Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế.

- Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.

- Hình thành năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

Máy tính, máy chiếu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 49 trang Thu Lụa 29/12/2023 1581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Tuần 9
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Khoa học 
VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế.
- Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
- Hình thành năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với thực vật và động vật?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về việc con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng?
- GV nhận xét.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV giới thiệu- ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Ánh sáng đối với đời sống của con người
HĐ 3.1
- Yêu cầu mỗi HS quan sát hình 5 SGK và thảo luận nhóm đôi, cho biết tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Hình
Tác dụng của ánh sáng
Hình 5a
Ánh sáng của đèn xe ô tô hoặc đèn điện bên đường giúp con người di chuyển vào ban đêm
Hình 5b
Sử ánh sáng mặt trời làm pin mặt trời để thắp đèn, đun nước....
Hình 5c
Ánh sáng giúp con người ngắm được phong cảnh.
Hình 5d
Ánh sáng mặt trời giúp con người di chuyển vào ban ngày.
- GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS nêu.
- GV nhận xét và cho HS xem đoạn phim về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS xem đoạn phim.
GV kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống và các hoạt động của con người.
HS lắng nghe.
HĐ 3.2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 7 cho biết để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt, chúng ta nên và không nên làm gì? Vì sao?
- HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm đôi.
- GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
Hình
Cách bảo vệ đôi mắt
7a
Đeo kính hàn, không đứng gần để xem.
7b
Đội mũ rộng vành, đeo kính râm.
7c
Không sử dụng điện thoại trong bóng tối quá gần và quá lâu.
7d
Sử dụng đèn đường không để ánh sáng chiếu vào mắt của người lái xe.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
-  Yêu cầu HS nêu ví dụ khác về tác hại của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh.
- HS nêu.
- GV nhận xét, kết luận: Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể gây hại mắt.
- HS lắng nghe.
HĐ 3.3
- Yêu cầu HS quan sát hình 8 SGK và mô tả cách ngồi học và cách đặt đèn của bạn ở mỗi hình a, b, c, d. Nêu câu hỏi: Trường hợp nào cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao?
- HS quan sát hình và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Không học, đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc nơi ánh sáng quá mạnh.
- HS lắng nghe.
3. Thực hành, luyện tập
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao?
+ Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học và khoảng cách từ mắt đến sách cần phải như thế nào?
+ Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao?
- HS suy nghĩ.
- GV mời 1 vài HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Mời 1-2 HS đọc ghi nhớ.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS thi đua xem ai thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS điền những gì mình đã học được vào cột L của phiếu học tập KWL.
- HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS luôn ngồi học đúng tư thế và biết bảo vệ đôi mắt.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.
Tiếng anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(T1+2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng và diễn cảm được các văn bản được học; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc. 
- Hiểu nội dung bài đọc. Bước đầu biết tóm tắt văn vản, nêu được chủ đề của văn vản.
- Nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dạng, điệu bộ, hành động,.. thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật. 
- Nêu được tình cảm, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng. 
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng. 
- Hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS nêu lại các chủ đề đã học. 
- HS nêu câu trả lời. 
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Luyện tập thực hành:
* Nói tên các bài đã học
- GV chiếu nội dung bài 1.
- YC 1 HS đọc nội dung bài. 
- YC HS quan sát, đọc thầm từng khổ thơ, lời nói của nhân vật trích từ các bài đã học. Sau đó viết ý kiến cá nhân vào nháp. 
- YC HS thảo luận nhóm 4 đối chiếu câu trả lời và thống nhất. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ nội dung thảo luận. 
- GV chốt câu trả lời. 
- HS quan sát. 
- HS thực hiện YC của GV. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. 
- HS lắng nghe.
* Nêu ngắn gọn nội dung các bài đã học
- GV YC HS đọc đề bài. 
- YC HS thảo luận nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời. 
- Tổ chức cho HS nhận xét. 
- GV chốt câu trả lời. 
- HS đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra đáp án.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét. 
