Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Khoa học

GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO (TIẾT 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được không khí chuyển động gậy ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh thay thế).

- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, videoclip.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

- sgk, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 49 trang Thu Lụa 29/12/2023 1581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường

Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Văn Cường
Tuần 6
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
______________________________
Khoa học
GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được không khí chuyển động gậy ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh thay thế).
- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, videoclip.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- sgk, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV cho HS quan sát H1 hỏi:
+ Nhờ đâu diều bay được lên cao?
+ GV gọi HS suy ngẫm, chia sẻ trước lớp
+ KL: Diều bay được và bay được lên cao là nhờ gió. Vậy gió hình thành như thế nào?
- HS quan sát suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
- HS ghi đề bài vào vở và đọc yêu cầu cần đạt
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Sự chuyển động của không khí:
*Thí nghiệm : 
- GV cho HS lấy những dụng cụ đã chuẩn bị như SGK
* Tiến hành thí nghiệm: 
- GV gọi 2 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: - Đặt cốt nến lên đế và thắp nến, úp lọ thuỷ tinh lên đế. (H2a)
- HS lấy dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. ( Nến bọ tắt)
- Thực hiện như trên nhưng đế bị cắt 1 phần H2b. (Nến vẫn cháy)
- Cắm que vào để và đặt chong chóng lên đầu que H2c (Chong chóng quay)
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi SGK theo nhóm 4
- GV gọi đại diện trả lời trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GVKL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng, sự chuyển động này gây ra gió. 
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn
* GV cho HS quan sát hình 3: 
- GV cho HS quan sát thảo luận nhóm 4
- HS quan sát tranh 
+ Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?
+ Quan sát H3a cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích?
+ Háy cho biết vào ban đêm trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.
+ Quan sát H3b cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích?
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào phiếu trả lời.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
*GVKL: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng lên nhanh hơn và cũng nguội đi nhanh hơn.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Mức độ mạnh của gió:
- Khi nào chong chóng quay nhanh nhất? Khi nào chong chóng quay chậm nhất?
- Quan thí nghiệm, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ?
- HS trả lời
* GVKL: Để phân biệt mức độ mạnh của gió, nhiều nước trên thế giới, nước ta đã chia mức độ gióa thành 18 cấp từ cấp 0 đến cấp 17. Gió lên đến cấp 6 -7 gọi là áp thấp nhiệt đới, gió từ cấp 8 trở lên gọi là bão. 
- GV cho HS đọc mục bạn cần biết.
+ GV cho HS quan sát H5 thảo luận nhóm 2 3 câu hỏi SGK
+ GV gọi đại diện HS trả lời, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc mục bạn cần biết
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời
* GVKL: Gió gây nên nhiều tác động, có thể gây thiệt hại về nhà cửa. Chúng ta phải theo dõi thời tiết, nắm bắt được các cấp gió để phòng những thiệt hại.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhắc lại về các cấp độ của gió
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :
________________________________________
Tiếng anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng anh*
Giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Tiếng Việt
Đọc: TẬP LÀM VĂN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng và diễn cảm bài Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kể của (bạn nhỏ nhân vật xung tôi) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể của bạn nhỏ trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình chăm sóc cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,... tương ứng với việc viết tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chi tiết đặc sắc. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyên. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết) 
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
II. Đồ dùng dạy học:
- sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Mở đầu
+ GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp bài “ Tiếng nói của cỏ cây”
- Em biết điều gì lạ trong thế giới cỏ cây?
- Nêu nội dung bài đọc?
* Hỏi: Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để miêu tả đúng đặc điểm của sự vật đó?
+ Gọi HS chia sẻ
+ Giới thiệu, ghi đề bài, cho HS nêu yêu cầu cần đạt.
- HS đọc nối tiếp theo yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi
- HS trao đổi nhóm 2 trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc các từ khó kết hợp ngắt câu dài
Luyện từ: gặp lại, bụi dạ lí, sương lã chã, ốc luộc, kết luận, múc nước,...
Ngắt câu dài: Sương như những hòn bi ve tí xíu/ tụt từ lá xanh xuống bông đỏ,/ đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa rừng cánh hoa...
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ: Xào xạc, lã chã.
+ Lần 3: Luyện đọc theo nhóm
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
- GV nhận xét phần đọc của HS
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1:Từ đầu ... dở dang bài văn
Đoạn 2: Từ Hôm sau.....thả sức đẹp
Đoạn 3: Còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn và phát âm các từ khó
- Hs nêu cách ngắt câu và đọc lại câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ dựa vào SGK.
