Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Những điều trông thấy - Trần Ngọc Ngoan

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

 VĂN BẢN 3: KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU (TỐ HỮU)

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Giúp HS hiểu hơn về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông

- Cảm nhận được sự cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu.

- Nhận biết tính dân tộc và màu sắc cổ điển của đoạn thơ ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ, chủ thể trữ tình, chủ đề.

2. Về năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

Nhận biết được các yếu tố về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ

3. Về phẩm chất:

- Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống.

- Trân trọng, biết ơn đối với một tài hoa của nền văn học nước nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)

 

docx 83 trang Thu Lụa 30/12/2023 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Những điều trông thấy - Trần Ngọc Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Những điều trông thấy - Trần Ngọc Ngoan

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Những điều trông thấy - Trần Ngọc Ngoan
Ngày soạn: 28/7/2023
BÀI 7 ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
 VĂN BẢN 3: KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU (TỐ HỮU)
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Giúp HS hiểu hơn về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông
- Cảm nhận được sự cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu. 
- Nhận biết tính dân tộc và màu sắc cổ điển của đoạn thơ ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ, chủ thể trữ tình, chủ đề.
2. Về năng lực: 
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
Nhận biết được các yếu tố về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ
3. Về phẩm chất: 
- Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống.
- Trân trọng, biết ơn đối với một tài hoa của nền văn học nước nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở, vào bài mới. 
Bài thơ với nhan đề Kính gửi cụ Nguyễn Du của tác giả Tố Hữu giúp người đọc một phần nào đó cảm nhận được tài hoa, lòng biết ơn của thế hệ sau đối với người đi trước.
“..Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày..”
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được các phương diện: chủ thể, chủ đề, hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Cảm nhận được sự cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc
- Biết trân trọng gìn giữ những thành quả của người đi trước
b. Nội dung: HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và nghệ thuật trong văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về văn bản 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Phân chia lớp thành 4 nhóm lần lượt với các câu hỏi trong SGK.
Câu 1: Nêu hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có giúp gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ?
Câu 2: Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.
Câu 3: Trình bày cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau: 
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Câu 4: Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cả lớp thảo luận nhóm trong 7 phút 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một HS của từng nhóm trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt lại
Câu 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có giúp gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu được viết vào năm 1953, trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Tại thời điểm đó, nhân dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, từ cuộc chiến tranh giành độc lập đến việc bảo vệ văn hóa, truyền thống và danh dự của dân tộc.
- Hoàn cảnh của bài thơ sẽ giúp em hiểu rõ hơn ý nghĩa và tác động của bài thơ đối với xã hội và văn học Việt Nam trong thời kỳ đó. Đồng thời có thể cảm nhận được tình cảm và tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng. Ngoài ra, việc hiểu rõ hoàn cảnh còn giúp em có thêm thông tin để giải thích những chi tiết và ý nghĩa trong bài thơ.
Câu 2: Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.
- Theo em, câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài là câu thơ “Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”. Vì câu thơ đã bao quát được cảm xúc chủ đạo của bài thơ đó là: thể hiện sự tôn kính và kính trọng của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ca ngợi của Tố Hữu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Chủ thể trữ tình của bài thơ là: Tố Hữu, nhà thơ có tâm hồn tràn đầy tình cảm và tình yêu quê hương, như được thể hiện qua việc tôn vinh và kính trọng Nguyễn Du.
 Chủ đề của bài thơ: thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với Nguyễn Du, một nhà văn, nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự tôn trọng và kính trọng đối với những giá trị văn hóa cao cổ và sự hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Câu 3: Trình bày cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau: 
