Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

A. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

- Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

- Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 10 tiết (9 tiết dạy trên lớp, 1 tiết HS tự học ở nhà)

- Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Phần thứ hai: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Bài tập thực hành: 01 tiết ở nhà.

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

I. NĂNG LỰC

Năng lực chung Phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, cụ thể: đọc, hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi, trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt sau:

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.

- Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.

 

docx 77 trang Thu Lụa 30/12/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
LỚP 11
CHUYÊN ĐỀ 1
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(10 tiết)
(Thực hiện từ tuần thứ nhất đến tuần thứ mười; mỗi tuần 1 tiết. Tiết ôn tập: HS thực hiện ở nhà)
A. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
- Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
- Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 10 tiết (9 tiết dạy trên lớp, 1 tiết HS tự học ở nhà)
- Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Phần thứ hai: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Bài tập thực hành: 01 tiết ở nhà.
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
I. NĂNG LỰC
Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù
Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, cụ thể: đọc, hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,  trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt sau:
- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.
- Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.
II. PHẨM CHẤT
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn dân tộc qua những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
- Biết yêu quý cộng đồng, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
- Yêu thích việc nghiên cứu.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Về phía học sinh: Chuyên đề học tập ngữ văn lớp 11, hồ sơ, tài liệu, sách tham khảo, tranh, ảnh, bảng biểu, video clip,
2. Về phía giáo viên:
- SGK, SGV chuyên đề học tập Ngữ văn 11, Bộ Chân trời sáng tạo.
- Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
- Phiếu học tập để học sinh chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Bút màu, giấy A0 để HS trình bày sản phẩm.
- Tài liệu tham khảo sách báo tạp chí về văn học dân gian, máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, máy chiếu.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Dạy học phần thứ nhất: 
TÌM HIỂU YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU 
MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: 
 Anh/ chị hãy nêu cách thức tìm hiểu về một vấn đề văn học dân gian ( Chuyên đề 10)
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Hoạt động của GV &HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 - Anh/ chị hãy nêu cách thức tìm hiểu về một vấn đề văn học dân gian ( Chuyên đề 10)
 - Anh/ chị đã được học văn học trung đại chưa? Nếu đã được học, hãy nêu những tác phẩm văn học đã được học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.
 - GV quan sát, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời theo ý nghĩ cá nhân
- Các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, dẫn vào nội dung bài học.
 GV dẫn vào bài:
Văn học trung đại hình thành và phát triển từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, gắn với sự thăng trầm của chế độ phong kiến Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc. Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Với những tên tuổi như: Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), Ngô Gia Văn Phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Nguyễn Du (Truyện Kiều), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, 
 Nhưng chúng ta chỉ mới nghiên cứu trên đơn vị một tác phẩm thuộc văn học trung đại Việt Nam, hôm nay chúng ta sẽ tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
 Câu trả lời của học sinh
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu chung: 
- Hướng dẫn HS biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
GV hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu bằng các phương pháp và các thao tác tiến hành nghiên cứu một vấn đề, bao gồm: xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu; thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin về đề tài; vấn đề nghiên cứu.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng tổng hợp các kĩ năng để tập nghiên cứu
- HS hoạt động cá nhân: đọc và thu thập thông tin kết hợp làm việc nhóm
- GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.
c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Thao tác 1: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
a. Mục tiêu cụ thể: Giúp HS tìm hiểu và phân tích một văn bản nghiên cứu về vấn đề văn học trung đại Việt Nam, từ đó rút ra cách thức nghiên cứu.
b. Nội dung hoạt động: 
- HS hoạt động cá nhân và thảo luận theo bàn: đọc văn bản ngữ liệu và thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.
