Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Tiết 61: Ăng- co Vát

I/ Mục tiêu :

 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ăng- co vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-Pu –Chia ( trả lời được các CH trong SGK).

 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

 3. GD môi trường và tích hợp: GD học sinh nhận biết : Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: Ăng-co Vát; thấy được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoành hôn.

II/ Đồ dùng dạy học .

- Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK .

III/ Các hoạt động dạy học .

 

docx 35 trang Thu Lụa 29/12/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
Tiết 61: Ăng- co Vát
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ăng- co vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-Pu –Chia ( trả lời được các CH trong SGK).
 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
 3. GD môi trường và tích hợp: GD học sinh nhận biết : Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: Ăng-co Vát; thấy được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoành hôn..
II/ Đồ dùng dạy học .
Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK .
III/ Các hoạt động dạy học .
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/ Khởi động :
2/ Kiểm tra : GV kiểm tra 2,3 Hs đọc thuộc bài Dòng Sông Mặc Áo, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 + Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
 + Hãy tìm các từ ngữ chỉ màu sắc thay đổi của dòng sông trong một ngày?
 + Cách nói “ Dòng sông mặc áo” có gì hay?
-Nhận xét .
3/ Bài mới .
 * Giới thiệu bài : Các bài đọc thuộc chủ điểm khám phá thế giới đã đưa các em đi du lịch nhiều cảnh đẹp của đất nước như : Vịnh Hạ Long, sông La, Sa paBài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Cam- Pu- Chia, thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu Ăng- co Vát. 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
MT: Giúp học sinh đọc đúng toàn bài.
- Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn 
 - Giúp Hs hiểu các từ mới trong bài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc cả bài .
- Đọc diễn cảm toàn bài 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài .
MT: Giúp học sinh cảm thụ cả bài.
 + Ăng-co-Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? 
 + Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? 
 + Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ? 
 + Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? 
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính ghi bản gọi vài em đọc lại.
- GD môi trường và tích hợp: GD học sinh nhận biết: Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: Ăng-co Vát; thấy được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoành hôn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm .
MT: Giúp học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc phù hợp với nội dung bài
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Hướng dẫn Hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn “lúc hoàng hôn . .. từ các ngách”
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa chữa, tuyên dương.
4. Củng cố :
- Qua bài đọc các em biết được điều gì?
- Cho HS nêu lại ý nghĩa.
- GD học sinh biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Con Chuồn chuồn nước.
- Nhận xét tiết học .
-Hát vui .
- HS đọc thuộc bài Dòng Sông Mặc Áo
 + Vì dòng sông thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
 + lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa.
 + Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người
- HS lặp lại tựa bài 
- HS đọc từ 2, 3 lượt .
- Từ : Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm .
- HS luyện đọc theo cặp
- 1em đọc cả bài
- HS theo dõi SGK
 + Ăng-co –Vát được xây dựng ở Cam-phu- chia từ đầu thế kỷ thứ XII
 + Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500 m. Có 398 gian phòng.
 + Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa 
 + Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền, ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa chùm lá thốt nốt.
- HS nêu: Ca ngợi Ăng- co vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-Pu –Chia
- HS lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm .
- Lớp nhận xét, tuyên dương bạn.
- HS phát biểu.
- HS nêu
Toán
Tiết 151:THỰC HÀNH (tt).
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, thước dây cuộn.
HS : Phiếu thực hành (vở bài tập toán 4 tiết 143).
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	“Thực hành”.( tr. 158)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: “Thực hành (tt)”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS nắm cách vẽ sơ đồ phòng học hình chữ nhật theo tỉ lệ cho trước.
Yêu cầu HS đọc ví dụ 1, ví dụ 2.
Giảng thêm: Trong hai ví dụ, ví dụ 1 yêu cầu từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ, biết vẽ đoạn thẳng có độ dài thực tương ứng.
Ví dụ 2 yêu cầu HS từ độ dài thực tế vẽ đoạn thẳng có độ dài thu nhỏ trên bản đồ ( theo tỉ lệ bản đồ cho trước).
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Giúp HS biết cách đo, vẽ được sơ đồ phòng học hình chữ nhật trên giấy theo tỉ lệ cho trước.
Chia lớp thành các nhóm thực hành theo các bước.
Kiểm tra việc thực hành của HS.
Nhận xét và đánh giá.
Lưu ý: Yêu cầu HS nào cũng được thực hành.
4. Củng cố.
Qua bài học các em học được điều gì?
Cho Hs đo vẽ, bàn học vào giấy theo tỉ lệ 1: 20.
Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: “Ôn tập về số tự nhiên”.
 Nhận xét tiết học.
Hát tập thể.
Hoạt động lớp.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- HS làm việc theo nhóm.
 + Bước 1: Đo độ dài các cạnh nền nhà lớp học.
 + Bước 2: Tính độ dài thu nhỏ các cạnh vừa đo được ở bước 1 theo tỉ lệ 1: 300.
 + Bước 3: Vẽ sơ đồ hình chữ nhật theo kích thước thu nhỏ đã tìm được ở bước 2.
- HS phát biểu.
- HS thực hành.
Chính tả
Nghe – viết : Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
 2. Kĩ năng: Làm đúng BT 2: a, 3b
 3. Thái độ: Cẩn thận trong viết CT, yêu quý ngôn ngữ Việt.
 4. GD môi trường và tích hợp: GD ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
II.Đồ dùng dạy học .
-Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a, 3b.
III. Các Hoạt động dạy học
Hoạt Động GV
Hoạt Động HS
1/ Khởi động:
2/ Kiểm tra: Kiểm tra 2 HS làm bài tập 3a, 3b (tiết trước); viết đúng chính tả các từ do GV đọc: biên giới, thế giới, rộng, dài.
- Nhận xét.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: “Nghe lời chim nói”
 v Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết
- Đọc bài chính tả Nghe lời chim nói
- Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ.
+ HS nói về nội dung bài thơ
- Đọc từng câu cho HS viết.	
- GV đọc lại cả bài cho HS soát lại.
- Cho HS đổi vở soát lỗi choi nhau.
- GV chấm một số bài của HS.
- GV nêu nhận xét chung.
v Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 (b ) Nêu yêu cầu bài tập; phát phiếu cho các nhóm thi làm bài.
- Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
* Bài 3: ( b)
- HS làm bài cá nhân
- Nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố 
- Cho HS viết lại những chữ viết chưa đúng trong bài.
- GD học sinh tính cẩn thận trong viết CT, yêu quý ngôn ngữ Việt.
- GD môi trường và tích hợp: GD ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
5.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả, nhớ những mẩu tin thú vị trong BT (3).
- Hát vui
- Hai HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại bài thơ
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- HS viết bài vào vở.
- HS sóat lại bài viết.
- HS soát lỗi.
- HS nộp vở.
- HS làm bài vào vở khoảng 15 từ.
Ví dụ: + Thanh hỏi: lủi thủi, lửng lơ, sửa sang,.
+ Thanh ngã: bão bùng, bỡ ngỡ, dỗ dành,
- HS trả lời
+ Ở nước Nga – cũng màu đen– cảm giác – cả thế giới.
- Viết trên bảng con
- HS lắng nghe.
Đạo đức
Tiết 31: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( tiết thứ hai). 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT
Kỹ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
 3. GD tích hợp và môi trường: Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
 4. GDSDNLTK và HQ:
- Bảo vệ môi trường là giữ gìn cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ mội trường.
Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ mội trường ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
III. Chuẩn bị :
GV : Phiếu giao việc, sách Đạo đức 4.
HS : Sách Đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	
Hỏi về việc tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
