Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Số chẵn, số lẻ (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được số chẵn, số lẻ và trật tự sắp xếp số chẵn, số lẻ qua các trường hợp cụ thể, nhận biết được các số chẵn chia hết cho 2.
- Vận dụng để giải quyết các vấn đề cơ bản.
- Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học và mô hình hóa toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình;
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi,
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Số chẵn, số lẻ (Tiết 1)
Toán Bài 4: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù: - HS nhận biết được số chẵn, số lẻ và trật tự sắp xếp số chẵn, số lẻ qua các trường hợp cụ thể, nhận biết được các số chẵn chia hết cho 2. - Vận dụng để giải quyết các vấn đề cơ bản. - Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học và mô hình hóa toán học 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình; - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi, - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: ( 5’) a. Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Tôi bảo: - Tôi bảo, tôi bảo: - Bảo cà lớp điểm danh từ 1 đến hết. - Tôi bảo, tôi bảo: - Bảo các bạn từ 1 đến 10 bước lên trước lớp xếp hàng - Tôi bảo, tôi bảo: - Các bạn mang số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 bước lên trước 1 bước - Tôi bảo, tôi bảo: - Bảo các bạn mang số chẵn 2, 4, 6, 8, 10 lùi về sau 1 bước. - Tôi bảo, tôi bảo: - Bảo các bạn về chỗ - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2.Khám phá, hình thành kiến thức mới ( 7’) a.Mục tiêu: - HS nhận biết được số chẵn, số lẻ b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, cả lớp - GV giới thiệu: các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn. Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS: Trong nhóm em có mấy bạn mang số lẻ,mấy bạn mang số chẵn? - Gọi đại diện 1 số nhóm lên bảng viết các số của nhóm em và trình bày. - Nhận xét, tuyên dương 3. Thực hành- luyện tập Hoạt động 1: Thực hành 15’ a. Mục tiêu: - Hs thực hành nhận biết được số chẵn, số lẻ b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi nói theo lời của chị ong vàng - Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày - Nhận xét tuyên dương. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu -Hướng dẫn HS năm vững yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào bảng con - GV sửa bài gọi 1 số HS giải thích vì sao chọn số đó. - Nhận xét tuyên dương. Hoạt động 2: Luyện tập 8’ a. Mục tiêu: HS nhận biết được số chẵn, số lẻ và trật tự sắp xếp số chẵn, số lẻ qua các trường hợp cụ thể b. Phương pháp, hình thức tổ chức:cá nhân, nhóm. Bài 1: Yêu cầu HS bảng số hình vẽ nhận biết yêu cầu bài - Các số chẵn và số lẻ được sắp xếp như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập. - Gọi đại diện nhóm trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm. - Nhận xét, tuyên dương 3. Hoạt động tiếp nối (5’) a. Mục tiêu:HS ôn lại các kiên thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân - Cho HS chơi truyền điện nêu 1 số bất kì , bạn tiếp theo phải cho biết đó là số chẵn hay số lẻ. - HS nhắc lại thế nào là số chẵn, số lẻ? - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học - Dặn Hs xem lại bài, chuẩn bị bài: Số chẵn, số lẻ ( tiết 2) Hát Hs tham gia trò chơi - Bảo gì, bảo gì? - HS đếm số - Bảo gì, bảo gì? - HS xếp hàng ngang - Bảo gì, bảo gì? - HS bước theo yêu cầu của GV - Bảo gì,bảo gì? - HS bước - Bảo gì,bảo gì? - HS về chỗ HS lắng nghe - HS nhắc lại - Hs thảo luận theo nhóm 4 HS Hs trình bày - HS thảo luận làm bài. 154 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 4 26 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 6 447 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7 1358 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 8 69 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 9 500 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 0 86053 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 3 HS nêu HS làm bài a)VD: 124, 432, 340; 321, 15, 77 b) 8725 HS nêu yêu cầu -Sắp xếp xen kẽ nhau, 1 số lẻ đến 1 số chẵn. a) HS nêu b) Bảng có 100 số, các số lẻ và số chẵn sắp xếp xen kẻ nhau bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng số chẵn, nên số các số chẵn bằng số các số lẻ vì vậy mỗi loại có 100: 2 = 50 số HS tham gia trò chơi IV. Điều chỉnh sau tiết dạy .
File đính kèm:
- giao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_bai_4_so_chan_so_le_tiet_1.docx