Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Đinh Quốc Nguyễn

Bài BÀI 32: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết được hai đường thẳng song song; vẽ được hai đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke.

– Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản của thực tiễn liên quan đến hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.

– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 16 trang Thu Lụa 29/12/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 14
	 CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
Bài BÀI 32: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được hai đường thẳng song song; vẽ được hai đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke.
– Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản của thực tiễn liên quan đến hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để khởi động:
Câu 1: Nêu tên 1 cặp cạnh vuông góc với B
A
nhau trong hình chữ nhật ABCD.
D
C
Câu 2: Đường thẳng CD không vuông góc với đường thẳng DE. Đúng hay sai?
Câu 3: Dùng Ê-ke để kiểm tra đường thẳng vuông góc. Đúng hay sai? 
- GV treo (hoặc trình chiếu) hình ảnh cho HS quan sát và đặt vấn đề.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi trò chơi
Đáp án câu 1: AD vuông góc với DC
Đáp án câu 2: Sai. Vì đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng DE
Đáp án câu 3: Đúng.
HS quan sát và đặt vấn đề:
Các thanh gỗ được xếp rất đều đặn và ngay ngắn
Các thanh gỗ này được xếp song song với nhau.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá, hình thành kiến thức mới 
- Mục tiêu: Nhận biết hai đường thẳng song song 
- Cách tiến hành:
A
B
D
C
– GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
– Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh đối diện của hình chữ nhật ABCD (AB và DC, AD và BC) 
GV vẽ và viết lên bảng:
A
B
D
C
Kết luận: AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau.
GV: Hình dung xem nếu hai đường thẳng song song được kéo dài mãi về hai phía, chúng có gặp nhau không?
A
B
D
C
→ Một HS dùng thước thẳng vẽ để kéo dài một cặp cạnh đối diện của hình chữ nhật ABCD, chẳng hạn AB và DC
→ HS đọc tên hai đường thẳng này (đường thẳng AB và đường thẳng DC)
HS nói: AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau
Đường thẳng AB song song với đường thẳng DC.
HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 
Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
2. Hoạt động Thực hành
- Mục tiêu: HS nhận biết được hai đường thẳng song song; vẽ được hai đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke.
- Cách tiến hành:
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài, nhận biết việc cần làm: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau.
- GV mời HS thảo luận nhóm đôi, nói theo mẫu đã hướng dẫn. 
–GV mời HS trình vày, khuyến khích HS nói hai cặp cạnh song song với nhau.
 Lưu ý: HS nhận biết qua trực giác, không nên hỏi tại sao song song.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài, nhận biết việc cần làm: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB theo hướng dẫn.
- GV vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu trên bảng: Vẽ một đường thẳng AB, vẽ một điểm M nằm ngoài đường thẳng AB.
• Đặt một cạnh góc vuông của ê-ke đi qua M, cạnh góc vuông còn lại áp sát đường thẳng AB.
• Kẻ theo cạnh góc vuông của ê-ke, ta được đường thẳng MN (viết N vào hình).
• Đặt một cạnh góc vuông ê-ke áp sát đường thẳng MN, đỉnh góc vuông ê-ke trùng với điểm M, vẽ đường thẳng CD (viết C, D vào hình).
- GV cho HS làm việc cá nhân
• GV mời HS nhận xét: Đường thẳng CD đi qua điểm M như thế nào với đường thẳng AB.
• GV giúp HS nhận biết: Hai đường thẳng AB và CD cùng có mối quan hệ gì với đường thẳng MN. 
- HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau.
– HS thảo luận nhóm đôi.
- HS: AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau
(hoặc Cạnh AB song song với cạnh DC.)
- HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB theo hướng dẫn.
– HS sử dụng thước thẳng và ê-ke, thực hiện (cá nhân) theo hướng dẫn của GV.
M .
A
B
M .
A
B
M .
A
B
C
D
M .
A
B
N
N
• Ta có: Đường thẳng CD đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB.
- Hai đường thẳng AB và CD cùng vuông góc với đường thẳng MN. 
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu Hs tìm một số đồ vật có hai đường thẳng song song có trong lớp học. 
- GV theo dõi, khuyến khích, động viên học sinh. 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
TUẦN 14:	 CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 32: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản của thực tiễn liên quan đến hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem hình ảnh cái thang và cho biết cấu tạo và cách tạo nên cái thang. 
- GV giới thiệu ứng dụng của hai đường thẳng song song trong việc tạo ra các đồ vật trong cuộc sống. 
- Gv giới thiệu bài.
- Hs xem hình ảnh và nhận xét 
2. Hoạt động Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản của thực tiễn liên quan đến hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Cách tiến hành:
Bài 1: GV cho Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ, học sinh làm việc trong nhóm đôi.
– Sửa bài, HS nêu các cặp cạnh song song.
Lưu ý: HS nhận biết qua trực giác, không yêu cầu HS giải thích.
Bài 2: GV chia nhóm 4, thảo luận nhóm 4, giao nhiệm vụ. 
