Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn

BÀI 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng; thể hiện các tính chất bằng biểu thức chữ khái quát và phát biểu tính chất; khái quát cộng một số với 0.

- Vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính, tính tổng của ba số bằng cách thuận tiện nhất tích hợp với việc thực hiện tính toán các số đo đại lượng.

- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có khả năng tự làm bài tập, nhận và sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận nhóm, chia sẻ, cùng nhau hoàn thành bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích bài tập, đưa ra các biện pháp để hoàn thành bài tập.

3. Phẩm chất.

- Nhân ái: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, quí trọng thầy cô.

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

 

docx 21 trang Thu Lụa 29/12/2023 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng; thể hiện các tính chất bằng biểu thức chữ khái quát và phát biểu tính chất; khái quát cộng một số với 0.
- Vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính, tính tổng của ba số bằng cách thuận tiện nhất tích hợp với việc thực hiện tính toán các số đo đại lượng.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có khả năng tự làm bài tập, nhận và sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận nhóm, chia sẻ, cùng nhau hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích bài tập, đưa ra các biện pháp để hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, quí trọng thầy cô.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu, hình ảnh cho hoạt động thực tế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với bài học mới.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi: Đo độ dài 
- YC HS làm BT: Điền vào dấu 3 chấm số thích hợp:
1674 + 230 = 230 + 
500 +  = 67 + 500
- HS làm BT
2. Hoạt động Luyện tập
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1
a. Mục tiêu: Vận dụng tính chất giao hoán từ đó có thể so sánh được 2 vế của bài toán.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán 
- Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) xác định các việc cần làm: so sánh.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài (GV khuyến khích HS giải thích cách làm).
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe.
2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2
a. Mục tiêu: thể hiện tính chất giao hoán bằng biểu thức chữ, khái quát cộng một số với 0.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm: điền số (hoặc chữ) thích hợp, sao cho hai biểu thức bằng nhau.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. 
- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/câu), khuyến khích HS nói cách làm.
- Sau khi làm xong câu 2b. GV rút ra kết luận: Khi cộng một số với 0 thì kết quả bằng chính số đó. (2 HS lặp lại)
- GV nhận xét.
- HS thực hiện yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm: điền số (hoặc chữ) thích hợp, sao cho hai biểu thức bằng nhau.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe, lặp lại.
- Quan sát, lắng nghe.
2.3. Hoạt động 3: Bài tập 3
a. Mục tiêu: Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính bài toán bằng cách thuận tiện nhất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính bài toán bằng cách thuận tiện nhất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Yêu cầu HS yêu cầu 
- HS thảo luận (nhóm bốn) xác định các việc cần làm.
- Gợi ý: HS tính bằng cách thuận tiện.
- Sửa bài: cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/câu) khuyến khích học sinh viết lên bảng lớp (hoặc cầm theo bảng con có viết sẵn theo mẫu lên trình bày).
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận
- Lắng nghe
- Trình bày, nhận xét và lắng nghe GV nhận xét, sửa bài.
4. Hoạt động thực tế:
a. Mục tiêu: Biết vận dụng tính chất giáo hoán, tính chất kết hợp để giúp bà tính số tiền đi chợ một cách nhanh nhất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
- YC HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận (nhóm bốn) xác định các việc cần làm, tìm cách làm.
- Bà mua những gì? 
- Mỗi thứ hết bao nhiêu tiền? 
- Bà mua hết bao nhiêu tiền?
- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Sửa bài, GV có thể cho HS nêu kết qua “tổng số tiến”, khuyến khích vài HS trình bày cách làm (mỗi em một cách → Tìm cách tính thuận tiện nhất).
Ví dụ: Tổng số tiền là: 100 000 đồng.
Vì: 52 000 + 16 000 +28 000 + 4 000 
 = (52 000 + 28 000) + (16 000 + 4 000)
 = 80 000 + 20 000
 = 100 000
- HS đọc yêu cầu.
- Tính tiến rồi điển số.
- Thịt, rau, trứng, hành lá.
