Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021
Tiết 65: Vương quốc vắng nụ cười ( tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu ND: Tiếng cười như một phép nhiệm mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ( trả lời được các CH trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé)
3. Thái độ: Giáo dục HS sống yêu đời, luôn vui tươi.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa trong SGK, bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 03 tháng 5 năm 2021 Tập đọc Tiết 65: Vương quốc vắng nụ cười ( tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ND: Tiếng cười như một phép nhiệm mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ( trả lời được các CH trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé) 3. Thái độ: Giáo dục HS sống yêu đời, luôn vui tươi. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK, bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ngám trang – Không đề - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai bài thơ + Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tính cách của Bác? - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Vuong quốc vắng nụ cười (tt). v Hoạt động 1: Luyện đọc. MT: Giúp HS đọc đúng toàn bài. - Cho HS đọc nối tiếp - Chia bài làm 3 đoạn: * Đ 1: Từ đầu đến ta trọng thưởng * Đ 2: Tiếp theo đến đứt dải rút ra. * Đ 3: Phần còn lại - Cho HS luyện đọc từ khó: vườn ngự uyển, lom khom, dải rút, vỡ bụng, - Cho HS đọc chú giải. - Cho HS đọc theo cặp. - Gọi 1 em đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.. MT: Giúp HS cảm thụ cả bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. + Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu? + Vì sao những chuyện ấy rất buồn cười? + Bí mật của tiếng cười là gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 3 + Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? - Hướng dẫn HS rút ra nội dung chính; ghi lên bảng cho HS đọc. v Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm MT: Giúp HS biểu lộ cảm xúc câu chuyện. - Cho HS phân vai đọc. - Cho nhóm 3 đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét và cho lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc diễn cảm nhất 4. Củng cố: - Qua câu chuyện, các em nhận biết được điều gì muốn nhắn gửi chúng ta? - Giáo dục HS sống yêu đời, luôn vui tươi. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Con chim chiền chiện - Hát. - Hai HS đọc + Bài thơ cho biết Bác là người luôn ung dung, lạc quan, bình dị. - HS đọc từng đoạn. - Đọc từ khó vài lần - 2 HS đọc chú giải. - HS đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài. - HS theo dõi. - 1 HS đọc toàn bài. + Ở xung quanh cậu bé: nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự quyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt dải rút.. + Vì là những chuyện bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên. + Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan. - 1 HS đọc. + Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa. - HS nêu: Tiếng cười như một phép nhiệm mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. - Phân vai : 1 em vai người dẫn chuyện, 1 em vai nhà vua, 1 em vai cậu bé. - HS nhóm 3 đọc toàn bài. - HS luyện đọc trong nhóm. - HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. - Bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất. + Con người khong chỉ cần cơm ăn, áo mặc mà cần cả tiếng cười/ Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn / Tiếng cười rất cần cho cuộc sống. Toán Tiết 161: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp theo) ( tr. 168) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: Ôn tập về các phép tính với phân số. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được nhân, chia phân số. - Tìm một thành phân chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. 3. Thái độ: GD học sinh cẩn thận, chính xác, óc sáng tạo trong làm tính. II. Chuẩn bị: -GV : Giấy A3 ghi sẵn các bài toán - HS : Làm trước các bài tập vào vở nháp. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nêu cách cộng, trừ phân số cùng mẫu số, khác mẫu số? - Nhận xét chung 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Ôn tập về các phép tính với phân số. v Hoạt động 1: Ôn nhân, chia phân số MT: Giúp HS làm được phép nhân, chia phân số. - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 + Muốn nhân ( chia ) phân số ta làm như thế nào? - Cho HS làm bài. - Gọi HS sửa bài. - Nhận xét. v Hoạt động 2: Tìm thành phần chưa biết trong phân số MT: Giúp HS tìm được các thành phần chưa biết của phân số. Bài tập 2. Tìm x: - Gọi HS đọc nội dung bài tập 2. - Cho học sinh nêu tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, số chia, số bị chia trong phép chia. - Cho HS tự làm và sửa bài - Nhận xét, tuyên dương v Hoạt động 3 : Giải toán có lời văn MT: Giúp HS áp dụng các phép tinh phân số để giải được toán có lời văn. - Gọi HS đọc đề bài ( phần a) + Muốn tính chu vi, diện tích hình vuông ta làm thế nào? - Cho HS làm bài và sửa bài - Nhận xét. 4. Củng cố : - Muốn nhân, chia phân số ta làm như thế nào? - GD học sinh cẩn thận, chính xác, óc sáng tạo trong làm tính. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về làm lại các bài toán đã làm và chuẩn bị ôn tập tiếp theo. - Hát. - HS nêu, lớp nhận xét. - Tính nhân, chia phân số + Nhân phân số ta lấy tử số nhân với tử số. (Chia phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược). Bài tập 1: a) ; ; b) ; c) ; 4 ; - Hs đọc yêu cầu bài tập 2. - HS trả lời, lớp nhận xét. a) b) c) - Lớp nhận xét, sửa bài - 1 HS đọc ( phần a) +..... Chu vi = cạnh x 4 + ....Diện tích = cạnh x cạnh. Bài giải Chu vi tờ giấy là: Diện tích tờ giấy là: Đáp số: và - HS trả lời, lớp nhận xét. Chính tả Tiết 33: Nhớ – viết : Ngắm trăng – Không đề. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ – viết hai bài thơ : Ngắm trăng – Không đề; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau; thơ 7 chữ, tho lục bát. 2. Kĩ năng: Làm đúng BT 2 ( a/ b) 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, đẹp chữ Việt. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn BT 2 ( a/b); phiếu học tập III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động : 2. Bài cũ: Đọc cho HS viết: vì sao, năm sao, xứ sở, công việc, dí dỏm, xinh xắn. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nhớ – viết chính tả: Ngắm trăng – Không đề. v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ viết bài CT. MT: Giúp HS nhớ – viết đúng bài CT. - Gọi HS đọc lại hai bài thơ ngắn. - Cho HS nhắc lại nội dung hai bài thơ - Cho HS nêu những chữ dễ viết sai: hững hờ, xách bương, tung bay, - Ra hiệu lệnh cho HS viết CT. - Chấm, chữa bài - Thu 1/3 vở của lớp chấm và nhận xét. v Hoạt động : Hướng dẫn HS nhớ làm đúng bài tập CT. MT: Giúp HS làm đúng bài tập CT. Bài 2 a: - Gọi HS đọc nội dung BT - Phát phiếu cho nhóm đôi làm bài. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhận xét kết quả và chốt ý đúng - Hát. - Viết trên bảng con. - Cùng nhận xét. - Hai em đọc thuộc lòng hai bài thơ. - 2 em nhắc lại lớp nghe và nhận xét. - Viết vào bảng con. - Nhớ – viết hai bài CT - Cho HS đổi vở nhau để chữa lỗi. - 1 HS đọc. - Nhận phiếu và làm bài. - Đại diện nhóm trình bày két quả; lớp nhận xét. a am an ang tr Tra, tra hỏi, thanh tra, trà trộn, dối trá, trả bài, trả giá Rừng tràm, am hiểu, quả trám, trạm xá,.. Tràn đầy, tràn lan, tràn ngập,.. Trang sách, trang bị, trang trí, ch Cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, chả giò, Áo chàm, chạm trổ, chạm cốc,.. Chan hòa, chán nản, chán ngán,. Chàng trai, chang chang,.. Bài 2 b: - Gọi HS đọc nội dung BT - Phát phiếu cho nhóm đôi - Nhận xét kết quả và chốt ý đúng - 1 HS đọc. - Nhận phiếu và làm bài. - Đại diện nhóm trình bày két quả; lớp nhận xét. d ch nh th Chiếc diều, diễu hành, biểu diễn, diều hâu, Chiều chuộng, chiếu, chiêu mộ, Nhiều, nhiễu điều, Thiếu , vải thiều , Dịu dàng, nắng dịu, Chịu đựng, không chịu,.. Nhíu mài, những nhịu,.. Thiu rụi, nắng thiu da, ôi thiu,. 4. Củng cố: - Cho HS viết lại trên bảng co một số từ các còn mắc lỗi trong bài viết. - GD học sinh có ý thức viết đúng , đẹp chữ Việt. 5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn về hoàn chỉnh hai BT - HS viết bảng con. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ÔN TẬP Luyện tập về văn miêu miêu tả con vật. Luyện tập về câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, câu khiến, câu cảm. Thêm trạng ngữ cho câu. Luyện đọc một số đoạn văn trong bài văn đã học. BUỔI CHIỀU THỨ HAI Đạo đức Tiết 32 : Lịch sừ địa phương: Giới thiệu khái quát lịch sử Tỉnh Sóc Trăng ( tt ) I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Nhận biết tinh thần chống đế quốc Mỹ và quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh của nhân dân Sóc Trăng. 