Quan sát hình ảnh các con đường dưới đây. Nêu tên hai con đường vuông góc với nhau. Nêu tên hai con đường song song với nhau.
– Khi sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ lên cho HS vừa nói vừa chỉ tay vào hình.
Bài 1: HS đọc và nhận biết yêu cầu của bài: Tìm các cặp cạnh song song trong mỗi hình.
– HS thảo luận nhóm đôi, rồi chia sẻ với bạn 
- HS làm việc (nhóm bốn) đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
Quan sát hình minh họa SGK trang 73 và thảo luận:
- HS trình bày
2. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm
- Mục tiêu: Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản của thực tiễn liên quan đến hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Cách tiến hành:
– Tìm xung quanh lớp hình ảnh hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. 
– Tìm quanh nơi em ở hình ảnh hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thực hành tìm 
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
	TUẦN 14:	CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
Bài 33: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS xác định các loại góc (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt), hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song qua các trường hợp cụ thể.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Tạo hình”: Học sinh làm các động tác tay để tạo thành các góc theo động lệnh của GV.
 - GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: - HS xác định các loại góc (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt), hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song qua các trường hợp cụ thể.
- Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV gắn hình ảnh ba đồng hồ trên bảng. – Cho 1 vài HS đọc yêu cầu
• Xác định góc cần thực hành ở mỗi hình.
– HS làm việc cá nhân theo mẫu của GV: Dùng đầu ngón tay kéo từ cạnh này sang cạnh ... S đọc yêu cầu.
– HS nhận biết việc cần làm: Xác định câu đúng – câu sai.
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
- HS lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu.
– HS nhận biết việc cần làm:
Xác định hai kim của đồng hồ tạo thành góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?
→ HS thảo luận nhóm đôi .
→Xác định góc cần thực hành.
→Dự đoán, nếu phân vân thì dùng thước đo độ để kiểm tra.
– HS trình bày.
- HS đọc và nhận biết yêu cầu của bài. 
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
– HS lần lượt nêu các cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
– Tìm hình ảnh các loại góc, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song các hình trong SGK trang 74.
- Trong thực tế, hãy tìm hình ảnh các loại góc đã học và hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song có trong lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
- Hs thi tìm nhanh một số đồ vật có hai đường thẳng song song trong SGK trang 74 và kể nhanh trong 2 phút. Ai tìm được nhiều hơn là người chiến thắng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
	TUẦN 14:	CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
Bài 33: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Vận dụng vẽ các đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song trên giấy kẻ ô vuông để tạo hình trang trí.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 - Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS vận động và múa hát theo bài nhạc “Baby Share”
 - GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS nhận biết và vận dụng vẽ các đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song trên giấy kẻ ô vuông để tạo hình trang trí.
- Cách tiến hành:
Bài 5: Gv cho HS đọc yêu cầu.
- GV đưa hình đã được trang trí lên bảng 
- GV đặt câu hỏi cho HS trình bày.
- Em hãy nêu nhận xét về các đường có trong hình? 
- HS làm bài cá nhân:
- Có bao nhiêu đường thẳng song song với nhau?
- Nhìn hình các em thấy có những cặp đường thẳng nào song song? 
Những cặp đường thẳng nào vuông góc?
Hãy nhìn vào hình trang trí của mình để xác định những cặp đường thẳng song song, những cặp đường thẳng vuông góc.
– Gv nêu việc cần làm: Vẽ trang trí trên giấy ô vuông.
Gv yêu cầu HS vẽ năm đường thẳng song song lần 1 sau đó vẽ lần 2. 
→ Vẽ tiếp năm đường thẳng song song Xuất hiện các đường thẳng vuông góc 
→Xuất hiện các hình vuông
→ Tô màu.
Bài 5: HS đọc yêu cầu.
HS quan sát hình đã được trang trí trên bảng 
- Hs trả lời câu hỏi.
Nhận xét: Các đường thẳng đều đi qua hai đỉnh đối diện của ô vuông.
- Là các đường thẳng song song với nhau. 
Có năm đường thẳng song song
- Hs lên chỉ và nói về các đường thẳng song song, các đường thẳng vuông góc 
– HS nhận biết việc cần làm: Vẽ trang trí trên giấy ô vuông.
- HS làm bài cá nhân:
Vẽ năm đường thẳng song song
→ Vẽ tiếp năm đường thẳng song song Xuất hiện các đường thẳng vuông góc 
→Xuất hiện các hình vuông
→ Tô màu.
- GV đưa hình đã được trang trí lên bảng 
- GV đặt câu hỏi cho HS trình bày
3. Vận dụng trải nghiệm: Đất nước em
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. HS xác định các góc tạo bởi hai cánh quạt và dự đoán số đo các góc.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc thông tin
- Yêu cầu HS quan sát hình các trụ điện gió. →Xác định các góc tạo bởi hai cánh quạt.
→ Dự đoán số đo các góc.
