Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè

I. Yêu cầu cần đạt:

* Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biêt ơn thầy cô.

- Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

- Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực riêng:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô;

 

docx 10 trang chantroisangtao 16/08/2022 10680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè
Tuần 9
Môn học: Hoạt động trải nghiệm -Lớp 2A3
 Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè (4 tiết)
Tên bài học: Hát bài hát về thầy cô và mái trưởng
- Làm sản phẩm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em” (tiết1)
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2021 đến ngày 31 tháng 11 năm 2021 
I. Yêu cầu cần đạt: 
* Kiến thức, kĩ năng
Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biêt ơn thầy cô.
Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.
- Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô; 
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm; Thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2; SGV Hoạt động trải nghiệm 2
- Giấy A4, giấy A0, giấy màu, bút màu, keo/ hồ dán, 
- Phiếu thảo luận, các bộ thẻ tranh, chữ về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn, câu hỏi hái hoa dân chủ.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, ảnh/tranh vẽ về những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè; câu hỏi hải hoa dân chủ.
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
Hs hát
HS lắng nghe
- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.
Hoạt động khám phá: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”8’
NV1: Nghe phổ biến luật chơi
NV2: HS tham gia trò chơi
NV3; Nghe GV Nhận xét ... Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Hưởng ứng tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”
Cách thực hiện:
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Em là phóng viên nhí” để phỏng vấn bạn mình kể về những việc làm thể hiện em là học sinh thân thiện và nêu ích lợi của việc làm ấy. Sau đó, những HS là phóng viên trình bày trước sân cờ những ý kiến của các bạn. GV lắng nghe và bổ sung cho các em.
+ Trong quá trình HS trình bày, GV có thể chỉnh sửa thêm cho HS về cách trình bày trước đám đông nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho HS. 
SHDC: Tháng hành động “Em là học sinh thân thiện” 8’
HS chơi trò chơi khởi động.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV tổ chức thi đua hát nối tiếp các bài hát về thầy, cô giáo. Nhóm nào tới lượt mà không tìm được bài hát nào khác để hát ( hoặc không hát tiếp được phần tiếp theo của bài hát trước ) thì nhóm đó phải dừng lại. Nhóm hát đến cuối cùng là nhóm thắng. 
GV dẫn dắt vào bài học bằng cách đặt câu hỏi:
+ Bài hát các em vừa hát có nội dung gì?
+ Em nghĩ gì về thầy cô khi em hát bài này?
+ Thầy cô đã giúp gì cho em?
+ Em cần có thái độ như thế nào đối với thầy cô? 
Hoạt động Luyện tập, thực hành: Hát bài hát về thầy cô và mái trường 4’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: Hát theo cặp đôi.
NV4: HS nhận xét bạn
NV5: GV nhận xét, tuyên dương.
NV6: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Chia sẻ điều ấn tượng về thầy cô
GV dặn dò HS tự tìm hiểu trước (trong các tiết trước) về các thầy cô dạy mình, kể cả các cô bảo mẫu ( nếu có ) về: tên, đặc điểm, tính tình, kỉ niệm với thầy côvà tổ chức cho HS chia sẻ những thông tin trên trong nhóm nhỏ. 
Các nhóm HS trình bày những điều mình biết về thầy, cô giáo cho các bạn cùng nghe. GV cần lưu ý HS cách dùng từ thích hợp khi trình bày về thầy, cô.
Làm sản phẩm tặng thầy cô.
GV đặt câu hỏi: Thầy cô đã có công dạy dỗ em. Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn và quý mến thầy, cô giáo ? ( HS có thể trả lời: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô, làm quà tặng dễ thương tặng thầy cô ). Từ đó, GV dẫn dắt hướng dẫn HS làm sản phẩm tặng thầy cô. 
HĐ: Làm sản phẩm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em” 5’
HS chia sẻ điều ấn tượng về thầy cô
HS làm sản phẩm tặng thầy cô.
 HS: làm thiệp, vẽ tranh, làm hoa giấy, sưu tầm bức ảnh chụp cùng thầy cô và trang trí, viết lời chúc GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bão thổi” để học sinh có cùng ý tưởng làm sản phẩm giống nhau về cùng một nhóm tạo sự thuận lợi cho các em trao đổi và thực hiện cùng bạn. 
Trong quá trình HS làm sản phẩm, GV lưu ý HS về vấn đề an toàn nếu có sử dụng kéo và dọn dẹp chỗ ngồi sau khi đã hoàn thành xong nhằm rèn cho HS kỹ năng cần thiết và ý thức trách nhiệm.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV đặt câu hỏi: Khi tặng món quà cho thầy, cô giáo em yêu quý, em cần có thái độ như thế nào? (HS có thể trả lời: em phải nói năng lễ phép, tặng quà bằng hai tay )
GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ:
Nhóm trưởng các nhóm giới thiệu về sản phẩm chung của nhóm cho các bạn trong lớp và cùng nhau trưng bày ở góc sản phẩm của lớp.
SHL: Chia sẻ về sản phẩm đã làm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em”.
HS giới thiệu sản phẩm em đã làm 
+ Nêu dự định sử dụng sản phẩm của em
HS sắm vai thực hành tặng quà cho thầy, cô giáo 
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp: 2’’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tuần 10 
Tên bài học: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô ( tiết 2)
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
Hs hát
HS lắng nghe
- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.
Hoạt động khám phá: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”5’
NV1: Phổ biến luật chơi
NV2: HS tham gia trò chơi
NV3; Nghe GV Nhận xét ... Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Cách thực hiện: 
+ GV tổ chức cho HS kể chuyện hoặc diễn tiểu phẩm về thầy cô theo tiết mục đã đăng kí theo lớp. 
+ HS lắng nghe và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn. 
SHDC: Tham gia kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em” 8’
HS chơi trò chơi khởi động.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Kể những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 về bài 1/ SGK trang 29:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn nhỏ trong tranh ?
-GV chốt: Việc làm của bốn bạn nhỏ trong tranh đều thể hiện sự kính yêu thầy cô. Lòng kính yêu ấy bắt nguồn từ những việc đơn giản và gần gũi như: tặng thầy một bài thơ, nhớ lời cô dặn, chăm chỉ học hành và thăm hỏi sức khỏe thầy cô giáo. 
Chia sẻ việc em đã làm thể hiện sự kính yêu thầy cô
GV tổ chức cho HS chơi chuyền “ Hộp quà trái tim” theo bài hát về thầy cô. Khi nhạc ngừng, hộp quà đang ở trên tay nhóm nào thì nhóm đó sẽ chia sẻ phần thảo luận trước lớp.
-GV động viên, khích lệ những việc làm của HS nhằm nuôi dưỡng trong các em tình cảm trong sáng, hồn nhiên dành cho thầy cô giáo của mình. 
Hoạt động Luyện tập, thực hành: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô 4’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HS thảo luận về các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
+ Sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống của nhóm em 
* Gợi ý: GV có thể sử dụng 2 bức tranh trong SGK trang 30 ( 1.khi thầy cô cần sự giúp đỡ; 2. Khi gặp thầy, cô giáo mới ) và lồng ghép thêm một số tình huống trong thực tế ( 3. Khi thầy cô bị ốm; 4. Khi thầy cô chuyển công tác
 - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 
 Thực hành ứng xử với thầy cô 5’
- HS thực hành sắm vai trước lớp.
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ong tìm chữ” về chủ đề thầy cô, bạn bè.
Gợi ý: 
Chọn và trả lời câu hỏi ở thẻ chữ để tìm tiếng có trong từ khóa. 
SHL: Chơi trò chơi “Ong tìm chữ”. 5’
-HS ghép đúng và nhanh nhất từ khóa “Kính thầy – yêu bạn” sẽ thắng cuộc.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp: 2’’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tuần 11
- Tên bài học: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè. (tiết 3)
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
Hs hát
HS lắng nghe
- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.
Hoạt động khám phá: Chơi trò chơi “Tôi có thể...” 3’
NV1: Phổ biến luật chơi
NV2: HS tham gia trò chơi
NV3; Nghe GV Nhận xét ... Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Cách thực hiện: 
+ GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ đã đăng kí theo lớp. 
+ HS xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn. 
SHDC: Tham gia Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 3’
HS chơi trò chơi khởi động.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.
GV dẫn dắt vào bài học bằng cách đặt câu hỏi:
+ Bài hát các em vừa hát có nội dung gì?
+ Khi tập thể đoàn kết, những thành viên trong lớp cảm thấy như thế nào? 
Hoạt động Luyện tập, thực hành: Nghe và hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” sáng tác Mộng Lân 4’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
Chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè trong lớp, hàng xóm.
bài 1/ SGK trang 32:
+ Tranh vẽ gì?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn nhỏ trong tranh?
GV chốt: Việc làm của bốn bạn nhỏ trong tranh đều thể hiện sự thân thiện với bạn bè trong lớp. Sự thân thiện ấy bắt nguồn từ những việc đơn giản và gần gũi như: giúp đỡ bạn, vui chơi và đọc sách cùng nhau.