- HS đọc theo nhóm 3
- Đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 thảo luận nhóm 2 và TLCH
1. Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?
+ Bạn nhỏ đã hoàn thành bài văn chưa? Vì sao?
+ Nêu ý chính của đoạn 1
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm TLCH
2. Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?
3. Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?
+ Nêu ý chính của đoạn 2
- GV giảng thêm: Trong bài văn của bạn nhỏ, các câu văn đều có hình ảnh so sánh cũng được coi là câu văn kết hợp sự quan sát và trí tưởng tượng/ liên tưởng của bạn nhỏ
4. Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em bài văn của bạn nhỏ nên viết thêm nững ý nào?
- GV gọi HS trả lời
+ Nêu ý chính của đoạn 3
Chốt: Khi tả cây ngoài việc tả cây, cành, lá, hương thơm,... cần tả thêm nụ hoa bởi vì bên cạnh bông hoa đã nở thường có nhiều nụ hoa.
- HS đọc thầm thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi 1
- HS trả lời câu hỏi 2
Ý1: Mục đích về quê của bạn nhỏ
- HS đọc và trả lời câu hỏi 2
- Dậy sớm, quan sát kĩ các bộ phận của cây, chăm sóc cây,...
- HS trả lời câu hỏi 3.
Ý 2: Cách tìm ý cho bài văn tả cây
- HS thảo luận nhóm 2 có thể viết thêm câu văn mà mình muốn thêm.
Y3: Cách viết kết bài cho bài văn tả cây hoa.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em học được gì về cách viết văn miêu tả?
- Nhận xét tiết học.
- Tập quan sát cây cối và tìm ý cho bài văn.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.
____________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được động từ chỉ hoạt động nói chung và động từ chỉ hoạt động di chuyển nói riêng.
- Tìm được động từ thích hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
- Đặt được câu có động từ chỉ hoạt động
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Động từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng động từ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện HS trình bày trước lớp
- GV cùng HS nhận xét.
GV chốt đáp án:
Vỗ - gáy – gáy – kêu – vọng
Hót – kêu – hót – tìm – xào xạc
- HS đọc
- HS trả lời (Tìm động từ trong ngoặc đơn thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây)
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trình bày trước lớp
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh để dựa vào đó suy đoán người hoặc vật trong tranh đang làm gì để tìm động từ phù hợp.
- Đại diện 3 nhóm trình bày động từ có trong tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chốt: Với mỗi tranh, có thể đưa ra nhiều từ ngữ khác nhau, miễn là từ đó phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
HS nêu yêu cầu (Nhìn tranh tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh)
- HS thảo luận nhóm 4 tìm các động từ có trong tranh
Tranh 1: đi, leo, trèo, chống dậy, vượt dốc,...
Tranh 2: Cắm trại, dựng lều,...
Tranh 3: Câu cá, giật cần câu
Tranh 4: Bay, lượn, dang, vỗ cánh,..
Tranh 5: Bơi, lặn, khám phá,...
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu có từ chỉ hoạt động di chuyển tìm được ở bài 2.
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo.
Chốt: Khi đặt câu lưu ý: Nội dung đủ như yêu cầu có từ chỉ hoạt động ở bài 2. Hình thức đầu câu viết hoa cuối câu có dấu chấm.
- HS đọc
- HS đặt câu vào vở
- HS thực hiện
VD: Vận động viên đang leo núi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Động từ là gì? Tìm các động từ chỉ sự di chuyển?
- Đặt câu có sử dụng động từ di chuyển
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau: Viết bài văn thuật lại 1 sự việc
- HS trả lời
- HS đặt câu
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.
______________________________
Toán
HÀNG VÀ LỚP (T3)
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập, củng cố về hàng và lớp.
- Củng cố cách đọc, viết các số tròn chục triệu, trăm triệu.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” lập các số tròn chục triệu, trăm triệu
- HS chơi trò chơi.
- HS chia sẻ sau khi chơi trò chơi.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS chia sẻ bài theo nhóm cộng tác.
- HS chia sẻ bài trước lớp.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1-2 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo.
- HS làm bài cá nhân vào phiếu rồi chia sẻ với bạn.
Đáp án: D
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
 ... chốt thế nào là động từ
.Bài 2: Cho học sinh hoạt động nhóm 4 thảo luận điền từ
Bài 2/25. Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh văn bản ở dưới:
Lẵng nhẵng, ghen tị, hỏi, quấy rầy, lạnh lùng, quát, giận dỗi, trả lời
Tại sao?