c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản tham khảo SGK “ Truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân” – Lê Trí Viễn (trang 6 – 9) và dựa vào gợi ý ở phía lề phải văn bản để phân tích mẫu.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi (bao gồm các câu hỏi gợi ý phân tích ở SGK/ Tr 11):
- Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức nghiên cứu như thế nào?
- Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp / thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
- Bạn học hỏi được được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện Lục Vân Tiên?
-.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi 1-4 SGK.
- GV quan sát, khuyến khích
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một số cặp đôi phát biểu.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức:
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
Đọc văn bản: “Truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân” (Lê Trí Viễn)
1. Mục đích viết văn bản: 
 Bài nghiên cứu không chỉ đơn thuần là vấn đề chính tà, thiện ác như trong truyện thơ dân gian. Câu chuyện còn phản ánh nét xã hội - lịch sử cụ thể, đậm màu sắc của xã hội phong kiến suy thoái đời Nguyễn. 
2. Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp / thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản:
- Vấn đề nghiên cứu : Chính tà, thiện ác trừu tượng, vấn đề đạo đức.
- Phạm vi nghiên cứu trong xã hội phong kiến.
- Các vấn đề, khía cạnh cần tiếp tục nghiên cứu như đạo nghĩa trong thời kỳ phong kiến, gốc rễ hiện thực,..
3. Những thông tin văn bản mang lại
 Bài nghiên cứu đã mang lại cho độc giả những thông tin trần thực về xã hội phong kiến thời xưa, về sự hiếu thảo của người con trong xã hội cũ.
4. Cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại:
+ Nhận định được thời điểm ra đời của truyện
+ Cách tác giả khái quát và đưa ra các nhận định về giá trị nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên.
+ Ranh giới giữa các đoạn và sự chuyển tiếp các luận điểm.
+ Cách thức lật đi lật lại vấn đề.
Thao tác 2: TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
a. Mục tiêu cụ thể: Giúp HS đọc, nhận diện và phân biệt được một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Một số yêu cầu cụ thểbncuar việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
b. Nội dung hoạt động: 
- HS đọc nội dung về Tri thức Ngữ văn và hệ thống hoá các luận điểm vào phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.
c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS đọc mục I. Khái quát vấn đề văn học dân gian trong SGK, kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà để hệ thống hoá các luận điểm của phần Tri thức Ngữ văn, hoàn thành phiếu học tập 01 như sau:
Phiếu HT 01: BẢNG TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Văn học trung đại Việt Nam
Khái niệm
Đặc điểm
Các giai đoạn 
Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
2.Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc mục I. Khái quát về vấn đề văn học dân gian trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó, hoàn thành Phiếu học tập 01
Bước 3: Báo cáo sản phẩm 
- Đại diện của nhóm trình bày 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
II. TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Phiếu HT 01: BẢNG TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Văn học trung đại Việt Nam
Khái niệm
Là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hình thành và phát triển trong hơn 10 thế kỉ, từ trước thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. 
Đặc điểm
- Có sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn.
- Xu hướng tiếp thu các yếu tố văn học, văn hoá nước ngoài trên tinh thần Việt hoá để vừa tự làm giàu, làm mới, vừa bảo lưu bản sắc của văn học dân tộc
Các giai đoạn
-Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV.
-Từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII.
-Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
-Nửa cuối thế kỉ XIX.
Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, ....
2.Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại
- Chọn lọc được vấn đề phù hợp, vừa sức, có ý nghĩa, cung cấp thêm thông tin hay nhận thức mới mẻ cho người đọc.
- Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu, nghiên cứu:
 + Ngữ liệu, dẫn liệu từ tác phẩm.
 + Tìm hiểu và huy động nhiều tri thức liên quan (tri thức về thể loại, ngônnguwx, lịch sử, ...) 
- Với mỗi dạng đề nghiên cứu, cần sử dụng tri thức nền và cách thức, thao tác thực hiện phù hợp.
- Kết quả tìm hiểu về vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng sườn bài, sơ đồ tư duy, đồ hoạ thông tin.
Thao tác 3: TÌM HIỂU CÁCH THỨC, QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
a. Mục tiêu cụ thể: Giúp HS hiểu cách thức tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, có khả năng hoàn thành các bài tập trên lớp và tạo lập được đề cương nghiên cứu.
b. Nội dung hoạt động: 
- HS đọc nội dung mục III. Tr 11- 21 SGK và hệ thống hoá các luận điểm, hoàn thành các yêu cầu, bài tập theo Phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.
c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
1. ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO
 Văn bản: “ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU”
a. Mục tiêu: Hoạt động này hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách tác giả nghiên cứu một vấn đề.