Nhận xét.
3. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Bảo vệ môi trường (tiết 2).
Ghi tựa lên bảng.
b) Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Thảo luận BT2/ SGK.
MT: Giáo dục HS có thái độ bảo vệ môi trường.	
Chia lớp thành các nhóm.
Giao việc cho các nhóm yêu cầu thảo luận trong 2 phút.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- GDSDNLTK và HQ:- Bảo vệ môi trường là giữ gìn cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Bài tập 3/ SGK.
MT: Giáo dục HS biết bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi bài tập 3 trong vòng 2 phút.
Gọi 1 số HS trình bày ý kiến của mình.
Kết luận.
a, b,: không tán thành.
c, d, đ: tán thành.
Hoạt động 3: Thảo luận BT4.
MT: Giáo dục HS biết xử lý các tình huống liên quan đến môi trường.
Chia lớp thành 2 nhóm.
Giao việc cho các nhóm thảo luận và tìm cách xử lý của từng nhóm.
- GDSDNLTK và HQ- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS thảo luận về tình hình bảo vệ môi trường của địa bàn mình, những điều tốt và xấu (cách xử lí rác, nước, cây xanh) và cách giải quyết các vấn đề đó, HS đã tham gia như thế nào vào phong trào bảo vệ môi trường tại trường, lớp và địa phương.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- GD THMT: Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
- GD KNS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ mội trường. Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ mội trường ở nhà và ở trường. Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Gọi vài em đọc lại ghi nhớ.
5. Tổng kết – Dặn dò :
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
2, 3 HS trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Chia nhóm.
Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và tìm cách giải quyết.
Từng nhóm làm việc.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm, đôi.
HS làm việc nhóm đôi.
1 số HS trình bày ý kiến của mình.
Hoạt động nhóm.
Lớp chia thành 2 nhóm.
Mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
Thảo luận và ghi lại các ý kiến.
 ... c sinh chữ viết phải cẩn thận, tránh tẩy xóa, giữ gìn tập vở cho sạch sẽ.
 - Cần lễ phép và kính trọng với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ,....
 - Giữ gìn an toàn giao thông và an toàn thực phẩm.
 - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp saïch ñeïp.
 - Nhắc nhở học sinh phải đi học đều. Nghỉ học phải xin phép thầy cô.
 - Không chơi các trò chơi dùng bạo lực hoặc trò chơi nguy hiểm.
 9. Tổ chức sinh hoạt chủ điểm “ Hòa bình và hữu nghị”
- Cho HS đọc bài thơ, bài hát hoặc việc làm nói về hòa bình và hữu nghị giữa các nước trên thế giới.
- Tập thể lớp hát một bài hát theo chủ đề về "Vui liên hoan thiếu nhi thế giới”.
- Lớp hát vui: “ bài hát trái đất này là của chúng mình” 
+ Thành phần tham dự: (GVCN, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng
cùng tập thể học sinh của lớp) 
- HS vỗ tay
- Các tổ báo cáo
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
- Lớp phó học tập, lớp phó lao động báo cáo
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
- Lớp nêu ý kiến
- Học sinh nghe
- Lớp bình chọn
- HS hát vui
- Các tổ thảo luận cách thực hiện và nêu ra trước lớp
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
 Mỹ Thuận, ngày........tháng 4 năm 2021
 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ Trưởng
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Kim Mươl
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
TUẦN: 31
 Nôi dung nhận xét tuần 31:
Về chuyên cần: Nhận định về thực hiện việc chuyên cần trong tuần.
Về học tập: Nhận xét về tình hình học tập trong tuần
Về lao động: Thực hiện trực nhật trong lớp và xung quanh lớp học.
Về đạo đức, tác phong: tập phong cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, với các bạn chung trường.
VSCĐ: Thực hiện viết chữ rõ, đủ nét, giữ vở không quăn góc, không bỏ trang trống,..
Công tác Đội và TDTT: Tham gia tốt các phong trào của Đội đề ra, tham gia tốt các phong trào TDTT của trường.
Thực hiện tốt và thường xuyên về ATGT và VSCN
 Phương hướng công việc tuần 32: 
- Thường xuyên chuẩn bị tốt cho tiết học.
Chuyên cần thực hành các bài tập
Thực hiện VSMT, VSCN, ATGT
Tham gia phong trào STTTNNĐ.
vGD Kỹ năng sống:
Bài 10: Đặt mục tiêu học tập
 Bài học giúp em:
- Có thói quen đặt mục tiêu cho mọi công việc.
Luôn có định hướng rõ ràng trước khi làm bất kì việc gì.
 1. Vì sao cần đặt mục tiêu?
a. Định hướng
* ĐỌC TRUYỆN: ĐỪNG ĐỂ LẠC MỤC TIÊU
 Chuyện kể rằng, một chú chó săn khi đang rượt đuổi một con hươu thì bất ngờ thấy một con cáo chạy băng qua trước mặt, nó liền bỏ con hươu và đuổi theo con cáo. Một lúc sau, chó săn lại thấy một con thỏ chạy băng qua, thế là nó đuổi theo con thỏ. Lát sau nữa, một con chuột thình lình xuất hiện, chó săn lại đuổi theo chuột đến trận hang. 
 Chó săn bắt đầu cuộc đi săn của mình bằng việc theo đuổi một con hươu và kết thúc bằng việc đứng nhìn một con chuột chui vào hang.
 Chó săn đã mất rất nhiều công sức rượt đuổi nhưng kết quả lại không được gì vì chó săn hành động vội vàng, đuổi theo những gì chạy qua trước mắt mình mà không có mục tiêu để định hướng cho hành động của mình. 
THẢO LUẬN:
 Mục tiêu định hướng cho em trong học tập như thế nào?
BÀI HỌC
 Mục tiêu giúp định hướng cho hành động của em.
Lịch sử
Tiết 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP. 
I. Mục tiêu : 
1.Kiến thức : Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
 + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đình Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế ) 
2.Kỹ năng : Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị
 + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trong trong nước.
 + Tăng cường lực lượng quân đội ( với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc
 + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
3.Thái độ : Giáo dục lòng tự hào dân tộc và thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
II.Chuẩn bị :
GV : SGK, một số điều luật của bộ luật Gia Long ( nếu có).
HS : SGK.
III.Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
Gọi 2 HS nêu ghi nhớ.
Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Nhà Nguyễn thành lập.
v Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà Nguyễn.
MT: Nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn.
 + Vua Quang Trung qua đời năm nào?
 + Lúc này, tình hình triều đại Tây Sơn như thế nào?
® Chốt: tình hình triều Tây Sơn có dấu hiệu yếu kém và sập đổ.
 + Nhà Nguyễn ra đời trong thời gian nào?
 + Từ năm 1802 – 1858 nhà Nguyễn Trãi qua các đời vua nào?
 + Hãy lấy ví dụ dẫn chứng cho thấy các vua triều Nguyễn muốn cho ai, chia sẻ hoặc lấn át uy quyền của mình.
® Chốt ý: Các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai.
vHoạt động 2: Tìm hiểu về luật Gia Long.
MT: Nắm được một số điều trong bộ luật Gia Long.
 + Quân đội nhà Nguyễn gồm những loại nào?
 + Để truyền tin từ nơi này sang nơi khác nhà Nguyễn đã làm gì?
 + Yêu cầu HS cho biết bộ Luật Gia Long do triều đại nào ban hành?
® Chốt ý: Bộ luật Gia Long bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
4. Củng cố.
Cho HS nêu ghi nhớ
Giáo dục lòng tự hào dân tộc và thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài
Chuẩn bị: Kinh thành Huế.
Nhận xét tiết học
 Hát 
HS nêu
Hoạt động nhóm đôi.
 + Năm 1792 Quang Trung qua đời.
 + Triều Tây Sơn mất đi trụ cột vững chắc. Nguyễn Nhạc tự cao, tự đại, Nguyễn Lữ bất lực.
 + Nguyễn Ánh đã lợi dụng thời cơ đó huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế)làm kinh đô.
 + Từ năm 1802 – 1858 nhà Nguyễn trãi qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
 + Các vua triều Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
Hoạt động cá nhân.
 + Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều loại: bộ binh, thủy binh, tượng binh
 + Xây các trạm ngựa nối liền cực Bắc tới Nam.
Học sinh nêu
- HS nêu.
Địa lí
Tiết 31: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
 + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
 + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
 + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
 2.Kĩ năng: Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ ( lược đồ )
 3.Thái độ: Tự hào về thành phố cảng duyên hải miền Trung
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ của hình 1 bài 20
- Một số ảnh cảnh thành phố Đà Nẵng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Thành phố Huế.
 + Hãy nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế?
 + Thành phố Huế đã từng là kinh đô của nước ta thời nào?
 + Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