 Một hôm, gà con (1) đi theo gà trống và (2):
- Tại sao cò có mỏ dài, chân cao, còn mỏ và chân của em lại ngắn?
- Anh không biết.- Gà trống (3) đáp.
- Tại sao thỏ có hai cái tai dài và đẹp, còn em chẳng có tai?
- Đừng (4) anh nữa?
- Tại sao mèo con có bộ lông đẹp thế, còn bộ lông của em chẳng có gì là đẹp?
- Thôi đi! – Gà trống (5)
Gà con (6):
- Tại sao người lớn không muốn (7) câu hỏi của trẻ con?
Gà trống đáp:
- Bởi vì em không hỏi, em đang (8) với người khác!
- GV cho HS đọc kết quả.
- HS đọc lại bài tập
- Gọi HS nhận xét, có thể yêu cầu HS giải thích vì sao lại điền từ đó vào chỗ chấm (Hỏi 1 vài từ như: lạnh lùng, quát, ghen tị)
- GV nhận xét, chốt kết quả.
? Các từ đã cho thuộc từ loại nào? (Động từ)
-1 HS nêu
- 2 HS chữa bài
- HS giải thích
-HS khác nhận xét bổ sung
- HS chữa bài vào vở.
a. hoa, nở, bay, lượn, đùa, đứng, ghen
b. ban, bướm, gió, mây, dập dờn
- HS đọc kết quả
Tại sao?
 Một hôm, gà con lẵng nhẵng đi theo gà trống và hỏi:
- Tại sao cò có mỏ dài, chân cao, còn mỏ và chân của em lại ngắn?
- Anh không biết.- Gà trống lạnh lùng đáp.
- Tại sao thỏ có hai cái tai dài và đẹp, còn em chẳng có tai?
- Đừng quấy rầy anh nữa?
- Tại sao mèo con có bộ lông đẹp thế, còn bộ lông của em chẳng có gì là đẹp?
- Thôi đi! – Gà trống quát
Gà con giận dỗi:
- Tại sao người lớn không muốn trả lời câu hỏi của trẻ con?
Gà trống đáp:
- Bởi vì em không hỏi, em đang ghen tị với người khác!
è GV nhắc nhở HS cần đọc kĩ nội dung đoạn, bài đã cho, dựa vào ngữ cảnh và nội dung bài để chọn từ cho phù hợp. 
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Qua câu chuyện “Tại sao?” em hiểu ra điều gì?
- Gọi HS chia sẻ và nhận xét
=> GV chốt: Mỗi người sinh ra đều có một đặc điểm riêng biệt, không nên so sánh hay ghen tị với người khác.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :
_ TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Xác định hàng, lớp của các chữ số trong một số.
+ Nối đúng được số theo nội dung.
+ Làm tròn được số tới hàng chục nghìn, trăm nghìn.
+ Liên hệ thực tế nêu được số dân và làm tròn số tới hàng nghìn, triệu.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển phẩm chất nhân ái,phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện tập Toán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Xác định hàng, lớp của các chữ số trong một số.
+ Nối đúng được số theo nội dung.
+ Làm tròn được số tới hàng chục nghìn, trăm nghìn.
+ Liên hệ thực tế nêu được số dân và làm tròn số tới hàng nghìn, triệu
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: 
- GV giao BT cho HS làm bài 1, 2, 3, 4/ 22,23 Vở luyện tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1/VLT tr.22: Hoàn thành bảng
- Gọi 1 HS đọc YC
- GV gọi HS lên bảng điền
- Gọi HSNX
- GV nhận xét, khen học sinh 
=> GV chốt cách viết số và xác định hàng, lớp
- 1 HS đọc YC
- HS điền
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Nối (theo mẫu) VLT/19
- GV cho học sinh lên thực hiện
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
 è Gv chốt số liền sau, xác định chữ số thuộc các lớp, các hàng
- 3 HS lên bảng làm bài
-HS đọc lại nội dung lời giải
* Bài 3: Hoàn thành bảng sau (theo mẫu)VLT/19
- GV cho học sinh lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét.
- YC HS nêu lại cách làm tròn số
 è Gv chốt cách làm tròn số
- 3 HS lên bảng làm bài
-HS đọc lại nội dung lời giải
* Bài 4: 
- GV gọi 1 hs đọc đề bài
- GV gọi HS nêu số liệu và nêu rõ thời điểm tìm hiểu
- Gọi HS làm tròn số
- GV nhận xét.