→Yêu cầu HS mở SGK dùng thước đo góc để kiểm tra (60°).
Hs đọc thông trong sách giáo khoa trang 75. 
- HS quan sát hình các trụ điện gió. 
→Xác định các góc tạo bởi hai cánh quạt. Dự đoán số đo các góc.
→Mở SGK dùng thước đo góc để kiểm tra (60°).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
TUẦN 14:	 CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 34: GIÂY (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– HS nhận biết được giây là đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa phút và giây; thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thời gian: giờ, phút, giây.
- Vận dụng thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 - Cách tiến hành:
– GV cho HS nghe bài nhạc: Tích tắc kim đồng hồ quay. 
-GV Yêu cầu HS lắng nghe âm thanh phát ra từ đồng hồ.
- Tiếng tích – tắc phát ra khi kim nào di chuyển
– GV: Tiếng tích – tắc phát ra khi kim nào di chuyển
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Nghe thấy tiếng tích – tắc.
- Kim giây 
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá, hình thành kiến thức mới 
- Mục tiêu: – HS nhận biết được giây là đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa phút và giây; thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thời gian: giờ, phút, giây.
- Cách tiến hành:
– Gv nêu vấn đề: Trên đồng hồ có hai kim gì mà các em đã học?
– Nếu trên đồng hồ có thêm một kim nữa thì đó là kim gì?
→ GV giới thiệu kim giây.
- Để đo một số khoảng thời gian bé hơn một phút (ví dụ: thời gian học sinh chạy 100 m), người ta dùng đơn vị giây.
→ Giây là một đơn vị đo thời gian (GV viết bảng).
2. Giới thiệu độ lớn của giây
- Khoảng thời gian khi kim giây di chuyển từ vạch nhỏ này sang vạch nhỏ liền kể là 1 giây 
→ Mỗi tiếng tích – tắc của đồng hổ trong khoảng thời gian bao lâu? 
– Những hành động nào của chúng ta diễn ra trong khoảng 1 giây? 
3. Mối quan hệ giữa giây và phút
- GV giới thiệu: Giây là một đơn vị đo thời gian.
– Yêu cầu HS quan sát kim giây trên đồng hồ.
+ Kim giày di chuyển từ vạch số 12 đến vạch số 1 trong bao nhiêu giây ? (HS đếm và cho kết quả là 5 giây.) Đêm thêm 5 để biết kim giây mỗi đồng hồ sau chỉ bao nhiêu giây. Tương tự, GV cho HS quan sát và đếm tiếp như hình vẽ.
Ở hình cuối cùng, GV giới thiệu: Khi kim giây quay được 1 vòng, kim phút sẽ nhích
một vạch (1 phút), vậy: 1 phút = ?, giây,
1 phút = 60 giây
60 giây = 1 phút (GV viết bảng)
- Hs trả lời: Kim giờ và kim phút
– Nếu trên đồng hồ có thêm một kim nữa thì đó là kim giây. 
- Hs chỉ khoảng thời gian khi kim giây di chuyển từ vạch nhỏ này sang vạch nhỏ liền kể là 1 giây
→ Mỗi tiếng tích – tắc của đồng hổ trong khoảng thời gian 1 giây.
– Những hành động của chúng ta diễn ra trong khoảng 1 giây là một cái chớp mắt, một tiếng vỗ tay, ...
Hs nêu 1 phút = 60 giây; 
60 giây = 1 phút
2. Hoạt động Thực hành
- Mục tiêu: HS nhận biết được hai đường thẳng song song; vẽ được hai đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Gv cho Hs đọc và xác định yêu cầu: Vỗ tay theo sự di chuyển của kim giây trên đồng hồ
- Yêu cầu HS nhận biết khoảng thời gian: Kim giây nhích một vạch, các em vỗ tay một cái để cảm nhận khoảng thời gian 1 giây,
→ Nhận biết khoảng thời gian 1 giây (độ lớn của đơn vị giây).
- GV Cho HS cùng vỗ tay và đếm chung cả lớp.
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. 
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề, xác định nhiệm vụ 
– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
GV báo kết quả để xác định HS nào đúng, HS nào sai và rút kinh nghiệm.
Bài 1: Hs đọc và xác định yêu cầu, nhận biết việc cần làm: Vỗ tay theo sự di chuyển của kim giây trên đồng hồ
- HS làm cá nhân, Hs làm cùng theo nhóm.
HS cùng vỗ tay và đếm chung cả lớp.
Bài 2: HS nhận biết việc cần làm: Đoán xem các bạn hát trong bao nhiêu giây (HS không nhìn đồng hồ).
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh kể những hoạt động diễn ra có thể đo bằng giây
Em đã tham gia hoạt động nào mà thời gian tính bằng giây? 
- Nhận xét, tuyên dương
Hs thi kể: chạy ngắn 100m, trả lời nhanh trong các trò chơi 
- Hs chia sẻ: thi bơi 25m, thi chạy 60m, thi trả lời nhanh, ... 
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_14_dinh_quoc_nguyen.docx