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
- Đoạn thơ là tình cảm của dân tộc đối với đại thi hào Nguyễn Du - thể hiện tinh thần kế thừa phát huy giá trị tinh hoa truyền thống thông qua những khái niệm gắn giá trị to lớn, cao cả, trường tồn, thiêng liêng “đất trời”, “non nước”.
- Tiếng thơ – nghệ thuật tác phẩm của Nguyễn Du, được tôn vinh ở mức độ cảm hoá được đất trời, hoà hợp các yếu tố “thiên – địa – nhân”. Tầm vóc lớn lao ấy cũng nhằm khắc họa đậm nét tâm hồn của một Con Người đã sống hết mình trong bao nhân vật của ông – để cất lên tiếng kêu thương, lời nguyền rủa, một giấc mơ của những cuộc đời bế tắc trong cuộc đời bế tắc trong màn đêm dày đặc của xã hội phong kiến. Để qua tiếng thơ ấy, người đọc hôm nay nhận ra nỗi đau và khát vọng của non nước nghìn thu. Để qua thơ Nguyễn Du, thế hệ hiện tại nhận được thông điệp từ quá khứ khổ đau của cha ông, đồng thời nhận lãnh trách nhiệm thực hiện lời nhắn nhủ thiêng liêng bảo vệ quyền sống, quyền làm người cao cả.
- Tiếng thơ – tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày đã ăn sâu vào hồn dân tộc. Đó là sự tôn vinh xứng đáng cho giá trị lớn lao nhất của Nguyễn Du để lại cho hậu thế: tinh thần nhân đạo cao cả trong mỗi tâm hồn Việt Nam.
Câu 4: Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?
- Thông qua bài thơ, em hiểu hơn về nỗi lòng của “đại thi hào” Nguyễn Du: Nguyễn Du đã thông qua những nhân vật trong tác phẩm mà thể hiện nỗi lòng mình. Đó là hình ảnh một Thúy Kiều thông minh, tài năng, trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm, ước mơ cao cả, đầy tình yêu thương và nỗi đau khổ.Hay một Tiểu Thanh trầm lặng, lặng lẽ, đơn độc, yêu thích văn học, văn chương, với sự tinh tế trong cảm nhận tình yêu và tình bạn..
- Đồng thời thông qua bài thơ, có thể thấy các tác phẩm của Nguyễn Du là những tác phẩm văn học và thơ ca đầy cảm xúc, tình cảm và sâu sắc. Những tác phẩm của ông thể hiện sự đau đớn, tâm trạng u sầu và niềm khát khao tự do của người Việt Nam thời đó. Với tinh thần yêu nước, ông đã dành cả cuộc đời để viết văn và làm công tác nhà nước, góp phần xây dựng đất nước và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học để củng cố, mở rộng thêm kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học, đã chuẩn bị để mở rộng thêm nội dung bài học
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nêu hiểu biết tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
1. Tác giả
- Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
- Tác phẩm: Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946); Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954); Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)...
- Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
2. Tác phẩm 
- Bài thơ ra đời vào ngày 1-11-1965.
- Bố cục: 
Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.
Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.
Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước
Phần 4 (Trải bao...nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.
Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: HS viết được đoạn văn cảm nhận về một số câu thơ trong bài.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn đoạn cảm nhận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần nhận xét góp ý của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn cảm nhận về các câu thơ
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
HS viết đoạn văn ngắn trong thời gian 5 phút.
B3. Báo cáo thảo luận
GV gọi bất kì HS nào đọc phần bài làm của mình và cùng các HS khác góp ý.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Cảm nhận câu thơ “ Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều” với nội dung chính là nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều
5. HDVN: 
- Xem lại các nội dung trong bài học
- Chuẩn bị bài học tiếp theo Thực hành Tiếng Việt
THÚY KIỀU HẦU RƯỢU HOẠN THƯ – THÚC SINH
(Trích Truyện Kiều)
 Nguyễn Du
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản  ... ới chuột" được nêu lên trong bài viết là các biểu hiện mặt trái ở làng quê xưa như chuyện "mãi lộ", chuyện "làm luật", chuyện "lệ làng",... của tầng lớp thống trị hay các "ông lớn" trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.
- Các vấn đề đó được nêu từ các khía cạnh như:
+ Góc nhìn phê phán thực trạng xã hội
+ Cái nhìn tích cực lạc quan hơn
Câu 3: Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và thứ hai.
Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm nhất và luận điểm thứ hai: Luận điểm thứ ba là kết tinh của luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai, Từ sự tâm đắc của tác giả về thông điệp về sự hòa giải, hòa nhập và khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận sẽ làm ngời sáng, là biểu hiện của bản sắc văn hóa cộng đồng.