b. Nội dung hoạt động: HS hoạt đ ... tác giả văn học
- Dạng 2. Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học
2. Yêu cầu và sơ đồ dàn ý kiểu bài
ŽCách phân chia này chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, tùy vào mục đích viết cụ thể, người viết có thể kết hợp hai dạng này. Khi đó cần xây dựng các luận điểm về sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật của tác giả sao cho chặt chẽ, logic, đáp ứng được mục đích viết
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn quy trình viết
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu lý thuyết về quy trình viết ở sách giáo khoa trang 77, 78; xác định ý chính và hoàn thành phiếu học tập số 2
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên, hoàn thành phiếu học tập số 2
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2-3 HS trình bày, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
3. Quy trình viết
Nội dung 3: Thực hành
a. Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành lập dàn ý chi tiết cho bài viết giới thiệu về cuộc dời và sự nghiệp/giới thiệu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học cụ thể; 
- Từ dàn ý chi tiết học sinh có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh 
b. Nội dung: HS dựa vào quy trình viết, dựa vào bảng kiểm để thực hiện nhiệm vụ học tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập, bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Bài tập 2a trang 80
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh xem lại quy trình viết, đọc lại bảng kiểm để nắm các tiêu chí của bài viết. Sau đó hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập 2a/trang 80
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, 
B3. Báo cáo thảo luận
- GV mời 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
Dàn ý chi tiết của học sinh. 
Cần lưu ý HS cần đảm bảo
+ Giới thiệu về tác giả và đóng góp chính yếu của tác giả đó đối với nền văn học
+ Lần lượt nêu từng luận điểm theo sơ đồ dàn ý kiểu bài
+ Phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm
+ Khái quát và khẳng định lại đóng góp, ý nghĩa, vai trò của tác giả đó trong lịch sử văn học
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2b
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh về nhà dựa vào dàn ý chi tiết đã có, viết thành một bài văn hoàn chỉnh
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, ở nhà
B3. Báo cáo thảo luận
- HS nộp lại sản phẩm cho giáo viên vào tiết học sau
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
Bài viết của học sinh
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: Tổ chức cho học sinh chơi 1 trò chơi: Ai nhanh hơn. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội sẽ nhận được một phong bì chứa ngữ liệu (Ngữ liệu là một bài viết giới thiệu về một tác giả văn học đã được xáo trộn thứ tự luận điểm). Học sinh có nhiệm vụ sắp xếp lại ngữ liệu và đặt nhan đề cho văn bản. Đội nào hoàn thành nhanh và hợp lí sẽ là đội chiến thắng
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh chia đội và tham gia hoạt động
B3. Báo cáo thảo luận
Các đội trình bày sản phẩm nhóm lên bảng
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
Giáo viên nhận xét, đánh giá, phát thưởng
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học, viết được bài văn giới thiệu về một tác giả văn học mà mình yêu thích
b. Nội dung: HS viết bài văn giới thiệu về một tác giả mà mình yêu thích – Hoàn thành ở nhà
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh: vận dụng những kiến thức đã học từ chuyên đề, thực hành viết một bài viết giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
B3. Báo cáo thảo luận
Học sinh nộp sản phẩm qua nhóm zalo
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: 
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Sản phẩm của nhóm Zalo: NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Thu Huyền) – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG
LỚP 11
CHUYÊN ĐỀ 3
ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
PHẦN THỨ BA
THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Biết thuyết trình về một tác giả văn học.
2. Về năng lực
	- Về năng lực chung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học thông qua việc thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập chuyên đề.
	- Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ với việc học, hiểu và trân trọng những đóng góp của các tác giả văn học với nền văn học, với xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm văn học
2. Thiết bị: Máy chiếu, Laptop, Tivi, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng thú cho HS, gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học 
b. Nội dung: GV đặt nêu ra vấn đề cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1. Giao nhiệm vụ học tập 
	GV đặt câu hỏi: Nêu đặc điểm của hoạt động thuyết trình và đặc điểm của việc thuyết trình về một tác giả văn học? 
	Học sinh trình bày những hiểu biết của mình qua bảng K – W – L và trả lời câu hỏi được đặt ra 
K (Đã biết)
W (Muốn biết)
L (Đã học được)
B2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
B3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.
B4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
a. Mục tiêu 
	- Học sinh xác định được mục đích của việc trình bày bài thuyết trình.
