Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Khoa học

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống

- Thu thập, so sánh và trình bày được mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp. Một số bộ phận chính, cách làm ra âm thanh.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, phiếu học tập, sgk.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 52 trang Thu Lụa 29/12/2023 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Tuần 11
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống
- Thu thập, so sánh và trình bày được mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp. Một số bộ phận chính, cách làm ra âm thanh.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, phiếu học tập, sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV cho hs nghe bài hát: Trống cơm
Hỏi: Bài hát nhắc đến nhạc cụ nào?
+ G/ thiệu: Âm thanh có nhiều lợi ích trong cuộc sống. Tuy nhiên âm thanh cũng có thể gây hại cho cuộc sống, vậy làm cách nào để giảm ảnh hưởng của những âm thanh chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay?
- HS nghe và hát theo
- HS suy ngẫm, trả lời
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 theo cặp đôi và cho biết những lợi ích của âm thanh với con người?
- HS quan sát, trả lời.
- YC đại diện trình bày
- GVNX KL: Âm thanh mang nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thang ta có thể nói chuyện được với nhau, nghe được bài hát, bản nhạc
- Yc học sinh thảo luận nêu ví dụ khác về lợi ích của âm thanh
- Đại diện học sinh báo cáo
GV Hỏi: Những người khiếm thính không nghe được âm thanh gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp họ vượt qua khó khăn này?
HĐ 2: Tìm hiểu cách làm một số nhạc cụ phát ra âm thanh
- YC hs quan sát hình 2 và nêu tên các nhạc cụ?
- Đại diện chia sẻ
- Chia lớp 4 nhóm yc hs làm PBT
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Trả lời
- Quan sát thảo luận
Tên nhạc cụ
Cách làm phát ra âm thanh
Bộ phận phát ra âm thanh
Sáo
Dùng miệng thổi
Không khí bên trong thân sáo
Đàn Ghi ta
Dùng tay đánh
Các dây đàn
Trống
Dùng tay đánh
Mặt trống
Kèn lá
Dùng miệng thổi
Phần đầu lá
- GVGT thêm: Sáo trúc có 2 loại: Sáo ngang và sáo dọc, ( Cáyaos 6 lỗ hoặc 4 lỗ), khi ta thổi, cột khí bên trong của sáo bị dao động và phát ra âm thanh. Âm thanh đó cáo 
(bổng) hay thấp (trầm) phụ thuộcvafo khoảng cách từ miệng sáo tới lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.
- Lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- VN chia sẻ với người thân về bài học
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..
Tiếng Việt
Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI
(theo Hà Phong)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. 
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.;
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng...
- HS đọc
- Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông? 
- HS trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh cái khèn, yêu cầu HS giới thiệu về chiếc khèn (Vật liệu làm khèn; Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).
- HS chỉ tranh và giới thiệu
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về 
tiếng khèn và người thổi khèn?
- HS trả lời
- Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng.
- HS trả lời. (Đáp án C)
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, phiếu học tập, sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Nhân hóa là gì? Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa; chúng được nhân hóa bằng cách nào)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
Đoạn
Hiện tượng được nhân hóa
Cách nhân hóa
Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người
Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên
Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người
a
chim
mừng, rủ nhau về
cào cào
mặc áo xanh, đỏ; giã gạo
hạt (lúa)
níu, nhờ
gió
chị
mách tin
b
rặng phi lao
vật vã, chao đảo, khôngchịu gục, reo hát, chào
Ly vẫy tay chào lại:
- lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
c
chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy
thím, chú, anh, bác
nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS trả lời
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- Yêu cầu HS xác định hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ.
- HS trả lời (Các hình ảnh nhân hóa: nàng gà, bà chuối, ông ngô)
- Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao?
- GV khen ngợi HS có cách giải thích thú vị, sáng tạo.
- GV chốt lại tác dụng của biện pháp nhân hóa: giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri trở nên sinh động hơn, có hồn hơn, giống với con người, gần gũi với con người hơn.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS đặt câu vào vở: 2 - 3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
- HS đặt câu vào vở
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- HS thực hiện 
- GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào?
