm này sẽ mãi khắc sâu vào trong tâm trí và sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này, khi bản thân nghĩ về những ngày thơ bé có thể mỉm cười. Kí ức tuổi thơ là một phần thanh bình, an yên nhất của con người. Bao năm tháng lam lũ xa quê lập nghiệp, khi trở về quê nhà nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm ngày còn bé, trong lòng nao nao những cảm xúc; bỗng nhiên ta sẽ thấy hóa ra có những ngày bản thân đã hồn nhiên đến thế. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, không có nhiều những trải nghiệm đáng nhớ hồi còn trẻ. Những người này sẽ thiệt thòi hơn những người có một “tuổi thơ dữ dội”. Hồi còn trẻ, chúng ta hãy cố gắng trải nghiệm thật nhiều, học hỏi thật nhiều, tạo nhiều khoảnh khắc, kỉ niệm đẹp cho bản thân để sau này khi nhìn lại mới thấy ta đã từng sống trọn vẹn thế nào.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_9_nhung_chan_troi.docx