Giáo án Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu về trồng trọt - Bài 1, 2

BÀI 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam,

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt,

- Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam,

• Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trồng trọt.

- Năng lực công nghệ:

• Nhận thức công nghệ nhận thức nội dung cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.

• Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về trồng trọt.

 

docx 28 trang Thu Lụa 29/12/2023 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu về trồng trọt - Bài 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu về trồng trọt - Bài 1, 2

Giáo án Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu về trồng trọt - Bài 1, 2
PHẦN I: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ TRỒNG TRỌT
BÀI 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam,
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt, 
- Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam,
Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trồng trọt.
- Năng lực công nghệ: 
Nhận thức công nghệ nhận thức nội dung cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.
Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về trồng trọt.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ thích tìm tới tài liệu để mở rộng hiểu biết về ngành trong trồng trọt, có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng về lĩnh vực trồng trọt trong cuộc sống, 
Trách nhiệm: sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Công nghệ 7. 
Máy tính, máy chiếu. 
Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,
Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính,
Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: tranh ảnh hoặc video clip về vai trò, triển vọng của trồng trọt, về hoạt động của một số nghề trong và ngoài lĩnh vực trồng trọt.
2. Đối với học sinh
SGK, 
Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về nghề trồng trọt ở Việt Nam
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK. 
c. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về nghề trồng trọt ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Hãy kể về việc tạo ra một sản phẩm trồng trọt (như lúa, ngô, bắp, xoài,...).
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt gợi ý cho HS: Các sản phẩm đó có từ đâu? Sản phẩm từ cây trồng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống của con người? Để sản xuất ra chúng (trồng cây thu sản phẩm), em cần có những kiến thức, kĩ năng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: 
+ Các sản phẩm trồng trọt như lúa, ngô, xoài, cam, có từ các loại cây trồng của các loại cây lúa, ngô, xoài, cam,
+ Sản phẩm từ cây trồng có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất của con người.
+ Để sản xuất ra chúng, em cần có những kiến thức, kĩ năng về ngành trồng trọt các loại cây đó.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài những loại cây trồng mà các em kể trên còn rất nhiều các loại cây trồng khác ở địa phương em. Vậy để biết thêm về các loại cây trồng cũng như vai trò của các loại cây đó nói riêng, ngành trồng trọt nói chung, thì chúng ta cùng tìm hiể nội dung bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp HS trình bày được vai trò của trồng trọt ở nước ta.
b. Nội dung: vai trò của trồng trọt
c. Sản phẩm học tập: vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và đặt câu hỏi: 
Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với đời sống và sản xuất? 
Kể thêm về một số sản phẩm trong trồng trọt?
Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt vai trò nào?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1.1 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Lợi ích trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người:
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. (rau, củ, quả)
Cung cấp thức ăn cho chăn, nuôi  (ngô, rau, cám gạo,..)
Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp ( đay, bông, tơ lụa,..)
Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu ra nước ngoài, giúp gia tăng kinh tế.
+ Các sản phẩm khác của trồng trọt: cây ăn quả lúa gạo, sắn, rau, trái cây, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè; rau cải, rau muống, lạc,...
+ GV khuyến khích HS kể các sản phẩm từ trồng trọt đã và đang được xuất khẩu. 
+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong SGK. (năm 2020, VN đứng đầu thế giới xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 xuất khẩu cà phê, đứng thứ 3 xuất khẩu gạo).
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Ngành trồng trọt có vai trò chính cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Vai trò, triển vọng vủa trồng trọt ở Việt Nam
1.1. Vai trò vủa trồng trọt ở Việt Nam
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người: 
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người như: gạo, ngô , khoai, sắn, rau, củ, quả,...,
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như: mía, cà phê, đay, bông,
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi như ngô, khoai, sắn, rau xanh,
- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu như gạo, cà phê, chè, hồ tiêu,
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; 
- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.
Hoạt động 2: Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta
b. Nội dung: một số triển vọng của trồng trọt ở nước ta
c. Sản phẩm học tập: triển vọng vủa trồng trọt ở Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV tổ chức cho HS quan sát Hình 1.2 về một số triển vọng của trồng trọt và trả lời câu hỏi:
Lĩnh vực trồng trọt có triển vọng phát triển như thế nào?
Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng?
+ GV phân tích từng lãnh ảnh trong Hình 1.2 của SHS. 
+GV đưa thêm một số hình ảnh khác để gợi mở và giúp HS phân tích thêm về triển vọng của trồng trọt.
+ GV yêu cầu HS trả lừoi câu hỏi: Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trộng theo quy mô lớn? 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1.2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV gợi ý:Tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày:
Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:
Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng..)
Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:
Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.
=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV yêu cầu HS nêu tiêu chuẩn mà trồng trọt ở Việt Nam hướng đến, từ đó giải thích về tiêu chuẩn VietGAP: là tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về đất, phân bón, giống cây trồng, để tạo ra sản phẩm an toàn.
+ GV gợi ý thêm, dẫn dắt HS tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc tế trong trồng trọt: tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalG.A.P, tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
1.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
 - Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn:
+ Trồng trọt chuyển dần sang hình thức các vùng chuyên canh cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ.
+ Xu hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap ngày càng mở rộng để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 3: Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt
a. Mục tiêu: giúp HS trình bày được điểm điểm một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt
b. Nội dung: đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt
c. Sản phẩm học tập: đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK và chia 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 5 phút. Yêu cầu các nhóm:
Kể tên các nghề trong trồng trọt được minh hoạ trong hình và kể thêm một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
Lĩnh vực trồng trọt tạo những việc làm nào cho người lao động?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trong thời gian 5 phút.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
+ Hình a lao động trồng, thu hoạch chè; 
+ Hình b lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ, 
+ Hình c nhà nuôi cấy mô thực vật.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt: nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật, nhà bệnh học thực vật, nhà tư vấn làm vườn,
2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt
2.1. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt
- Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứ giống cây trồng, kĩ thuật canh tác, chắc sóc cây trồng,
- Nhà nuôi cấy mô: là người làm việc liên quan đến nhân giống câu trồng
- Nhà bệnh học thực vật: là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cưú cachs phòng trừ sâu, bệnh,
- Kĩ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến cây rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp,
Hoạt động 4: Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết yêu cầu đối với người lao dodonjg trong lĩnh vực trồng trọt, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
b. Nội dung: phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.
c. Sản phẩm học tập: các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, nhận thức sự phù hợp của bản thân vơí các nghề trong trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bướ ... ài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp HS kể được một số nhóm cây trồng ở nước ta
b. Nội dung: các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
c. Sản phẩm học tập: các nhóm cây trồng phổ biến.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV minh hoạ Hình 2.1 trong SGK và chia thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS các nhóm trả lời câu hỏi: Các loại cây trong Hình 2.1 thuộc những nhóm cây trong nào?
+ GV yêu cầu HS liệt kê các giống cây trồng ở địa phương. Vì sao địa phương em lại trống được loại cây đó? Vì sao mỗi vùng miền lại có những loài cây đặc trưng hoặc những giống cây trồng khác nhau?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát Hình 2.1 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi.
+ GV minh hoạ thêm một số hình ảnh cây trồng ở địa phương và dẫn dắt HS phân - loại cây trồng vào từng nhóm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời về vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV cung cấp cho HS thông tin về các vùng trồng lúa đang bị thiệt hại do sự biến đối khí hậu như hạn mặn, để biết sự thay đổi nhóm cây trồng đặc trưng ở từng vùng theo điều kiện biến đổi khí hậu. 
+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu gạo của Việt Nam: là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Năm 2019, giống lúa ST25 của Việt Nam được Hội nghị Thương mại Gạo thế giới lần thứ 11 (tại Manila, Philippines) công nhận là giống lúa ngon nhất thế giới.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Các nhóm cây trồng chủ yếu của Việt Nam nhóm cây lương thực, cây lấy củ, cây ăn quả, cây rau và đỗ các loại, cây công nghiệp, hoa và cây cảnh.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
- Nhóm cây lương thực: như lúa, ngô, khoai, sắn,
- Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn khoai môn, khoai tây, cà rốt,... 
- Nhóm cây ăn quả, như nhãn, vải, xoài, cam,.
- Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi,... và các loại rau gia vị như: rau răm, húng quế, thì là,... Đỗ gồm các loại như: đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen,...
- Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... mang lại giá trị kinh tế cao.
- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...
Hoạt động 2: Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp trình bày được các phương thức trồng trọt phổ biến tại Việt Nam
b. Nội dung: các phương thức trồng trọt độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ
c. Sản phẩm học tập: các phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát Hình 22 , chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu nhóm HS thảo luận trong thời gian 3 phút:
Nhóm chuyên gia:
+ N1,2: Nêu đặc điểm của phương thức độc canh
+ N3,4: Nêu đặc điểm của phương thức xen canh
+ N5,6: Nêu đặc điểm của phương thức luân canh
+ N7,8: Nêu đặc điểm của phương thức tăng vụ
Nhóm mảnh ghép: di chuyển theo sơ đồ sau và thảo luận trong 5 phút trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm các phương thức trồng trọt ở nước ta?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Điểm khác nhau giữa trong độc canh và trồng xen cạnh là gì? 