Nhận xét
Bài mới: Thành phố Đà Nẵng
 vHoạt động1: Tìm hiểu Đà Nẵng – thành phố cảng.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
 + Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng?
 + Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng?
 + Đà Nẵng có những cảng gì?
 + Nhận xét tàu đổ ở cảng Tiên Sa?
- Yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
vHoạt động 2: Tìm hiểu Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
Yêu cầu HS đọc nội dung cần trả lời mục 2.
Gắn bảng (như mục 2,SGK) lên bảng.
Yêu cầu HS nêu theo ý mục 2
* Kết luận:
 Một số hàng đưa đến
Một số hàng đưa đi nơi khác.
- Ô tô, máy móc, thiết bị.
- Vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ,
- Hàng may mặc.
- Vải may quần áo
- Đồ dùng sinh hoạt.
- Hải sản (động lạnh, khô)
- Giải thích thêm: Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng.
vHoạt động 3: Tìm hiểu Đà Nẵng – địa điểm du lịch
- Yêu cầu HS đọc nội dung cần trả lời mục 3.
* Kết luận: Những bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước (còn gọi là Ngũ Hành Sơn), có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.
- Nói thêm: Đá ở núi Ngũ Hành Sơn là nguyên liệu đặc biết để các nghệ nhân tác những sản phẩm mỹ nghệ nghệ thuật đặc sắc để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu ra các nước.
4.Củng cố :
Yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
Khẳng định: 
 + Hoạt động kinh tế khác của nhiều thành phố miền Trung là hoạt động của cảng biển.
 + Miền Trung có nhiều di tích lịch sử được công nhận là di sản văn hoá thế giới (Thành phố Huế, Thị xã Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn)
- GD : Tự hào về thành phố cảng duyên hải miền Trung
 5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
 + ...sông Hương.
 + ...thời nhà Nguyễn?
 + Vì có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao.
Hoạt động nhóm đôi
 + Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
 +....đưởng ô tô, đường sắt, đường hàng không ( cũng có thể đến bằng đường biển vì ở trên cửa sông hàn và Cảng biển)
 + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
 + Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
Hoạt động cá nhân
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS nêu, lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
HS trả lời, lớp nhận xét
- HS nêu, lớp nhận xét.
Kĩ thuật
Tiết 31: Lắp ô tô tải (Tiết thứ nhất)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết chọn đúng các chi tiết và đủ để lắp ô tô tải.
 2. Kĩ năng: Lắp được ô tô theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
 3. Thái độ: Biết yêu quý thành quả lao động.
 II. Chuẩn bị: 
 GV: Mẫu ô tô tải lắp sẵn.
 HS : Bộ lắp ráp kĩ thuật lớp 4.
 III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ HS chuẩn bị cho tiết học.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Lắp ráp ô tô tải.
v Hoạt động 1: Chọn các chi tiết
MT: Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ráp ô tô.
a) Quan sát mẫu và nhận xét
 + Muốn lắp ráp ô tô tải cần những chi tiết nào?
 + Nêu tác dụng thực tế của ô tô tải?
b) Hướng dẫn chọn các chi tiết ( theo SGK)
v Hoạt động 2: Lắp từng bộ phận.
MT: Biết lắp từng bộ phận của ô tô tải.
a) Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn xe
 + Để lắp được các bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
- Hướng dẫn và theo dõi, giúp đỡ HS .
b) Lắp ca bin
- Yêu cầu HS đọc các mục SGK, quan sát H3a, 3b, 3c.
c) Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
- Hướng dẫn HS lắp theo H4, H5 ( SGK)
d) Lắp ô tô tải.
- Làm mẫu cho HS quan sát
e) Hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- GD học sinh yêu quý thành quả lao động, sản phẩm của mình và của mọi người.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Thực hành lắp ráp ô tô tải(tiết thứ hai)
- Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân
 +gốm 3 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn xe; ca bin; thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
 + dùng để chở vật liệu.
 + giá đỡ trục bánh xe; sàn ca bin.
- HS đọc trong SGK.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Quan sát.
- Tháo rời và sắp xếp các chi tiết vào đúng vị trí trong hộp.
- Vài HS đọc.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.docx