Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc.

- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học, năng lực thẩm mĩ.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, sgk.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 46 trang Thu Lụa 29/12/2023 2241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
TUẦN 5 
Thứ hai ngày 02 tháng 10 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
________________________
Giáo dục thể chất*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc.
- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học, năng lực thẩm mĩ.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
+ Lên bảng thực hiện thao tác đo và kiểm tra 1 số góc?
- HS lên bảng thực hiện và trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu: Vẽ góc tù.
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo kiểm tra chéo 
- HS làm việc cá nhân.
+ Nêu kết quả vừa thực hiện được?
- GV nhận xét, chốt KT: Thực hiện đo góc HS vẽ, Góc lớn hơn 90o thì là góc tù.
- HS lắng nghe
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
? Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm cá nhân sau đó tìm hình có góc bằng 90o, thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS nêu.
+ Vì sao em cho rằng hình c là góc vuông?
- HS giải thích cách làm: Thực hiện đo góc bằng thước đo độ. Hình C có số đo độ là 90o và đó là số đo của 1 góc vuông.
+ Ngoài các góc bài hỏi, em còn tìm được góc nào khác cũng có số đo bằng nhau không?
- HS nêu
- GV chốt đáp án (đưa lên màn hình máy chiếu)
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài cho biết gì và yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GA, GN?
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GA, GE?
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GN, GM?
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GA, GN bằng 120o
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GA, GE bằng 90o
+ Tìm số đo góc đỉnh G, cạnh GN, GM bằng 60o
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
- HS lắng nghe
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- HS nêu: a. Đ và b. S
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhóm khác nhận xét
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
- HS lắng nghe 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bài học hôm nay củng cố cho em kiến thứuc gì?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________
Đạo đức
BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 4) 
I. Yêu cầu cần đạt:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
- Góp phần phát triển năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu
− GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Bầu và bí” và trả lời câu hỏi: 
+ Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì?
(giữ vững truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau)
− GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
− GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài 
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe cô giáo giảng
2. Hình thành kiên thức mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
- GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh mục a trong sgk theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Những người trong tranh gặp phải khó khăn gì?
+ Em còn biết những hoàn cảnh khó khăn nào khác?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
Tranh 1
Khó khăn về thị lực
Tranh 2
Khó khăn về sức khoẻ
Tranh 3
Khó khăn về điều kiện kinh tế
Tranh 4
Khó khăn về hoàn cảnh sống, bị lũ lụt cuốn trôi, làm ướt, hỏng sách vở
- GV nhận xét, kết luận: Trong xã hội còn nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn khác do dịch bệnh, cháy nổ, già yếu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nêu những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong 6 bức tranh mục b trong sgk 
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ 
Tranh 1: nấu cơm từ thiện
Tranh 4: lau dọn nhà cửa giúp người neo đơn.
Tranh 2: là nhà tình nghĩa
Tranh 5: ủng hộ vùng lũ
Tranh 3: giúp đỡ bạn khuyết tật
Tranh 6: động viên khi bạn gặp chuyện buồn
- GV nhận xét, kết luận và hỏi: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn?
- GV tổ chức cho HS chia sẻ.
(trò chuyện, gửi thư động viên/ dạy học cho trẻ vô gia cư/ tạo quỹ từ thiện giúp đỡ bạn nghèo/.)
- HS chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS về nhà tìm câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, nói về hoàn cảnh khó khăn và trao đổi lại cùng với người thân.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
................................................................................................................................
Tiếng Việt
ĐỌC: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
(Xuân Quỳnh)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con 
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học:
- máy tính, sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh...
- HS đọc
- Bài chia làm 2 đoạn, 
Doạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ
Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS)
- HS chỉ tranh và giới thiệu
+ Lúc còn ở trong quả trứng
+ Lúc bước ra thế giới bên ngoài.
- Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn?
- HS trả lời
-Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Tìm được động từ trong các câu tục ngữ. Đặt được câu có chứa động từ phù hợp.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
-Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: máy tính, phiếu học tập, sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Chơi trò chơi: Con thỏ
- Em vừa làm những động tác nào của con thỏ?.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS thực hiện
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
Từ chỉ hoạt động
Người
Bạn nam
Bạn nữ
Các bạn
Vẫy
đi
cưới, nói, ..