2.Kỹ năng: Nêu được sự thay đổi của Sóc Trăng qua các thời kì. 3.Thái độ: GD lòng yêu quê hương và giữ gìn, xây dựng Sóc Trăng ngày càng tươi đẹp II. Chuẩn bị :: Tài liệu LS – ĐL địa phương Sóc Trăng III. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định – Chuẩn bị: Tài liệu S – ĐL địa phương Sóc Trăng 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Giới thiệu khái quát lịch sử Tỉnh Sóc Trăng vHoạt động 1: Sóc Trăng thời kì chống Mĩ ( 1954 – 1975) - Yêu cầu học sinh xem tài liệu trang 6 – 7 - Thảo luận: + Trong kháng chiến chống Mĩ nhân dân Sóc Trăng đã đấu tranh cùng đất nước giải phóng miến Nam ra sao ? ª Tóm ý: ...với tinh thần đoán kết, mưu trí, sáng tạo, quan, dân Sóc Trăng tùng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam v Hoạt động 2: Sóc Trăng thời kì xây dựng và phát triển ( từ năm 1975 đến nay) - Yêu cầu học sinh xem tài liệu trang 7 – 8 ( LS – ĐL địa phương Sóc Trăng) - Thảo luận + Sóc Trăng đã chính thức được tách ra thành tình Sóc Trăng vào năm nào? + Những chuyển biến của Sóc Trăng trong 20 năm lập tỉnh ra sao? - HS thảo luận và phát biểu - GV nhận xét và tổng kết : Sau 20 năm tái lập tình ( 1992 – 2012 ) Sóc Trăng đã chuyển biến cơ sơ vật chất kĩ thuật, điều kiện sin hoạt như: giao thông, thông tin, điện, nước, trường học, bệnh viện được trang bị từ thành phố đến nông thôn. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy đi vào hoạt động. Xây dựng các công trình: đê sông, đê biển, kéo điện về nông thôn,... 4. Củng cố: + Hãy nêu cảm nghĩ của mình về con người Sóc Trăng trong thời kì xây dựng và phát triển từ năm 1975 đến nay. - GD học sinh lòng yêu quê hương, con người Sóc Trăng. 5. Tổng kết – Dặn dò : Nhận xét tiết học.. Hát. - HS nêu, lớp nhận xét Hoạt động nhóm. - Lớp xem tài liệu - Nhón thảo luận và trình bày ý kiến Hoạt động nhóm. - Lớp xem tài liệu - Nhóm thảo luận và trình bày ý kiến - HS tự nêu theo cảm nghĩ cảu mình Kĩ thuật Tiết 33: Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết thứ nhất) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tự chọn mô hình mình yêu thích để lắp ghép. 2. Kĩ năng: - Chọn đầy đủ và đúng các chi tiết lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp ghép đúng kĩ thuật và đẹp. 3. Thái độ: Yêu quý thành quả lao động của mình. II. Chuẩn bị: - Bộ lắp ghép mô hình lớp 4. III. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn. v Hoạt động 1: Giới thiệu mô hình lắp ghép - Cho HS tự nêu mô hình mình chọn để lắp ghép. - Ghi lên bảng một số mô hình mới ( không có trong SGK) v Hoạt động 2: Chọn các chi tiết để lắp ghép mô hình. - Cho HS chọn các chi tiết để trên nắp hộp - Quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. v Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mô hình. - Cho HS tự lắp ghép mô hình - Quan sát, giúp đỡ. v Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Gọi những HS đã hoàn thành sản phẩm trưng bày lên kệ lớp - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố: - Cho HS tháo rời các chi tiết sắp xếp vào hộp. - GD học yêu quý thành quả lao động của mình 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tổ ... TDTT của trường. Thực hiện tốt và thường xuyên về ATGT và VSCN Phương hướng công việc tuần 34 - Thường xuyên chuẩn bị tốt cho tiết học. Chuyên cần thực hành các bài tập Thực hiện VSMT, VSCN, ATGT Tham gia phong trào STTTNNĐ. vGD Kỹ năng sống: Bài 10: Đặt mục tiêu học tập Bài học giúp em: - Có thói quen đặt mục tiêu cho mọi công việc. - Luôn có định hướng rõ ràng trước khi làm bất kì việc gì. 1. Cách đặt mục tiêu a. Đặt mục tiêu thông minh * ĐỌC TRUYỆN: HOÀNG TỬ BẮN CÁ Nhà vua đã già yếu cần chọn người để kế ngôi mình. Ông treo một con cá trên cây và gọi ba người con trai của mình đến. Ông đưa cho mỗi người một cây cung và yêu cầu các hoàng tử bắn con cá đó. Khi các hoàng tử giương cung lên bắn thì ông đến gần từng người và hòi: “ Con nhìn thấy gì?”