Câu 4: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?
Lý lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ.
Câu 5: Điểm tương đồng và khác biệt về phạm vi, đối tượng, bằng chứng trong từng kiểu bài NL về vấn đề XH.
 + Điểm tương đồng: Đều có đối tượng, phạm vi nghị luận là một vấn đề XH.
+ Điểm khác biệt là: 
Điểm khác biệt
Viết VBNL về 1 vấn đề XH
Viết VBNL về 1 vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
Về đối tượng, phạm vi NL
Một vấn đề trong thực tiễn đời sống XH.
Một vấn đề XH được thể hiện qua tác phẩm.
Về việc sử dụng bằng chứng trong NL
Lấy từ thực tế đời sống, người thật, việc thật.
Chủ yếu là nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
 + NGỮ LIỆU 2:
Câu 1: Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm "Truyện Kiều"? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội? 
- Tác giả bài viết đã nêu về vấn đề: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều và giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh.
- Theo em, đó là một vấn đề văn học.
Câu 2: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?
Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, bằng chứng, luận điểm.
Ví dụ: Trong luận điểm 1 "Thực tế không ai... bến nước bình thường".
- Lí lẽ 1: "Con người bình thường ... là ni tấc"
- Lí lẽ 2: "Cả cuộc đời Kiều ... nghĩ sao về cuộc đời Kiều?"
- Bằng chứng: "Giữa cảnh đêm ... rơi xuống sự tầm thường".
Câu 3: Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh "Đám cưới chuột" (tác phẩm hội họa) và về nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" (tác phẩm văn học). 
- Giống nhau: Trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội, việc sử dụng tình tiết, dữ liệu, số liệu thống kê là rất quan trọng để chứng minh một quan điểm hay luận điểm của bài viết. Bất cứ khi nào đưa ra một tuyên bố hoặc luận điểm, chúng ta cần phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho nhận định đó. Điều này áp dụng cho cả bài viết về tranh lẫn nghị luận về vấn đề xã hội.
- Khác nhau: Tuy nhiên, đối với bài viết về tranh, cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng sẽ chú trọng vào các nét vẽ, màu sắc, kỹ thuật, phong cách của các tác phẩm tranh. Trong khi đó, nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ có sự tham khảo đến các tài liệu, sách báo, phân tích chính sách, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, lịch sử, thống kê, v.v. để hỗ trợ cho luận điểm.
3. Hoạt động hướng dẫn lí thuyết về quy trình viết
Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài luận về vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. 
Nội dung: HS đọc phần thực hành viết theo quy trình.
Sản phẩm: Bảng tóm tắt quy trình viết của HS theo mẫu.
Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ HT: HS đọc phần Thực hành viết theo quy trình (SGK/ tr. 56, 57), sau đó, thảo luận nhóm khoảng 4, 6 HS và điền thông tin vào bảng theo mẫu sau:
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc SGK, sau đó thảo luận trong nhóm để hoàn thành bảng.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1, 2 nhóm HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận dựa vào bảng sau:
QUY TRÌNH VIẾT BÀI LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài ( dựa theo sgk trang 56, 57)
- Xác định mục đích viết.
- Thu thập tài liệu.
HS phải tự lựa chọn đề tài mà mình am hiểu, có hứng thú, thuận lợi trong việc thu thập tư liệu, tìm ý.
Bước 2:
Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Tên tác phẩm
- Vấn đề XH được đặt ra trong tác phẩm.
- Luận điểm 1: Giải thích.
- Luận điểm 2: Bình luận, nhận xét, đánh giá vấn đề XH trong t.p và dẫn chứng: Vấn đề XH được giải quyết như thế nào? Có ý nghĩa hoặc tác động thế nào đến cộng đồng?
- Luận điểm 3: Các ý kiến trái chiều và phản biện của cá nhân.
- Bài học rút ra/ giải pháp cho vấn đề.
HS kết hợp tri thức kiểu bài ở bài 2 và bài 6
* Lập dàn ý
1. MB: 
- Giới thiệu vấn đề XH được đặt ra trong tp.
- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.
2. TB:
- Luận điểm 1: Giải thích.
- Luận điểm 2: Bình luận, nhận xét, đánh giá vấn đề XH trong t.p và dẫn chứng.
- Luận điểm 3: Các ý kiến trái chiều và phản biện của cá nhân.
- Luận điểm 4: Đánh giá đóng góp của tp trong việc giải quyết vấn đề XH.
3. KB: 
- Khẳng định lại quan điểm người viết.
- Bài học rút ra/ giải pháp cho vấn đề.
Bước 3: Viết bài
- Hs chuẩn bị viết ở nhà.
- Dựa vào bảng kiểm kĩ năng viết VBNL vấn đề XH.
- Hs chuẩn bị dàn ý chi tiết và bài viết ở nhà.
- Đến lớp viết một đoạn triển khai cho một ý cụ thể.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Thực hiện tại lớp: Hs trao đổi bài viết cho nhau, góp ý, sửa chữa.
- Rút kinh nghiệm từ bài viết bằng kĩ thuật 321:
+ Nêu 3 điều thích từ bài viết.
+ Nêu 2 điều chưa thích từ bài viết.
+ Nêu 1 bài học kinh nghiệm rút ra để viết tốt hơn.
- Hs chủ yếu tự kiểm tra, chỉnh sửa dự theo bảng kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VIẾT BÀI LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC
Hoạt động chuẩn bị viết
Mục tiêu: Xác định vấn đề XH trong tác phẩm, mục đích viết, tìm dẫn chứng.
Nội dung: HS đọc phần thực hành viết theo quy trình trang 56, 57.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ HT: HS đọc đề bài (SGK/ tr. 56, 57) sau đó, trả lời các câu hỏi:
Em sẽ bàn luận về vấn đề nào?
Em sẽ viết bài luận này để làm gì?
Em sẽ lấy dẫn chứng từ đâu?
Bố cục bài viết?
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS suy nghĩ câu trả lời.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1, 2 HS trình bày câu trả lời trước lớp.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động tìm ý, lập dàn ý và viết bài (thực hiện tại nhà)
Mục tiêu: Biết cách tìm ý, lập dàn ý và viết bài luận. 
Nội dung: HS hiểu bài, chuẩn bị kiến thức để viết.
Sản phẩm: Dàn ý và bài viết của HS.
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT
GV nhắc lại những nội dung cần thể hiện được trong bài luận để HS chú ý khi tìm ý và lập dàn ý.
Về cách lập dàn ý, GV yêu cầu HS chú ý:
+ Viết dàn ý bằng các từ/ cụm từ
+ Phân biệt rõ luận điểm; lí lẽ, bằng chứng cho từng luận điểm
HS về nhà thực hiện tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo hướng dẫn (SGK/ tr. 56, 57).
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS về nhà thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết bài.
Báo cáo, thảo luận: Bài viết của HS sẽ được đọc trong tiết Xem lại và chỉnh sửa được tổ chức trên lớp sau đó.
* Kết luận, nhận định: GV thông báo sẽ đánh giá sản phẩm bài viết của HS dựa vào bảng kiểm.
Hoạt động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hoạt động xem lại và chỉnh sửa
Mục tiêu: Biết cách xem lại và chỉnh sửa bài viết của bản thân và các bạn trong lớp.
Nội dung: GV kiểm tra bài viết của HS.
Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT
HS trao đổi bài viết cho nhau theo nhóm đôi, dựa vào bảng kiểm để đánh giá, nhận xét bài viết của bạn.
HS đọc bài viết của mình trên lớp, các HS khác nhận xét dựa vào bảng kiểm.
Thực hiện nhiệm vụ HT
HS làm việc theo nhóm đôi để đánh giá bài viết của nhau.
Cá nhân HS chuẩn bị đọc bài viết để các HS khác nhận xét.
Báo cáo, thảo luận
Đại diện 2, 3 nhóm đôi HS trình bày kết quả đánh giá lẫn nhau.
1, 2 HS đọc bài viết trước lớp và các HS khác nhận xét.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét trên hai phương diện:
Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài viết.
Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS (HS đã biết sử dụng bảng kiểm chưa? HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài viết của bản thân và của các bạn hay không?).
Hoạt động rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Rút ra được kinh nghiệm viết bài luận.
Nội dung: GV sửa bài cho HS và rút kinh nghiệm cho HS.
Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết bài luận.
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết bài luận.
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1, 2 HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được.
Kết luận, nhận định: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thực hiện tại nhà)
Mục tiêu
Vận dụng được quy trình viết bài luận.
Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong HT.
b. Nội dung: HS chuẩn bị làm bài tập ở nhà.
 c.Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của HS.
 d. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: Từ bài viết đã được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ:
Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố.
Chọn một tác phẩm nghệ thuật có chứa vấn đề XH mà bản thân am hiểu/ quan tâm.
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS về nhà thực hiện chỉnh sửa bài viết hoặc viết bài mới.
Báo cáo, thảo luận: HS công bố bài viết đã sửa hoặc bài viết mới theo những hình thức GV gợi ý.
Kết luận, nhận định
GV nhận xét thái độ tích cực chủ động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ HT được giao.
GV và HS lại tiếp tục sử dụng bảng kiểm để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm đối với bài viết đã được công bố.
---------------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU HỌC TẬP
QUY TRÌNH VIẾT
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị viết
..
Bước 2:
Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
.
* Lập dàn ý:
.
Bước 3: Viết bài
..
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
..
BẢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận
Nêu được khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.
Thân bài
Giải thích được vấn đề cần bàn luận.
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết.
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm.
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí.
Kết bài
Khẳng định lại quan điểm của bản thân.
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Có mở bài, kết bài gây ấn tượng
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí.
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_7_nhung_dieu_trong.docx