	- Học sinh nêu được các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp, các đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của tác giả và đóng góp của tác giả đối với nền văn học.
	- Học sinh biết cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học.
b. Nội dung
	Nắm vững cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học.
c. Sản phẩm: Hệ thống hóa nội dung bài học trên phiếu học tập hoặc sơ đồ.
d. Tổ chức thực hiện
B1. Giao nhiệm vụ học tập 
	Để làm tốt công việc thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học, ta cần thực hiện những bước nào? 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
	Học sinh đọc kĩ phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK, tóm tắt ý chính.
B3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày và báo cáo phần tìm hiểu.
B4. Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản.
	Cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học: ta cần thực hiện 3 bước
	Bước 1: Chuẩn bị thuyết trình
	* Xác định đề tài/vấn đề, không gian, thời gian thuyết trình
	Bạn cần trả lời được các câu hỏi:
	- Người nghe là ai?
	- Bạn sẽ nói ở đâu?
	- Nói trong thời gian bao lâu?
	- Mục đích nói là gì?
	- Nói cái gì?
	- Nói như thế nào?...
	* Tìm ý, lập dàn ý
	HS chuyển hóa nội dung bài viết thành nội dung bài nói bằng cách:
	- Tóm tắt các ý chính của bài viết dưới dạng sơ đồ, gạch đầu dòng, từ khóa.
	- Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ: tranh ảnh, video.
	- Thiết kế tập tin trình chiếu để hỗ trợ cho bài thuyết trình.
	- Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi.
PHIẾU NGHE VÀ GHI CHÉP
THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tên đề tài thuyết trình: 
Người thuyết trình: .
I. Nghe và tóm tắt nội dung chính của bài thuyết trình
Nội dung chính của bài thuyết trình
Ý kiến trao đổi của tôi
Luận điểm 1: 
Luận điểm 
II. Rút kinh nghiệm sau bài thuyết trình
1. Điều tôi thích ở bài thuyết trình:
2. Điều tôi nghĩ bạn cần làm tốt hơn:
3. Kinh nghiệm cho bản thân:
	HS chuẩn bị phiếu ghi chép để nghe và trao đổi trong buổi thuyết trình, có thể theo mẫu sau:
	Bước 2: Luyện tập và trình bày
	Khi luyện tập, cần: 
	- Lựa chọn cách mở đầu hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người nghe.
	- Lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, khách quan, trung tính.
	- Trích dẫn các bằng chứng hợp lí, làm sáng tỏ được luận điểm.
	- Chú ý chuyển tiếp giữa các phần, các ý để người nghe dễ theo dõi.
	Khi trình bày, cần:
	- Dựa vào phần tóm tắt đã chuẩn bị trước.
	- Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
	- Tương tác với người nghe bằng ánh mắt và sử dụng cử chỉ vừa phải.
	- Đảm bảo thời gian cho phép.
	Bước 3: Trao đổi và đánh giá
	Khi trao đổi, cần:
	- Thể hiện thái độ cầu thị, trân trọng ý kiến đóng góp của người nghe.
	- Lắng nghe câu hỏi, hỏi lại nếu chưa hiểu rõ câu hỏi.
	- Trả lời câu hỏi một cách nhẹ nhàng, lịch sự, tôn trọng quan điểm của người khác.
	Đánh giá: Dùng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài giới thiệu của bạn
Bảng kiểm thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học
Nội dung bảng kiểm
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Chào hỏi và tự giới thiệu.
Giới thiệu về tác giả và nhận định khái quát về đóng góp của tác giả đối với nền văn học.
Nội dung chính
Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và các điểm đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
Đưa bằng chứng và phân tích để chứng minh về đóng góp của tác giả.
Lí giải, đánh giá về những đóng góp cảu tác giả đối với nền văn học.
Kết thúc
Tóm tắt và khẳng định được nội dung trình bày về tác giả.
Cảm ơn và cháo kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính.
Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Đảm bảo thời gian quy định.
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu
	- Học sinh lựa chọn được đề tài thuyết trình phù hợp
	- Học sinh biết cách thức và kĩ năng thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học.
b. Nội dung thực hiện: Học sinh chọn một trong các đề thực hành trong SGK để thuyết trình.
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1. Giao nhiệm vụ học tập 
	Tìm hiểu và thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh chia nhóm lựa chọn đề tài và tìm hiểu các thông tin về tác giả văn học được lựa chọn để giới thiệu ở nhà.
	- Chuẩn bị bài thuyết trình trước lớp.
B3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu. Học sinh nhóm khác nhận xét, đánh giá, trao đổi, thảo luận.
B4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, cho điểm.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu
	Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học mà mình yêu thích.
b. Nội dung thực hiện: Tự tìm hiểu và giới thiệu về một tác giả văn học yêu thích.
c. Sản phẩm: Bài nghiên cứu của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
	Giáo viên yêu cầu học sinh: vận dụng những kiến thức đã học từ chuyên đề, giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích.
B2. Thực hiện nhiệm vụ
	Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà
B3. Báo cáo thảo luận
	Học sinh nộp sản phẩm qua nhóm Zalo hoặc trình bày trực tiếp trên giấy.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện
	Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm vào đầu tiết học sau của lớp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_hoc_tap_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_chuy.docx