. Hoàng tử thứ nhất trả lời: “Dạ, con nhìn thấy lùm cây ạ”. Nhà vua liển đuổi hoàng tử ra ngoài. Hoàng tử thứ hai trả lời: “ Dạ, con nhìn thấy con cá ạ”. Nhà vua lại lắc đầu và đuổi hoàng tử thứ hai ra ngoài. Hoàng tử thứ ba trả lời: “ Dạ, con nhìn thấy con người trong mắt con cá ạ”. Nhà vua khi đó mới gật gù và quyết định truyền ngôi lại ngôi báu cho hoàng tử thứ ba vì chàng luôn thấy mục tiêu của mình một cách cụ thể và rõ ràng. THẢO LUẬN: Một mục tiêu cần những yếu tố nào? BÀI TẬP: Một mục tiêu thông minh cần yếu tố gì? Dễ dàng Cụ thể Khó khăn Có thể đạt được Đo lường được Hướng kết quả. Vô thời hạn Có thời gian Dùng cá từ ở bài tập 1 điền vào chỗ trống Một mục tiêu thông minh (SMART) cần có các yếu tố: Specific :................................................................................................. Measurable :............................................................................................. Achievable :............................................................................................. Resuilt-oriented :...................................................................................... Tiem-bound :............................................................................................ HƯỚNG DẪN: Khi đặt mục tiêu, em nên viết ra giấy các mục tiêu đó. Mục tiêu đó cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu thông minh (SMART) * Cụ thể: Ai, cái gì, làm gì, ở đâu? * Đo lường được: Bao nhiêu, bao lâu? * Có thể đạt được: Tại sao? * Hướng đến kết quả: Để làm gì, được gì? * Thời gian: Bao lâu, khi nào? Ví dụ: Ngày 30/4, em đọc được 100 trang của quyển sách Hai vạn dặm dưới đáy biển. THỰC HÀNH Em có 1 phút để thực hiện 1 mục tiêu của mình ngay tại lớp. Em hãy viết ra mục tiêu đóvà sau khi có hiệu lệnh của thầy giáo thì em bắt đầu thực hiện nó trong 1 phút. Mục tiêu của em là:...................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Lịch sử Tiết 33: Tổng kết – ôn tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của một thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX ( từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn: Thời Văn Lang – Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn 2. Kĩ năng: Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Huàng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung 3. Thái độ: Tự hào truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kinh thành Huế + Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.ngày tháng năm nào? - Nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài: Tổng kết – ôn tập v Hoạt động 1 : Hệ thống những sự kiện lịch sự tiêu biểu - Treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học ( Che phần nội dung ) Hỏi: Câu 1: + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học lịch sử nước ta là giai đoạn nào? + Giai đoạn này triều đại nào lãnh đạo đất nước? + Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì? Câu 2: + Trong hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, có những cuộc khởi nghĩa đáng nhớ của nhân dân ta? + Chiến thắng Bạch Đàng lẫy lừng của Ngô Quyền đã mang lại cho nước ta điều gì? Câu 3: + Khi Ngô Quyền mất, đất nước ta lâm vào thời kì như thế nào? + Ai có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước? + Nối nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn đã lập chiến công gì? Câu 4: + Nhà vua nào có công dời đô ra Thăng Long lo kế nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh lâu dài? v Hoạt động 2 : Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX? - Chia lớp thành nhiều nhóm. - Giao việc: Lập bảng ( theo phiếu ) nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn - Cho từng nhóm đại điện nêu kết quả 4. Củng cố: - Cho HS đọc lại bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn. - GD học sinh có lòng tự hào truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn về xem lại nội dung vừa tổng kết – ôn tập. Hát. + Kinh thành Huế được UNESCO công nhận ngày 11/12/1993 là di sản văn hoá thế giới. - 1 HS nhắc lại tựa + Bắt đầu khoảng 700 năm TCN đến năm 179TCN. + Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương. + Hình thành đất nước với phong tục, tập quán riêng. Nền văn minh ra đời. + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền +giành lại độc lập cho dân tộc. +lâm vào thời kì loạn 12 sứ quân. + Đó là Đinh Bộ Lĩnh +ông cùng nhân dân ta đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống. + Vua Lý Thái Tổ - Nêu : Hùng Vương, AN Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, - Các nhóm nhận phiếu và cùng thảo luận, lập bảng. - Đại diện trình bày từng giai đoạn, các nhóm khác có ý kiến. - Đọc bảng đã được bổ sung hoàn chỉnh Bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn Giai đoạn Thời gian Triều đại trị vì, tên nước, Kinh đô Nội dung cơ bản của Lịch sử. Nhân vật Lịch sử tiêu biểu Từ đầu dựng nước, giữ nước