-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố nhận biết ác đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn; các dơn vị đo diện tích: mi li mét vuông, đề - xi -mét vuông, mét vuông; các đơn vị đo thời gian: giây; thế kỉ.
- Củng cố thực hiện phép đổi, phép tính cộng, trừ, nhân, chia đối với đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
Ii. Đồ dùng dạy học:
- máy tính, sgk, vở ghi.
Iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con : 
500 m2 = .dm2 ; 2 tấn 89kg = .kg
- Nhận xét, tuyên dương HS
- HS làm bảng con
- HS quan sát và trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thực hiện SGK.
- Yêu cầu HS đổi sách kiểm tra
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS thực hiện SGK
- HS đổi sách kiểm tra
- HS nêu
- GV củng cố kĩ năng chuyển đổi, tính toán với các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS trả lời
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Nêu yêu cầu bài 2?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm SGK sau đó đổi chéo.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm
- HS thực hiện SGK
- HS trình bày bài làm
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, khen ngợi HS 
- HS nêu. 
- GV củng cố kĩ năng ước lượng đơn vị đo khối lượng phù hợp cho các vật trong thực tế.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hs nêu yêu cầu
- GV có thể gợi ý hướng dẫn:
+ Gv yêu cầu Hs tính diện tích bảng mạch, kể cả hai phần khuyết
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu xăng – ti -mét vuông?
+ Diện tích mỗi hình vuông trắng là bao nhiêu xăng – ti -mét vuông?
+ Muốn tính diện tích bảng mạch ta lấy diện tích hình chữ nhật ABCD trừ đi diện tích những phần nào?
.
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở
- HS làm vở:
Diện tích bảng mạch hình chữ nhật là:
10 x 5 = 50 (cm2)
Diện tích hình vuông là: 
1 x 1 = 1 (cm2)
Diện tích hai hình vuông là: 
1 x 2 = 2 (cm2)
Diện tích của bảng mạch máy tính là:
50 – 2 = 48 (cm2)
Đáp số: 48 cm2
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng
- HS lắng nghe
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Nêu yêu cầu bài 4?
- HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm SGK
- HS thực hiện làm SGK
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
- HS nêu cách làm
- GV củng cố kĩ năng ước lượng đơn vị đo diện tích phù hợp với mỗi bề vật vật đã cho.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm vào nháp
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện nháp
-Trình bày cách làm bài
- Gv nhận xét, tuyên dương HS
- HS trình bày cách làm
- Gv củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian, thế kỉ.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Đổi? 
+ 9 thế kỉ =....năm 
+ 240 yến = ......kg
+ 12dm2 = ....mm2
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2023
Mĩ thuật*
Sản phẩm mĩ thuật với các lớp cảnh (tiết 1)
Giáo viên bộ môn chuyên ngành soạn giảng
Giáo dục thể chất*
Động tác nhảy và động tác điều hòa với gậy 
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
________________________
Toán
GIÂY, THẾ KỈ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Vận dụng cách tính để giải được các bài toán thực tế có liện quan đến thời gian
- Góp phần phát triển năng lực t ...  15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ HS; chấm chữa bài và gọi Hs lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
- Hs làm bài.
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- GV cho học sinh nêu đáp án của mình và giải thích cách lựa chọn.
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách tính tổng tiền mua hàng.
- Học sinh quan sát, nêu kết quả bài làm của mình: 
Đ/A: C
- Học sinh nhận xét
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gv đưa bài trên máy chiếu.
450 862 – 23 205; 989 341 – 170 071;
355 296 – 149 028
- GV cho học sinh thực hiện bảng con.
- GV nhận xét, khen, đưa đáp án đúng, chốt kiến thức
 è Gv chốt cách trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số
- Quan sát, đọc đề bài
- HS làm bảng con:
 450 862 989 341 355 296 
 – 23 205 – 170 071 – 149 028
 427 657 819 270 206 268
- HS đối chiếu kết quả.
* Bài 3: Năm 2020, số thép nước ta xuất khẩu sang Hoa Kì là 167 122 tấn và xuất khẩu sang Hàn Quốc là 264 684 tấn. Hỏi trong năm 2020:
a, Số thép nước ta xuất khẩu sang cả Hoa Kì và Hàn Quốc là bao nhiêu tấn?
a, Số thép nước ta xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều hơn Hoa Kì là bao nhiêu tấn?