- Thịt: 52 000 đồng, rau: 
16 000 đồng, trứng: 28 000 đồng, hành lá 4 000 đồng.
- Tính tổng số tiền.
- Làm bài tập và chia sẻ với bạn
- Trình bày, nhận xét và lắng nghe GV chữa bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; thể hiện các tính chất bằng biểu thức chữ khái quát và phát biểu tính chất; khái quát nhân một số với 1.
- Vận dụng được tính chất của phép tính trong thực hành tính và giải quyết các vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tế.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình ảnh cho nội dung Cùng học, bài Luyện tập 2 và Vui học (nếu cần).
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
- GV treo (hoặc trình chiếu) hình ảnh nội dung Khởi động (SGK), cho HS quan sát và nêu câu hỏi: "Có bao nhiêu biển báo?”, “Có bao nhiêu cái bánh mì"
- HS viết kết quả vào bảng con và giơ lên.
Tổ có tất cả HS đưa kết quả sớm và đúng thì thắng cuộc.
- GV gọi vài HS nói cách làm, có nhiều trường hợp xảy ra, chẳng hạn: đếm, tính,... (khuyến khích HS thao tác trên hình) → Giới thiệu bài.
- Quan sát tranh.
- Viết bảng con
- Trình bày, lắng nghe.
2. Hoạt động kiến tạo tri thức mới:
2.1. Tính chất giao hoán của phép nhân 
a. Mục tiêu: Nhận biết tính chất giao hoán của phép tính nhân, thể hiện phép tính nhân bằng biểu thức chữ, khái quát và phát biểu tính chất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Hướng dẫn tìm hiểu bài và cách thực hiện.
• GV có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS thực hiện
 Bước 1: Nhóm lẻ → Cách 1: mỗi hàng có 4 biển báo, có 3 hàng → 4x3.
 Nhóm chẵn → Cách 2: mỗi cột có 3 biển báo, có 4 cột → 3 x 4. 
 Bước 2: Nhóm chia sẻ — Chia sẻ và so sánh kết quả của hai cách tính.
• Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày.
• GV tiếp tục vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS thực hiện. 
Bước 1: Nhóm lẻ → Ví dụ 1.
 Nhóm chẵn → Ví dụ 2.
Bước 2: Nhóm chia sẻ → Chia sẻ và rút ra kết luận. 
- GV khái quát: a x b = b x a (3 HS lặp lại)
- GV: kết luật: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi (vài HS lặp lại)
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Trình bày, lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe, lặp lại.
2.2. Tính chất kết hợp của phép nhân 
a. Mục tiêu: Nhận biết tính chất kết hợp của phép tính nhân, thể hiện phép tính nhân bằng biểu thức chữ, khái quát và phát biểu tính chất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài và cách thực hiện.
• GV có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS thực hiện.
- Bước 1: Nhóm lẻ → Cách 1: mỗi hàng có 5 × 3 cái bánh, có 2 hàng → (5 x 3) x 2.
 Nhóm chẵn → Cách 2: mỗi rổ có 5 cái bánh, có 3 x 2 rồ → 5x (3 x 2).
- Bước 2: Nhóm chia sẻ → Chia sẻ và so sánh kết quả của hai cách tính.
• Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày.
• GV tiếp tục vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS thực hiện. 
- Bước 1: Nhóm lẻ → Ví dụ 1.
 Nhóm chẵn → Ví dụ 2.
- Bước 2: Nhóm chia sẻ → Chia sẻ và rút ra kết luận.
- GV khái quát: (a × b) x c = ax (b x c) (vài HS lặp lại).
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhận số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
a x b x c = ( a x b) x c = a x (b x c)
(vài HS lặp lại).
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- Trình bày, nhận xét, lắng nghe, chữa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, lặp lại.
- Lắng nghe, lặp lại.
3. Hoạt động Thực hành:
3.1. Hoạt động 1: Bài 1 
a. Mục tiêu: Vận dụng tính chất giáo hoán và tính chất kết hợp của phép nhân để làm được các bài tập.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm: Tính theo cách thuận tiện nhất.
- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm
Ví dụ:
a) 5 x 3 x 4 = (5 x 4) x 3
= 20 x 3
= 60
Vì tích của 5 và 4 là số tròn chục → Dùng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận: Tính theo cách thuận tiện nhất.
- Thực hiện theo yêu cầu.
3. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
3.1 Hoạt động 1: Thử thách.
- Cho học sinh chơi trò chơi chia lớp thành 3 tổ. GV cho 5 x 7 x 8 đại diện tổ lên làm trong 2 phút. Nhóm nào làm nhanh và chính xác sẽ thắng.
- Chơi trò chơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; thể hiện các tính chất bằng biểu thức chữ khái quát và phát biểu tính chất; khái quát nhân một số với 1.
- Vận dụng được tính chất giáo hoán, tính chất kết hợp của phép tính trong thực hành tính nhân và giải quyết các vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tế.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
 ... = 20
Đội văn nghệ của trường có 20 bạn nam. 30 + 20 = 50