- HS lắng nghe. 
* Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất. 
- YC HS đọc đề bài. 
- GV chia nhóm tổ. 
- GV phát bảng nhóm thống kê đã chuẩn bị sẵn. 
- Quan sát và YC 3 – 4 HS mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời. 
-1 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến. 
- HS hoàn thiện bảng theo hướng dẫn của GV. 
- HS chia sẻ ý kiến. 
* Tìm danh từ chung va danh từ riêng
- YC HS đọc đề bài. 
- YC HS làm việc cá nhân bằng phiếu học tậpc tìm ra các danh từ chung và danh từ riêng. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời.
- GV chốt cấu trả lời đúng. 
-1 HS đọc đề bài. 
- HS tìm thực hiện yêu cầu
Danh từ chung
Danh tư riêng
Chỉ người
Chỉ vật
Chỉ hiện tượng tự nhiên
Tên người
Tên địa lý
nàng
Phố, chùa, tỉnh, chân, cành, trúc, chuông, chày, mặt gương, trời, nước, cơm, bạc, vàng
Gió, khói, sương, mưa, nắng
Tô Thị, Triệu Thị Trinh 
Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ. 
* Nghe – viết: 
- GV nêu YC nghe viết. 
- GV đọc nội dung đoạn văn sẽ viết. 
- GV YC HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn .
- GV nhận xét 3 – 4 bài viết của HS.
- HS lắng nghe. 
- 2 HS nêu lại. 
- HS lắng nghe. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm và viết một đoạn văn có chưa danh từ chung và danh từ riêng. 
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :
________________________________________
Toán 
ĐỀ - XI – MÉT VUÔNG. MÉT – VUÔNG, MI – LI – MÉT VUÔNG(t1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông, biết kí hiệu của đề-xi-mét vuông: dm2.
- Biết đổi và tính toán với các số đo diện tích (cm2,dm2)
- Hình thành năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, cẩn thận, có tinh thần tự học.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi:
 + Hai bạn Mai và Rô-bốt nói chuyện gì với nhau?
- Tại sao bạn bạn Rô-bốt lại nói như vậy?
- GV giới thiệu - ghi bài.
- HS quan sát.
+ Hai bạn đang nói chuyện diện tích của nền nhà được lát bởi các ô gạch hình vuông có cạnh 1cm là 100 xăng-ti-mét vuông hay 1 đề-xi-mét vuông.
- HS suy ngẫm.
- HS ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Ôn tập về xăng- ti- mét vuông: 
+ Yêu cầu HS vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm2. 
+ 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét?
b. Giới thiệu đề- xi- mét vuông (dm2)
 - GV treo hình vuông có diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề- xi- mét vuông. 
 - Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2. 
- Yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông. 
+ Vậy 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? 
+ Dựa vào kí hiệu xăng- ti- mét vuông, nêu cách viết kí hiệu đề- xi- mét vuông? (GV ghi bảng: dm2)
- GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên. 
 * Mối quan hệ giữa cm2 và dm2
- Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. 
- 10 cm bằng bao nhiêu đề- xi- mét?
*KL: Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. 
+ Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu?
- Vậy 100cm2 = 1dm2. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ để thấy hình vuông có diện tích 1dm2 bằng 100 hình vuông có diện tích 1cm2 xếp lại. 
- GV yêu cầu HS vẽ HV có diện tích 1dm2.
- HS vẽ ra giấy kẻ ô. 
- 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. 
- HS quan sát
- HS đồng thanh: đề- xi- mét vuông
- Cạnh của hình vuông là 1dm. 
+ Cạnh dài 1 dm
+ Là kí hiệu của đề- xi- mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải (dm2). 
- Một số HS đọc trước lớp. 
- HS tính và nêu:
 S= 10cm x 10cm = 100cm2
- HS: 10cm = 1dm. 
+ Là 1dm2. 
- HS đọc: 100cm2 = 1dm2. 
- HS vẽ vào giấy HV: 10cm x 10cm. 