- GV cho học sinh nêu cách làm.
- GV cho học sinh lên thực hiện.
- GV nhận xét, khen, đưa đáp án đúng, chốt kiến thức
 è Gv chốt cách giải toán có văn với 2 bước tính.
- Hs đọc đề nêu cách làm 
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Số thép nước ta xuất khẩu sang cả Hoa Kì và Hàn Quốc là:
167 122 + 264 684 = 431 806 (tấn)
Số thép nước ta xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều hơn Hoa Kì là:
 264 684 - 167 122 = 97 562 (tấn)
 Đáp số: a, 431 806 tấn
 b, 97 562 tấn
- HS đối chiếu kết quả.
* Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gv đưa đề bài trên máy chiếu
- Gọi lần lượt từng hs nêu số của mình
- GV gọi hs nhận xét, đưa đáp án đúng
è Gv chốt cách tìm số bé nhất, lớn nhất từ các chữ số đã cho.
- Hs đọc đề.
Đ/A: Số bé nhất là: 102 345
 Số lớn nhất là: 854 321
 Hiệu của hai số đó là: 751 976
- Lớp nhận xét, đối chiếu bài
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
- GV nêu đưa câu hỏi trên máy chiếu, HS đọc tìm nhanh đáp án trả lời: 
a. Số lớn nhất có 5 chữ số là?
b. Số bé nhất có 6 chữ số là?
c. Số lẻ lớn nhất có 6 chữ số khác nhau là?
d. Số chẵn bé nhất có 5 chữ số khá nhau là?
- GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.Tiết 3 tuần 11
- HS nghe
- HS trả lời, lớp nhận xét
- 99 999
- 100 000
- 987 653
- 10234
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc*
ÔN BÀI HÁT: NẾU EM LÀ  
NGHE NHẠC: ĐIỀU MONG ƯỚC TẶNG THẦY
Giáo viên bộ môn chuyên ngành soạn giảng
________________________________________
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG (T2)
I. Yêu cầu cần đạt.
- Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.
- Biết vì sao phải yêu lao động.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân.
- Qúy trọng người yêu lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển phẩm chất nhân ái, phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mý tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Mở đầu:
- GV mời một vài học sinh chia sẻ:
+ Kể những việc em đã làm ở nơi công cộng.
+ Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài mới.
- Một số HS chia sẻ và trả lời.
- HS chia sẻ những việc em đã làm khi ở nơi công cộng..
- HS lắng nghe.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Khám phá vì sao phải yêu lao động. (Làm việc cặp đôi)
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện. “Những giọt mồ hôi trên trán mẹ” trong SGK.
- GV mời 1 HS đọc to câu chuyện cho cả lớp nghe.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
+ Cô bé thể hiện tình yêu lao động như thế nào? Những việc làm của cô bé đã đem lại điều gì?
+ Theo em vì sao phải yêu lao động?
- GV mời HS trả lời.
- GV mời cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- HS các nhóm chia sẻ kết quả đã thảo luận. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cô bé trong truyện rất yêu lao động, cô thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà. Quần áo mẹ phơi khô mà chưa kịp gấp, cô bé không ngần ngại gấp gọn gàng. Rồi cất vào tủ của mỗi người. thấy những ngăn kệ phủ bụi mẹ chưa kịp lau
+ Chúng ta cần yêu lao động vì: lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài tập 2. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây, vì sao? (Hoạt động cá nhân)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để xác định ý kiến mà các em đồng tình và giải thích vì sao em lại đồng tình, không đồng tình với ý kiến đó.
-GV nhận xét kết luận: em cần đồng tình với các bạn Long, Nam, Mai vì hành vi của các bạn thể hiện các bạn là những người yêu lao động. không đồng tình với các bạn Kiên, Tuấn, Hương các bạn không yêu lao động làm việc một cách qua loa.