Đội văn nghệ của trường có 50 bạn
- Đọc YC BT 3
- Thảo luận.
- Làm các nhân, chia sẻ.
- Trình bày, sửa bài.
3.2 Hoạt động 2: Vui học
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài toán, điền số thích hợp. 
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn số đó.
- HS có thể thực hiện theo các bước sau:
Tìm số tiến của 1 phần quà 17 000 đồng + 4 000 đồng + 12 000 đồng = 33.000 đồng. 
Tìm số tiến của 3 phần quà 33 000 đồng × 3 = 99 000 đồng
Tìm số tiến cô bán hàng trả lại: 100 000 đồng – 99 000 đồng = 1.000 đồng.
- HS đọc YC.
- Thảo luận.
- Làm cá nhân, chia sẻ.
- Trình bày, sửa bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 15: Em làm được những gì? (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS ôn lại cách tính giá trị của biểu thức số, tính giá trị của biểu thức chứa chữ, chu vi và diện tích hình chữ nhật; thực hiện được phép nhân một số với một hiệu quả các trường hợp cụ thể. 
- Vận dụng các tính chất của phép tính để tính toán, kết hợp tính chất các mặt của khối lập phương để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình toán học, giải quyết các vấn đề toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có khả năng tự làm bài tập, nhận và sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận nhóm, chia sẻ, cùng nhau hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích bài tập, đưa ra các biện pháp để hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất
Học sinh có cơ hội phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bảng cho bài Luyện tập 2, hình ảnh cho bài Luyện tập 3.
- HS: SGK Toán lớp 4 tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động:
Trò chơi: Đố bạn?
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV đọc rồi viết phép tính lên bảng lớp.
- GV gọi vài HS nói cách làm. 8 + 9 + 2 + 1
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS viết kết quả vào bảng con rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV.
- HS: 20. Cách làm: (có thể thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải, cũng có thể vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh,)
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Thực hành:
2.1. Hoạt động 1: Làm bài tập 1:
a. Mục tiêu: Vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân để tính bằng cách thuận tiện nhất.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán 
- Yêu cầu thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm: Tính bằng cách thuận tiện.
- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/câu), khuyến khích HS nói cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
2.2. Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
a. Mục tiêu:
- Vận dụng các tính chất của phép tính để tính toán, kết hợp tính chất các mặt của khối lập phương để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán 
- Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm (nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật khi biết số đo chiều dài và chiều rộng).
2.3. Hoạt động 3: làm bài tập 3:
a. Mục tiêu: 
Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân để thực hiện bài toán.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a/ GV treo (hoặc trình chiếu) hình, cho HS quan sát, rồi đặt vấn đề: “Số hình tròn màu xanh nhiều hơn số hình tròn màu đỏ là bao nhiêu hình?”
- GV ghi vào góc bảng
- Để biết số hình tròn màu xanh nhiều hơn số hình tròn màu đỏ ta có thể làm thế nào?
- Tìm xem trên mỗi hàng, số hình tròn màu xanh nhiều hơn số hình tròn màu đỏ bao nhiêu hình.
GV có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS thực hiện. 
- Bước 1: Nhóm lẻ Cách 1 Tính số hình tròn từng loại rồi tính hiệu 14 × 3 – 4 × 3 
Nhóm chẵn Cách 2 Tính trên 1 hàng, số hình tròn màu đỏ nhiều hơn số hình tròn màu xanh rồi tính trên 3 hàng (14 – 4 ) × 3.
- Bước 2: Nhóm chia sẻ Chia sẻ và so sánh kết quả hai cách tính.
Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày.
- GV khái quát:
Ta có: 14 × 3 – 4 × 3 = 42 – 12 = 30
(14 – 4) × 3 = 10 × 3 = 30
So sánh giá trị của hai biểu thức 
(14 – 4) × 3 = 14 × 3 – 4 × 3
b/ Yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn.
- Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS nêu cách làm 
a) 36 + 12 + 14 + 38 
= (36 + 14) + (12 + 38)
= 50 + 50
= 100
 Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. 
b) 2 × 3 × 5 000 
= (2 × 5 000) × 3
= 10 000 × 3
= 30 000
c) 9 × 13 + 9 × 7
 = 9 × (13 + 7)
 = 9 × 20
 = 180
- HS lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- HS trình bày, sửa bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- Quan sát, nói cách làm: đếm, tính,