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu, yêu cầu HS hoàn thành.
- Yêu cầu HS đổi chéo, đánh giá bài theo cặp.
- GV nhận xét, đánh giá 
- HS đọc. 
- HS thực hiện.
440 dm2: Bốn trăm bốn mươi đề-xi-mét vuông
1005 dm2: Một nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét vuông
1000 dm2: Một nghìn đề-xi-mét vuông
- HS quan sát đáp án và đánh giá bài theo cặp.
- HS theo dõi
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu, yêu cầu HS hoàn thành bài và chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Yêu cầu HS nêu cách chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời.
+ Khi thực hiện chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta vận dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
+ Ngược lại, khi thực hiện chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn ta có thể sử dụng kết quả của phép chuyển đổi ở ngay trước đó.
(VD: 8 dm2 = 800 cm2 
 nên ta có 800 cm2 = 8 dm2)
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc. 
- HS làm bài.
3dm2 = 300 cm2 300 cm2 = 3dm2
6dm2 = 600 cm2 600 cm2 = 6dm2
6dm2 50 cm2 = 650 cm2
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ đáp án.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Gọi HS nêu cách tính tìm đáp án
- Khi so sánh số đo diện tích cần lưu ý gì?
- GV cùng HS nhận xét
- HS đọc. 
- HS so sánh diện tích hình vuông và diện tích HCN 
- HS thảo luận theo cặp. 
- HS chia sẻ đáp án. (B)
- HS nêu. (Tính diện tích của 2 hình sau đó so sánh số đo diện tích)
S hình vuông = 2 x 2 = 4 dm2
S hình chữ nhật = 80 x 5 = 400 cm2 
 = 4 dm2
- Cùng đơn vị đo
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Một hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó theo đơn vị đề-xi-mét vuông?
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài
IV. Đ ...  quả.
è GV chốt danh từ chỉ người, vật.
3. Tìm trong câu “Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết”.
a) Động từ chỉ hoạt động:...
b) Động từ chỉ tình cảm, cảm xúc:
-1 HS lên chia sẻ.
- HS khác nhận xét bổ sung
Học sinh làm nhóm 4 theo phương pháp khăn trải bàn rồi ghi vở
a. Bà em
b. Bầy chim, sáo nâu, vàng anh, quả cau, lá trầu.
c. tập nói, tập chào, rời, rủ
d. mừng tuổi
- Học sinh làm việc cá nhân
- HS nêu đáp án: A
Học sinh nối tiếp nêu, chữa bài vào vở.
a. rước, xuống
b. vui
è GV động từ chỉ hoạt động, trạng thái.
4. Hình ảnh những chùm quả sấu chín vàng như nắng gợi tả gì?
A. Từng chùm sấu chín vàng như nắng.
B. Màu vàng của chùm sấu chín lung linh như nắng.
C. Nắng đã làm cho chùm sấu chín có màu vàng.
D. Sấu chín có màu vàng của nắng.
- GV cho HS đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- GV nhận xét, chốt kết quả.
- Học sinh làm việc cá nhân
- HS nêu đáp án: B
3. HĐ Vận dụng
- GV yêu cầu HS đặt câu với 1 danh từ hoặc động từ có trong bài.
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
_Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Nhận biết được đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông (ôn tập).
+ Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các đơn vị đo diện tích 
(ôn tập).
+ Làm quen với các đơn vị thời gian: giây, thế kỉ. Chuyển đổi và tính toán với các đơn vị thời gian đã học (ôn tập).
+ Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian (ôn tập).
-Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
-Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở luyện tập toán, bút, thước
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Nhận biết được đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông (ôn tập).
+ Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các đơn vị đo diện tích (ôn tập).
+ Làm quen với các đơn vị thời gian: giây, thế kỉ. Chuyển đổi và tính toán với các đơn vị thời gian đã học (ôn tập).
+ Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian (ôn tập).
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- GV cho HS làm bài trong vòng 15 phút. 
- GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS; chấm chữa bài và gọi HS đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-HS làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Nối (theo mẫu) VLT tr.34
- Cho HS quan sát:
- GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è GV chốt cách đọc, viết số đo diện tích mi-li-mét vuông.
HS nêu cách làm nối tiếp nêu và làm phiếu
- HS nối tiếp trả lời
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Viêt số thích hợp vào chỗ chấm (VLT/34)
a) 7 cm2 = ..mm2
 ..m m2 = 8 cm2
 6 cm2 78 mm2 = . mm2
b) 5 phút = ..giây
 8 giờ =  phút
 6 thế kỉ = .. năm
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.
 è GV chốt đổi đơn vị diện tích và đơn vị thời gian.
- 2 HS lên bảng làm bài hoặc làm phiếu nhóm
Lớp làm vở, đổi vở soát , nhận xét nêu cách làm
a) 7 cm2 = 700 mm2
 800 m m2 = 8 cm2
 6 cm2 78 mm2 = 678 mm2
b) 5 phút = 300 giây
 8 giờ = 480 phút
 6 thế kỉ = 600 năm
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, quan sát
* Bài 3: VLT/34 :
- GV cho 2 bạn lên thực hiện với hình thức trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?”
+ 2 học sinh thực hiện với thời gian các bạn dưới lớp hát bài : “Một con vịt”; nếu kết thúc bài hát, bạn nào nhanh, đúng bạn đó thắng.
a) Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về Thăng Long (nay là Hà Nội). Năm đó thuộc thế kỉ nào?
A. Thế kỉ I B. Thế kỉ II
C. Thế kỉ X D. Thế kỉ XI
b) “Danh nhân văn hoá thế giới Chu Văn An – một nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại. Ông là một trong bốn danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Năm 2020, lễ kỉ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An (1370- 2020) được UNESCO phối hợp tổ chức vào Ngày Nhà giáp Việt Nam 20 tháng 11.”
Chu Văn An được UNESCO vinh danh vào năm nào, thuộc thế kỉ nào?
A. Năm 1370, thế kỉ XIII 
B. Năm 1370, thế kỉ XIV 
C. Năm 2020, thế kỉ XX 
D. Năm 2020, thế kỉ XXI 
- GV cho học sinh lên thực hiện tìm hiểu đề , cách làm và làm bài
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
 è GV chốt cách xác định thế kỉ.
- HS lắng nghe cách thực hiện
- 2 HS lên bảng chơi trò chơi
- a) D. Thế kỉ XI
- b) D. Thế kỉ XXI
- HS liên hệ
* Bài 4 -VLT/34
- GV gọi 1 HS nêu
Mảnh đất nhà bạn Đăng có hình dạng và kích thước như hình dưới đây. Em hãy tính diện tích của mảnh đất đó.
 8m
 8m
 8m
 18m
- GV cho học sinh nêu toán tắt đề , tìm hiểu cách giải , thực hiện phiếu nhóm, vở
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
- GV nhận xét, chốt kết quả:
è GV chốt cách tính diện tích của 1 hình. 
- HS đọc đề nêu cách làm 
- HS nêu kết quả:
Bài giải
Diện tích phần đất hình vuông là:
8 x 8 = 64 (m2)
Diện tích phần đất hình chữ nhật là:
18 x 8 = 144 (m2)
Diện tích mảnh đất đó là:
64 + 144 = 208 (m2)
Đáp số: 208 m2
3. HĐ Vận dụng
- Hãy cho biết bạn nào viết đúng: Tám mươi lăm mi-li-mét- vuông
+ Bạn An viết: 85 mm2
+ Bạn Trang viết: 85 cm2
- GV cho học sinh quan sát, tìm ra bạn viết đúng và giải thích
- GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.tiết 3 tuần 9
- HS nghe
- HS thực hiện
- HS trả lời, nhận xét
+ Bạn Lan viết: Đúng
- HS nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Âm nhạc*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.
-Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học trước những tình huống liên quan tới thái độ đối với lao động.