Luân ca có gì khác so với độc canh và xen canh?
Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức trồng trọt. 
Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2.2 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
+ GV dẫn dắt để HS nêu lên được ưu và nhược điểm của từng phương thức trồng trọt.
+ Gợi ý. Số vụ trong năm tuỳ thuộc vào thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của mỗi loại cây. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của một loại cây trồng sẽ tuỳ thuộc vào những yếu tố như thời gian sinh trưởng, phát triển của giống cây trồng, điều kiện sống của cây trồng và phương thức canh tác loại cây trồng đó.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ GV nêu ví dụ về phương thức trồng tăng vụ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS; 
GV giới thiệu thêm về phương thức canh tác đối với trồng trọt công nghệ cao trong SHS.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:
+ Độc canh là phương thức canh tác chỉ trong chuyên một loại cây.
+ Luân canh, xen canh là phương thức canh tác tử hai loại cây trở lên trên cùng diện tích, 
+ Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích. 
2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam
a. Độc canh là phương thức canh tác chỉ trong một loại cây duy nhất. Nếu thực hiện trong điều kiện tự nhiên qua nhiều năm, phương thức độc canh có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh.
b. Xen canh là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trong trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài. Xen canh giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
c. Luân canh là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. Luân canh làm tăng độ phi nhiêu, điều hoà chất dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, tot (tro bệnh cho cây.
d. Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất trồng trong một năm. Tăng vụ giúp tăng tổng sản lượng thu hoạch.
Hoạt động 3: Trồng trọt công nghệ cao
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
b. Nội dung: những ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
c. Sản phẩm học tập: các đặc điểm dể nhận biết trồng trọt công nghệ cao.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Quan sát hình 2.3 và kể tên các phương pháp trồng trọt công nghệ cao. Ứng dụng công nghệ cao trong mỗi trường hợp trong hình mang lại lợi ích gì trong trồng trọt?
+ GV liên hệ với phương thức trồng tăng vụ để nêu đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS: Ưu điểm và nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao là gì? 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2.3 SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + GV dẫn dắt để HS nêu các đặc điểm nhận biết mô hình trồng cây ứng dụng công nghệ cao sử dụng các thiết bị tiên tiến, các kỹ thuật hiện đại, giống cây trồng mới năng suất cao, quy trình quản lí tự động. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Trồng trọt công nghệ cao là ứng dụng các quy trình, kỹ thuật, giống cây, công cụ, thiết bị tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao.
3. Trồng trọt công nghệ cao
- Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 
- Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học...;
+ Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao, ng cao.
+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hoá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức về nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao. 
b. Nội dung: Bài tập trong phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK và ghi nhớ sgk.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
Câu hỏi 1. Giả sử có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình, em dự định trồng nhóm cây nào, loại cây nào? Với những loại cây đã chọn em sẽ trồng theo phương thức trồng trọt nào?
Câu hỏi 2. Quan sát Hình 2.4, cho biết hình ảnh nào thể hiện trồng trọt công nghệ cao? Vì sao?
Câu hỏi 3. Em hãy kể về các ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt mà em từng thấy hoặc từng trải nghiệm.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức via học, dẫn dắt để HS nêu được các nội dung ở phần Ghi nhớ trong SHS .
+ GV yêu cầu HS trả lời vấn đề được đặt ra ở phần Khởi động: Em hãy giới thiệu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
Câu hỏi 1:
Nếu có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình, em dự định trồng nhóm cây rau. Em muốn trồng các loại cà chua, rau húng, rau mùi; các loại rau cải, xà lách, đậu ve và các loại cây tía tô, kinh giới, ớt, húng lủi; trồng cây dây leo: mướp, su su, hoa thiên lý. Với những loại cây em đã chọn ở trên, em trồng theo phương thức luân canh, tăng vụ.
Câu hỏi 2:
Hình 2.4b: Trồng thủy canh
Hình 2.4c: Hệ thống tưới tiêu tự động
Câu hỏi 3: 
Vòi phun nước tự động tưới nước tự động ở các công viên giải trí: hệ thống tưới tiêu tự động khi trồng rau.
Mô hình trồng rau trong hệ thống nhà kính : khí hậu trong nhà kính có thể điều chỉnh được, ít sâu bọ..
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức: mô hình trồng thuỷ canh, khí canh,
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn cuộc sống về phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao ở địa phương. 
b. Nội dung: Bài tập trong phần Vận dụng SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Địa phương em có những loại cây trồng nào phổ biến? Những phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt được áp dụng ở địa phương em như thế nào?
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu để thực hiện hoạt động ở nhà: 
+GV gợi ý, hướng dẫn HS tim hiểu để thực hiện câu hỏi ở phần Vận dụng trong SHS. 
+ GV dẫn dắt HS phân tích việc ứng dụng phương thức trồng trọt và ứng dụng công nghệ cao ở địa phương. 
Ví dụ
• Địa phương được ứng dụng trồng trọt công nghệ cao như thế nào?
• Ứng dụng ở mức độ nào?
• Ứng dụng công nghệ cao có mang lại hiệu quả không
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Công nghệ 7.	
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Quy trình trồng trọt. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_7_chan_troi_sang_tao_chuong_1_mo_dau_ve_tr.docx