- Lấy tất cả số hình tròn màu xanh trừ đi tất cả số hình tròn màu đỏ.
- Đếm số hàng, từ đó tìm được số hình tròn xanh nhiều hơn số hình tròn đỏ trong bài.
- Trình bày, sửa bài.
- Lắng nghe.
- HS làm bài và chia sẻ.
- HS trình bày, sửa bài.
- HS lắng nghe 
3. Hoạt động nối tiếp: 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân 
Nêu lại các tính chất giao hoán và yêu cầu HS nhắc lại 
- HS nhắc lại
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 15: Em làm được những gì? (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS ôn lại cách tính giá trị của biểu thức số, tính giá trị của biểu thức chứa chữ, chu vi và diện tích hình chữ nhật; thực hiện được phép nhân một số với một hiệu quả các trường hợp cụ thể. 
- Vận dụng các tính chất của phép tính để tính toán, kết hợp tính chất các mặt của khối lập phương để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình toán học, giải quyết các vấn đề toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có khả năng tự làm bài tập, nhận và sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận nhóm, chia sẻ, cùng nhau hoàn thành bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích bài tập, đưa ra các biện pháp để hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất
Học sinh có cơ hội phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: hình ảnh cho bài Luyện tập 5, Thử thách và bảng cho bài Vui học.
- HS: SGK Toán lớp 4 tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi: Đo độ dài 
- Yêu cầu HS Đo độ dài bàn học và tính chu vi diện tích mặt bàn. Thảo luận nhóm đôi. Nhóm nào đo được và tính nhanh nhất sẽ được khen
- HS đo theo yêu cầu
2. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
2.1 Hoạt động 1: Bài 4
a. Mục tiêu: Thực hiện đúng theo yêu cầu đề bài
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán 
- Yêu cầu thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài toán, giải bài toán.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động
- HS đọc yêu cầu
- Bước 1: Tìm giá tiền 1 kg cam mẹ mua.
Bước 2: Tìm giá tiền 1 kg cam ba mua. 
Bước 3: So sánh và tính hiệu.
- HS lắng nghe 
2.2 Hoạt động 2: Bài 5
a. Mục tiêu: Vận dụng các tính chất của phép tính để tính toán, kết hợp tính chất các mặt của khối lập phương để tính tiền làm chuồng thỏ
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 4
- Yêu cầu HS thực hiện (nhóm bốn) tìm hiểu bài, một vài nhóm trình bày trước lớp xem cần thực hiện những việc gì. GV giúp đỡ các em nhận biết yêu cầu của bài.
- YC HS làm cá nhân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.
- GV hệ thống lại “khối lập phương có 6 mặt đều là hình vuông” Để lắp ráp được 1 chuồng thỏ cần 6 tấm lưới hình vuông.
a) Mỗi chuồng cần 6 tấm lưới.
4 chuồng riêng biệt cần 6 × 4 = 24 (tấm).
Mỗi tấm lưới giá 4 000 đồng, chi phí cho 4 chuồng là 4 000 đồng × 24 = 96 000 đồng.
b) Với cách lắp ráp này, số tấm lưới phải dùng sẽ ít đi mặc dù các chuồng vẫn riêng biệt, vì các chuồng liền nhau có chung 1 tấm lưới. Chuồng thứ nhất cần 6 tấm lưới, 3 chuồng còn lại, mỗi chuồng chỉ cần 5 tấm lưới.
Như vậy đã bớt đi 3 tấm lưới, tiết kiệm được 4 000 đồng × 3 = 12 000 đồng.
- HS thực hiện yêu cầu 
- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.
- Lắng nghe, sửa bài.
3. Hoạt động thử thách:
a. Mục tiêu: Dựa vào BT 5 để lắp chuồng thỏ tiết kiệm chi phí hơn.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, lắp ráp chuồng thỏ.
- Khuyến khích HS trình bày mô hình lắp ghép
4. Khám phá:
a. Mục tiêu:
Cung cấp kiến thức về loài thỏ, từ đó GD HS yêu động vật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Yêu cầu HS đọc và chia sẻ những hiểu biết về loài thỏ.
- GV liên hệ thực tế và nói về những lợi ích của nghề nuôi thỏ.
- HS đọc yêu cầu
- HS có thể dùng các mô hình khối lập phương bằng nhau thay các chuồng thỏ.
- Ví dụ: Để chi phí giảm thì số tấm lưới giảm Số tấm lưới chung ở các chuồng tăng. Có thể lắp ghép các chuồng như sau:
Chuồng 1: 6 tấm;
Chuồng 2: 5 tấm;
Chuồng 3: 5 tấm;
Chuồng 4: 4 tấm.
So với câu b, bớt đi 1 tấm là tiết kiệm thêm 4 000 đồng.
- HS trình bày
- Chia sẻ, lắng nghe
- Lắng nghe.
5. Vui học:
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
- Gọi HS đọc yêu cầu: 
- Yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài toán Tính giá trị biểu thức.
- YC HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm.
- Tính giá trị biểu thức có chứa chữ.
- HS thảo luận (nhóm bốn) 
- Làm cá nhân rồi chia sẻ.
- Trình bày, sửa bài.
Với a = 3; b = 2; c = 5 thì
a x b x c = 3 x 2 x 5
= 6 x 5 = 30
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_6_dinh_quoc_nguyen.docx