Khoảng 700 năm TCN 179TCN - Các vua Hùng, nước Văng Lang, đóng đô ở Phong Châu. - An Dương Vương, nước Aâu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. - Hình thành đất nước vơi phong tục, tập quán riêng. - Đạt được nhiều thành tựu như đúc đồng ( Trống Đồng), xây thành Cổ Loa. 1000 đầu thành lập Từ 179 đến 938 Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta - Hơn 1000 nhân dân anh dũng đấu tranh. - Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Buổi đầu độc lập Từ năm 938 đến 1009 - Nhà Ngô đóng đô ở Cổ Loa. - Nhà Đinh, nước Đại Việt, đóng đô ở Hoa Lư. - Nhà Triều Lê, nước Đại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư. - Sau ngày độc lập nhà nước đầu tiên đã xây dựng được . - Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loại thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh mất quân Tống kéo sang xâm lược, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống. Nước Đại Việt thời Lý 1009-1226 Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long. Xây dựng đất nước thịnh vượng về KT, VH, GD. Cuối triều đại vua quan ăn chơi sa đoạ nên suy vong. - Đánh tan quân xâm lược Tống lần II. - Nhân vật tiêu biểu là Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Thời kỳ cuối cùng 1802- 1852 Triều Nguyễn nước Đại Việt Kinh Đô ở Huế Nhà Nguyễn thi hành các chính sách thâu tán quyền lực. - Xây dưng kinh thành Huế. Địa lí Tiết 33: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo ( hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,.. + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. + Phát triển du lịch 2.Kỹ năng: Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. 3.Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghĩ mát ở vùng biển. 4.GD tích hợp và môi trường: GD học sinh thấy việc nâng cao dân trí, giảm tỉ lệ sinh, khai thác khoáng sản hợp lí là bảo vệ tốt môi trường sống. 5.GDSDNLTK & HQ: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này. II. Chuẩn bị : GV : Bản đồ VN, bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp VN, tranh ảnh khi thác dầu khí, khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường. III. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Biển, đảo và quần đảo. Nêu vai trò của biển và các đảo của nước ta. Ghi nhớ? Nhận xét 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam. Hoạt động 1: Khai thác khoáng sản. Treo bản đồ. + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục dịa nước ta là gì? + Nêu các công việc trong quá trình khi thác dầu khí? + Tính đến nay nước ta khai thác mỗi năm bao nhiêu triệu tấn dầu? + Hãy kể tên các sản phẩm của dầu khí được sử dụng hàng ngày mà em biết. → Chốt ý: Hiện nay, dầu khí nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đã xây dựng các nhà máy lọc dầu Dung Quất và chế biến dầu. GD tích hợp và môi trường: GD học sinh thấy việc nâng cao dân trí, giảm tỉ lệ sinh, khai thác khoáng sản hợp lí là bảo vệ tốt môi trường sống. Hoạt động 2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. + Nêu dẫn chứng thể hiện nước ta có nhiều hải sản? + Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? + Quan sát và nêu các quá trình chế biến hải sản. + Nêu 1 số nguyên nhân gây ra cạn kiệt hải sản và ô nhiễm môi trường. → Chốt ý – ghi nhớ. GDSDNLTK & HQ: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này. 4.Củng cố. + Nêu những dẫn chứng thể hiện biển của nước ta rất phong phú về hải sản. + Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm. - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghĩ mát ở vùng biển. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Hát. - HS được chỉ định trả lời. - 1 HS đọc Hoạt động cá nhân. + Dầu khí. + Khoan sâu vào lòng đất để tìm mỏ dầu. Dùng dàn khoan lấy dầu lên và khí lên. + Hơn trăm triệu tấn dầu. + Bếp ga, xăng đi xe máy Họat động nhóm đôi. + Vùng biển Đông nước ta có nhiều hải sản. Cá có tới hàng nghìn loài, hàng chục loại tôm, có nhiều hải sản, bào ngư, đồi mồi, sò ốc + Hoạt động đánh bắt hải sản khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam. Những nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngải đến Kiên Giang. + Đánh bắt từ biển Chế biến (làm sạch). Đóng hộp. Xuất khẩu và bán khắp nơi. + Khai thác quá nhiều và bừa bãi nên nhiều vùng biển ven bờ đã có nguy cơ cạn kiệt các hải sản và ô nhiễm môi trường. Hs nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.docx