è Nếu HS nêu được các số liệu ở những thời điểm khác nhau có thể cho HS nhận xét về sự gia tăng dân số của Việt Nam
- Hs đọc đề 
- HS nêu tùy theo số liệu HS tìm hiểu được
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm hiểu số dân của địa phương tại thời điểm hiện tại và làm tròn đến hàng thích hợp
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và trả lời trong tiết sau
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Tiết 3 tuần 6
- HS nghe nhiệm vụ
- HS nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Âm nhạc*
giáo viên chuyên ngành soạn giảng
Đạo đức
CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN 
(Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
- Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
- Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
- Hình thành năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
-Phát triển phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học: 
SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu
- GV cho HS chia sẻ câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về hoàn cảnh khó khăn em đã tìm hiểu được
- GV theo dõi, tuyên dương HS
- GV giới thiệu bài, ghi đề bài.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe 
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2. Khám phá vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “giúp bạn” và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: 
 Khỉ con đã làm gì để giúp dê con? Khi được giúp đỡ, dê con cảm thấy thế nào?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
 Chủ động mời dê đến nhà chơi, kể chuyện với mẹ và tặng dê đồ, nói lời động viên dê con. / Dê con cảm động,biết ơn cả gia đình nhà khỉ.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
3. Luyện tập, thực hành.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em sẽ làm gì nếu những người xung quanh em gặp khó khăn? 
Câu 2: Theo em, sự cảm thông giúp đỡ có ý nghĩa như nào với người đang gặp khó khăn?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
Câu 1
Thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ,.
Câu 2
- Giúp họ vượt qua nghịch cảnh cuộc sống.
- Góp phần làm vơi di mất mát, tổn thương.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS về nhà trao đổi cùng người thân lập kế hoạch giúp đỡ hoàn cảnh còn gặp khó khăn gần nhà.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau
- HS thực hiện
IV.điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm	
Sinh hoạt lớp: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh chia sẻ về cách thiết kế và và sử dụng sơ đồ tư duy trong sinh hoạt học tập.
- Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- GV cho lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân
GV kiểm tra việc vẽ sơ đồ tư duy của HS ở nhà mà GV đã dặn ở tiết học trước.
- GVnhận xét, tuyên dương về việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. Cho HS cất bài vẽ.
- GV dẫn dắt vào tiết học mới, ghi đề lên bảng.
- HS vỗ tay, hát
- HS để sơ đồ đã vẽ ở nhà lên bàn.
- 2 HS cùng bàn kiểm tra lẫn nhau, báo cáo.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. 
* Tổng kết các hoạt động trong tuần:
.
.
.
* Dự kiến hoạt động tuần sau:
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc theo tổ)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
Hoạt động 3: Chia sẻ sơ đồ tư duy (Làm việc theo nhóm)
-GV hướng dẫn học sinh tổ chức triển lãm sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà về sự vật, hiện tượng mà mình qua tâm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trưng bày sơ đồ tư duy ở góc của nhóm mình.
- Yêu cầu từng thành viên trong nhóm trình bày nội dung sơ đồ tư duy của mình.
Các bạn khác đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề được trình bày.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng trình bày của HS.
- Cho cả lớp tham quan sơ đồ tư duy của các nhóm. Bình chọn sơ đồ tư duy được trình bày thú vị, mạch lạc, khoa học nhất bằng cách mỗi HS để lại một logo khen ngợi như mặt cười, trái tim, .. lên góc sơ đồ mình thấy tâm đắc.
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ sau khi xem sơ đồ của các bạn.
H: Theo em, chúng ta nên sử dụng sơ đồ tư duy vào những công việc gì?
-GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn
-Các nhóm trưng bày.
- Từng HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi.
- HS trả lời thắc mắc của bạn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
-Cả lớp thực hiện(đi 1 vòng)
-Về ngồi vào vị trí.
-HS chia sẻ: bản thân học thêm được điều gì? Gặp khó khăn gì khi đặt câu hỏi 5W1H và lựa chọn nhánh cho sơ đồ?....
- HS trả lời: sử dụng để thực hiện tổng thể, khái quát vấn đề, xâu chuỗi vấn đề 
một cách hệ thống, khoa học để người xem dễ hiểu, dễ nhớ.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- GV yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với người thân về kinh nghiệm sử dụng các câu hỏi 5W1H và sơ đồ tư duy trong sinh hoạt và học tập.
 - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
	___________________________________________________________ 
 Ngày 6 tháng 10 năm 2023
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Phương Dung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_6_tran_van_cuo.docx