Chia sẻ việc em đã làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè trong lớp, hàng xóm 
GV động viên, khích lệ những việc làm của HS nhằm nuôi dưỡng trong các em tình cảm trong sáng, hồn nhiên dành cho bạn bè của mình. 
GV có thể chụp thêm một số hình ảnh hoặc trình chiếu 1 đoạn clip ngắn về việc làm của HS trong lớp học tập, vui chơi thân thiện với nhau để các em liên hệ thực tế với việc làm hằng ngày của chính mình. 
 Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè7’
- HS thực hành sắm vai trước lớp.
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. 
1. Kể lại một lần em và bạn mâu thuẫn mà không tự giải quyết được
- GV dặn dò HS gợi nhớ lại ( trong các tiết trước ) về một lần em và bạn mâu thuẫn mà không tự giải quyết được. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Em là phóng viên nhí” để phỏng vấn bạn mình.
- GV chốt: Để tránh những mâu thuẫn không đáng có làm mất đi tình bạn dễ thương, các em cần biết một số cách hòa giải cần thiết đối với bạn bè của mình. 
2. Xác định những cách hoà giải với bạn khi có mâu thuẫn
GV trình chiếu những cách hòa giải ở bài 2/ SGK trang 33 và tổ chức cho HS giơ thẻ gương mặt cảm xúc vui – đồng ý và gương mặt cảm xúc buồn – không đồng ý. Ở mỗi tranh, GV mời HS nêu nội dung tranh và nêu lí do vì sao em lại chọn biểu tượng cảm xúc như thế. 
GV cho HS nêu thêm những cách hòa giải mâu thuẫn với bạn khác trong cuộc sống hằng ngày. 
 Tìm cách hoà giải với bạn khi có mâu thuẩn 5’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn bị cho HS những mẫu giấy nhiều hình dạng, nhiều màu. HS sẽ viết những điều tốt đẹp em muốn chia sẻ với bạn và tên người nhận, người gửi lên giấy. Sau đó, HS bỏ mẫu giấy vào “ Hộp thư niềm vui” của lớp. 
SHL: Làm hộp thư niềm vui 5’
-HS ghép đúng và nhanh nhất từ khóa “Kính thầy – yêu bạn” sẽ thắng cuộc.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp: 2’’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tuần 12 
Tên bài học: Thực hành tìm đến sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn ( tiết 4)
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
Hs hát
HS lắng nghe
- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.
Hoạt động khám phá: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”5’
NV1: Phổ biến luật chơi
NV2: HS tham gia trò chơi
NV3; Nghe GV Nhận xét ... Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV tổ chức cho HS các lớp chia sẻ những điều em đã làm được trong tháng hành động bằng các hình thức: làm báo tường, poster, biểu diễn một tiết mục văn nghệ, đọc thơ, đọc vè để các em có dịp nhìn lại những việc làm thiết thực của lớp mình và lớp bạn trong tháng. 
- GV tổng kết, tuyên dương cho lớp tích cực tham gia và ghi nhận sự cố gắng đối với lớp có sự tiến bộ. 
SHDC: Tham gia tổng kết tháng hành động “Em là học sinh thân thiện” 5’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Kết bạn” theo hình thức: kết đôi, kết ba, kết bốn tùy vào sĩ số HS và không gian lớp nhằm tạo không khí vui tươi cho HS. 
Hoạt động Luyện tập, thực hành: Chơi trò chơi “Kết bạn” 5’
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 – 6 về các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
+ Sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống của nhóm em 
* Gợi ý: GV có thể sử dụng 2 bức tranh trong SGK trang 35 (Tình huống 1. Một bạn nam làm đứt dây quay nhảy của hai bạn nữ. Tình huống 2: Trong lớp học, vào giờ chơi, một bạn nữ giật quyển truyện trên tay một bạn nữ khác và bỏ chạy) và lồng ghép thêm một số tình huống trong thực tế ( Tình huống 3. Các bạn chạy giỡn cùng nhau, một bạn bị té và đổ lỗi cho các bạn còn lại. Tình huống 4. Hai bạn giằng co đồ chơi dẫn đến đánh nhau )
Hoạt động: Thực hành tìm kiếm sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn theo các tình huống sau 5’
- HS thực hành sắm vai trước lớp.
NV1: HS quan sát tranh suy nghĩ cá nhân.
NV2: HS trình bày ý kiến – Nhận xét, bổ sung.
NV3: HS nhận xét bạn
NV4: GV nhận xét, tuyên dương.
NV5: Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”. HS lựa chọn một bông hoa và thực hiện yêu cầu viết trên đó.
- GV tổng kết, tuyên dương, khen ngợi HS. 
SHL: Tham gia “Hái hoa dân chủ”5’
HS lựa chọn một bông hoa và thực hiện yêu cầu viết trên đó.
Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp: 2’’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Đánh giá
Em đã làm được
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè.
Làm được các sản phẩm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
Làm quen được với bạn hàng xóm.
Tìm được sự hỗ trợ từ thầy cô để giải quyêt mâu thuẩn với bạn.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_chu_de_3_kinh_yeu_thay_c.docx