Vât:
Chuồn chuồn
Cá
Chim
Đậu, bay
Bơi
hót
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS trả lời
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và đoạn thơ.
- HS nêu
- Yêu cầu HS xác định các từ in đậm trong đoạn thơ.
- HS trả lời (Các từ đó là: yêu, lo, sợ)
- Các từ in đậm đó có điểm gì chung?
- GV khen ngợi HS có cách giải thích thú vị, sáng tạo.
- GV giải thích cho HS đó đều là những động từ chỉ trạng thái, cảm xúc
- GV chốt lại: Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và các câu tục ngữ.
- HS đọc
- GV có thể chiếu các câu tục ngữ
- HS thảo luận theo cặp, tự ghi vào vở
Đáp án: 
+ đến, uống, đi, học
- Có thể cho HS tìm thêm các động từ (ngoài bài)
+ yêu, thương, nhớ
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
- HS đặt câu vào vở
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- HS thực hiện 
- GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Động từ là gì? 
-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng động từ nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_____________________________________
_Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
+ Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái. Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
Vở luyện tập Toán 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Mở đầu: 
- GV tổ chức cho HS hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
+ Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv ... 743 000 000,...)
- HS đọc
* GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng 
- GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? 
- HS nêu
- GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
- Kết luận về lớp triệu.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
- HS viết ví dụ số có 9 chữ số ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc giá tiền các đồ vật trong hình
- GV yêu cầu HS ghi cách đọc vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Em hãy nêu nhận xét về giá tiền các đồ vật trong hình
 -  là các số tròn triệu, chục triệu, trăm triệu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc và nêu: Điền số còn thiếu theo các bậc thứ tự.
- GV yêu cầu HS viết hai dãy số tương ứng vào vở. (Ví dụ: 1 000 000,2 000 000,3 000 000,...)
- GV soi bài, cho HS nhận xét, chia sẻ
- HS thực hiện viết vào vở .
- HS nhận xét, chia sẻ
- Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi
-  là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Xác định chữ số 2 ở mỗi số thuộc hàng nào? lớp nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một số loại ti vi, xe máy, ô tô và đọc số tiền đó.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Nói được trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, nội dung buổi trải nghiệm cụ thể, tranh ảnh có liên quan.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Hát: Trờ nắng, trời mưa.
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Nói 
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu đề bài: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- GV hướng dẫn HS làm việc:
+ Làm việc cá nhân. Thực hiện theo hướng dẫn, gợi ý trong SGK:
Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm. 
Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,. để người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với em.
Để làm nổi bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ vật...
+ Làm việc theo cặp: Tập nói về trải nghiệm đáng nhớ của mình.
Hoạt động 2: Trao đổi
+ Nói điều em mong muốn ở bạn.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, từng em chia sẻ trải nghiệm.
- GV lưu ý HS cần nói rõ ràng, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ đối với hoạt động tham gia.
- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, khen ngợi HS. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV nêu yêu cầu với hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà:
+ HS chia sẻ những trải nghiệm thú vị của bạn bè trên lớp với người thân.
+ HS tìm đọc các câu chuyện về những trải nghiệm của nhân vật trong câu chuyện:
Nhím nâu kết bạn (Tiếng Việt 2, tập một, trang 89).
Cánh rừng trong nắng (Tiếng Việt 3, tập một, trang 17).
Nhật kí tập bơi (Tiếng Việt 3, tập một, trang 26).
Học nghề (Tiếng Việt 3, tập hai, trang 58).
- HS hát múa vận động.
- HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS nêu suy nghĩ, cảm xúc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.
-Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức quy tắc viết tên riêng, tên cơ quan, tổ chức.
- Góp phần phát triển năng lực tự chủ. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở luyện tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
- GV tổ chức cho HS hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2.Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1:
- GV cho HS đọc lại bài viết tiết 1 theo yêu cầu
+ Gọi 2 HS đọc lại.
+ HD HS nêu lại bố cục đoạn văn:
+ GV đọc 
+ Chấm, chữa bài.
- GV đánh giá nhận xét 5 - 7 học sinh NX, rút kinh nghiệm.
- HS đọc bài. 
- Học sinh làm việc cá nhân
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập trang 17
Đọc lại nội dung bài tập, nêu nội dung vần ôn tập trong tiết học:
-Nêu lại quy tắc viết tên cơ quan tổ chức, tên địa lý, tên người. cho 1 vài ví dụ
- GV cho HS làm bài trong vòng 10 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS chấm chữa bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
-Hs làm bài nhóm 2, chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Chữa bài
- GV Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.
Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).
Bài 1/17: . Viết tên riêng trong ba đoạn dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. UNICEF Việt Nam là một trong 190 văn phòng của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trên toàn thế giới và thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam,
b. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức dành cho thiếu niên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Ngày 15 tháng 05 năm 1941, Đội Nhi đồng Cứu quốc đầu tiên (tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
c. Nguyễn Trãi là người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, cha là Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán.
Tên riêng địa lí
Tên cơ quan, tổ chức
Tên người
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho học sinh hoạt động nhóm
- GV cho HS đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- GV nhận xét, chốt kết quả.
è GV chốt lại cho HS nắm rõ quy tắc viết tên riêng, tên cơ quan, tổ chức
.Bài 2:/17 
2. Viết đúng và đẹp:
a) Tên trường tiểu học của em: ..........
b) Tên tổ chức Đội ở trường em:...........
c) Tên một câu lạc bộ mà em mong muốn được tham gia:...................................
d) Tên đầy đủ của một cầu thủ (hoặc một vận động viên) em yêu mến .....................
- GV cho HS làm bài cá nhân và đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- GV nhận xét, chốt kết quả.
è GV chốt cách viết tên địa lí, tên cơ quan tổ chức, tên người.
-1 HS lên chia sẻ.
-HS khác nhận xét bổ sung
- HS chữa bài vào vở.
Tên riêng địa lí
Tên cơ quan, tổ chức
Tên người
Việt Nam, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, Nhị Khê, Thượng Phúc, Thường Tín, Hà Nội,
UNICEF Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Liên hợp quốc, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Cứu quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đán
Học sinh làm bài và nêu kết quả:
a) Tên trường tiểu học của em: Trường Tiểu học Trường Thịnh
b) Tên tổ chức Đội ở trường em: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh c) Tên một câu lạc bộ mà em mong muốn được tham gia: Câu lạc bộ Mĩ Thuật
d) Tên đầy đủ của một cầu thủ (hoặc một vận động viên) em yêu mến: Nguyễn Công Phượng
3.Vận dụng, trải nghiệm:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt lớp: GIÚP NHAU THỰC HIỆN NỀ NẾP.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đạt mục tiêu đã đặt ra
- Học sinh chia sẻ cảm xúc, suy nghi sau khi bắt đầu thực hiện thời gian biểu đã điều chỉnh.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Hoạt động tổng kết tuần
* Tổng kết các hoạt động trong tuần:
.
.
.
* Dự kiến hoạt động tuần sau:
- Ban cán sự lớp cử người thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV bổ sung, đánh giá.
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm.
- GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu theo gợi ý:
+ Những việc đã làm theo thời gian biểu.
+ Những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. 
- HS làm nêu những việc đã làm theo thời gian biểu; nêu những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. HS chia sẻ những điều chỉnh
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày kết quả thức hiện nền nếp sinh hoạt; chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân
- HS chia sẻ cảm xúc cá nhân; ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân.
3. Trò chơi Nếu quên..., bạn nên....
- GV tổ chưc cho HS viết công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tở giấy rồi thả vào một chiêc hộp. - GV tổ chức cho các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng.
- HS làm việc theo nhóm 4
- Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên được được khuyên ghi lại lời khuyên để thức hiện và sẽ phản hồi sau.
- GV kết luận: HS có thể tin tưởng, chia sẻ với bạn bè trong lớp những vấn đề băn khoăn để nhận được sự hỗ trợ, phương án giải quyết. Việc thức hiện thời gian biểu thường phải có điều chỉnh: điều chỉnh thời gian cho phù hợp
- HS làm việc nhóm 2
4. Cam kết hành động.
- GV nhắc HS tiếp tục thực hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh.
- GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn
- Đề nghị HS chuẩn bị các câu đố cho hoạt động tuần sau.
- HS thực hiện công việc theo thời gian biểu đã điều chỉnh; theo lời khuyên của bạn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Âm nhạc*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng Anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
	Tiếng anh*
 Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
 Ngày 28 tháng 9 năm 2023
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Phương Dung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_5_tran_van_cuo.docx