-Phát triển phẩm chất chăm chỉ, biết thể hiện tình yêu lao động qua thái độ, lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” cho học sinh thi kể những việc em đã làm được khi ở nhà, trường.
- GV hỏi trải nghiệm của HS Em đã làm được khi ở nhà, trường? Khi làm những việc đó, em cảm thấy như thế nào?
- GV giới thiệu – ghi bài.
- HS tham gia trò chơi
- HS nối tiếp nêu
2. Hình thành kiến thức mới:
HĐ 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của yêu lao động
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát 4 bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh đó.
+ Hãy nêu thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận:
- Các biểu hiện khác của yêu lao động:
+ Tích cực, tự giác làm những việc phù hợp với khả năng.
+ Chăm làm việc nhà, việc trường.
+ Không đùn đẩy việc cho người khác.
+ .
- HS xem video 
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Tranh 1: Chủ động, tự giác lao động ở trường, lớp.
+ Tranh 2: Vui vẻ, yêu thích lao động.
+ Tranh 3: Lao động tích cực, cso kết quả tốt.
+ Tranh 4: Chủ động tham gia lao 
động ở nơi mình sinh sống.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu các biểu hiện của yêu lao động
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
....
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được việc khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp theo kế hoạch đã vạch ra.
- Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất được các biện pháp để giữ gìn vệ sinh trường lớp.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: phiếu khảo sát của tổ, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Hoạt động nhóm: Thực hiện khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp theo kế hoạch.
- GV cho HS di chuyển theo tổ đến khu vực cần khảo sát
- HS cùng quan sát và ghi lại kết quả vào phiếu khảo sát 
- GV cho HS di chuyển vào lớp để trao đổi, thống nhất về:
+ Thực trạng khu vực tổ khảo sát;
+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vệ sinh tốt hoặc chưa tốt;
+ Các biện pháp tuyên dương, duy trì thực trạng vệ sinh tốt hoặc khắc phục thực trạng vệ sinh chưa tốt.
- HS di chuyển vào lớp
- Thống nhất ý kiến của tổ
- Kết luận: Qua việc khảo sát thực tế, các em có thể thấy được thực trạng vệ sinh trường, lớp nơi chúng ta đang học. Nếu đã tốt, chúng ta cần tiếp tục duy trì, phát huy và nghĩ thêm những cách giúp trường, lớp ngày càng sạch, đẹp hơn. Nếu chưa tốt, chúng ta có thể cảnh báo với HS toàn trường, tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi cá nhân và thực hiện những hành động cụ thể để khắc phục.
- Lắng nghe
3. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: Báo cáo kết quả khảo sát
- GV mời đại diện tổ lên báo cáo kết quả khảo sát
- Đại diện lên báo cáo kết quả.
- GV nhận xét về việc khảo sát của các tổ.
- GV cho các tổ thảo luận và đưa ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
- Các tổ thảo luận
- Mời đại diện tổ trình bày
- Đại diện đưa ra các biện pháp.
- GV nhận xét, góp ý, chốt các biện pháp.
- Các tổ khác nhận xét, bổ sung các biện pháp khắc phục.
- GV đề nghị HS cùng viết SÁNG KIẾN GIỮ TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP.
- HS cùng viết sáng kiến gửi BGH nhà trường.
- GV nhắc HS lên kế hoạch thực hiện các biện pháp đã đề ra.
- HS lên kế hoạch thực hiện
- Kết luận: GV mời các tổ hô vang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của tổ mình.
4. Cam kết hành động:
- GV đề nghị HS lựa chọn đại diện lớp trao SÁNG KIẾN GIỮ TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP cho các thầy cô trong BGH
- HS chọn đại diện trao sáng kiến cho thầy cô trong BGH
- GV nhắc HS tiếp tục quan sát trường, lớp hằng ngày để phát hiện ngay những vấn đề liên quan đến vệ sinh trường, lớp.
- HS thực hiện
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :
 Ngày 27 tháng 10 năm 2023
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Phương Dung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tran_van_cuo.docx