- Một vài HS chia sẻ trước lớp:
a. Đồng tình, vì Long biết giúp đỡ mẹ.
b. Không đồng tình, vì Kiên làm việc còn cẩu thả. 
c. Đồng tình, vì lao động vệ sinh trường lớp giúp trường lớp sạch đẹp hơn. 
d. Không đồng tình, vì Tuấn chưa trung thực trong lao động. 
e. Đồng tình, Nam rrất yêu lao động.
g. Không đồng tình.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm
4. Vận dụng trải nghiệm.
- GV cho HS chia sẻ cảm xúc của em sau khi đã làm xong một công việc( ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng).
-GV nêu câu hỏi, liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- HS kể lại cho bạn nghe theo yêu cầu của giáo viên.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm	
SINH HOẠT LỚP: CAM KẾT TÌNH BẠN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách vượt qua các tình huống bất hòa xảy ra trong quan hệ bạn bè.
- Xây dựng được “Cam kết tình bạn” của lớp.
- Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV cho HS chơi trò chơi “Thách hay Thật”: chia sẻ về bản thân có gì đúng/chưa đúng.
Ví dụ:
+ Thách: Thách bạn nêu được điểm tốt và xấu của bạn........?
+ Thật: Hãy tự nhận xét về bản thân bạn?
...
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
- HS trả lời câu hỏi thử thách của trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. 
* Tổng kết các hoạt động trong tuần:
.
.
.
* Dự kiến hoạt động tuần sau:
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc theo tổ)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống (Làm việc nhóm)
- GV mời HS đọc yêu cầu và bốc thăm tình huống của nhóm mình.
- GV đề nghị HS thảo luận về cách xử lí tình huống mình nhận được, sau đó phân công thành viên sắm vai nhân vật trong tình huống để báo cáo trước lớp.
- GV mời một số nhóm thể hiện trước lớp: diễn lại tình huống đã được thảo luận.
- GV mời cả lớp nhận xét.
? Hãy chia sẻ điều mình rút ra được qua việc xử lí các tình huống đó?
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát, xử lí tình huống tinh tế của các nhóm.
=> GV KL: Để vượt qua những tình huống bất hòa, chúng ta cần dừng lại suy xét, đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận cảm xúc của họ, nhìn lại xem mình có gì chưa đúng - nhận lỗi nếu cần; chia sẻ cảm xúc của mình,...
Hoạt động 4: Xây dựng “Cam kết tình bạn” (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu mỗi tổ thảo luận để đưa ra các nguyên tắc trong “Cam kết tình bạn” theo các gợi ý sau:
+ Nhớ lại những bất hòa đã từng xảy ra và những việc em đã làm để giải quyết bất hòa đó.
+ Lựa chọn và rút ra những việc cần làm ở bất kì tình huống bất hòa nào để ghi lại vào bản “Cam kết tình bạn”.
- GV mời đại diện từng tổ trình bày nội dung “Cam kết tình bạn” trước lớp.
- GV mời cả lớp nhìn lại bản “Cam kết tình bạn” của các tổ, lựa chọn những nguyên tắc tình bạn thuyết phục của mỗi tổ đưa ra để xây dựng “Cam kết tình bạn” chung của lớp.
Lưu ý: Tiêu chí lựa chọn 3-5 nguyên tắc.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> GV KL: GV mời cả lớp cùng đọc lại bản “Cam kết tình bạn” theo nhịp vỗ tay.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS lắng nghe cách thực hiện để xử lí tình huống
- Một số nhóm lên thể hiện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét nhóm bạn thể hiện.
- 5-6 HS chia sẻ
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- Các tổ thảo luận để đưa ra các nguyên tắc trong “Cam kết tình bạn”.
- Đại diện từng tổ trình bày nội dung “Cam kết tình bạn” trước lớp.
- Các tổ khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Các thành viên trong lớp lựa chọn những nguyên tắc mà các tổ đưa ra để xây dựng “Cam kết tình bạn” chung của lớp.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS:
+ Hoàn thiện bản “Cam kết tình bạn”.
+ Dán bản “Cam kết tình bạn” lên góc hoặc một vị trí trong lớp để cả lớp cùng ghi nhớ và thực hiện.
 - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS tiếp nhận thông tin và yêu cầu để thực hiện
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________________________________ Ngày 10 tháng 11 năm 2023
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Phương Dung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_11_nam_hoc_202.docx