Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn

BÀI 29: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS ôn tập: đọc – viết, so sánh các số tự nhiên, giá trị chữ số theo vị trí hàng (năng lực tư duy và lập luận toán học)

- HS ôn tập viết số thành tổng theo các hàng. (năng lực giao tiếp toán học)

- HS ôn tập làm tròn số đến hàng trăm nghìn (năng lực mô hình hoá toán học)

- HS ôn tập dãy số và đặc điểm của dãy số tự nhiên. (năng lực tư duy và lập luận toán học)

- HS ôn tập các khả năng xảy ra của một sự kiện và sử dụng các từ có thể, không thể, chắc chắn để diễn tả về khả năng xảy ra của một sự kiện. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)

- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền Việt Nam. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)

2. Năng lực chung.

- HS ôn luyện được về số tự nhiên và những gì liên quan đến số tự nhiên (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác)

3. Phẩm chất.

- Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình ảnh bài Luyện tập 5 và thẻ chấm tròn cho bài Luyện tập 8 (nếu cần).

- HS: Thẻ chấm tròn cho bài Luyện tập 8

 

docx 18 trang Thu Lụa 29/12/2023 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13 - Đinh Quốc Nguyễn
	TUẤN: 13
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
BÀI 29: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS ôn tập: đọc – viết, so sánh các số tự nhiên, giá trị chữ số theo vị trí hàng (năng lực tư duy và lập luận toán học)
- HS ôn tập viết số thành tổng theo các hàng. (năng lực giao tiếp toán học)
- HS ôn tập làm tròn số đến hàng trăm nghìn (năng lực mô hình hoá toán học)
- HS ôn tập dãy số và đặc điểm của dãy số tự nhiên. (năng lực tư duy và lập luận toán học)
- HS ôn tập các khả năng xảy ra của một sự kiện và sử dụng các từ có thể, không thể, chắc chắn để diễn tả về khả năng xảy ra của một sự kiện. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)
- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền Việt Nam. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)
2. Năng lực chung.
- HS ôn luyện được về số tự nhiên và những gì liên quan đến số tự nhiên (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV:  Hình ảnh bài Luyện tập 5 và thẻ chấm tròn cho bài Luyện tập 8 (nếu cần).
- HS: Thẻ chấm tròn cho bài Luyện tập 8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
- GV cho HS chơi trò chơi ‘ Gió thổi”
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi
2. Hoạt động: Luyện tập thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền Việt Nam
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Bài tập 5:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Gv tổ chức cho HS tìm hiểu đề theo nhóm 4:
+ Em cần thực hiện những việc gì?
- GV giúp đỡ HS nhận biết yêu cầu của đề bài : Tìm số lớn nhất, tìm số bé nhất
- GV cho HS thực hiện bài cá nhân
- GV cho 1,2 HS trình bày bài
- GV nhận xét
- GV hệ thống lại cách so sánh các số tiền Việt Nam.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu đề bài
+ So sánh, tiền Việt Nam
- HS theo dõi
- HS làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm
- HS theo dõi, nhận xét, sửa bài
+ Mặt hàng có giá cao nhất là Tủ lạnh giá 17 490 000 đồng
+ Mặt hàng có giá thấp nhất là Quạt máy giá 895 000 đồng
3. Hoạt động : Vận dụng – trải nghiệm
a. Mục tiêu: 
+ Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tiền Việt Nam
+ Ôn tập các khả năng xảy ra của một sự kiện và sử dụng các từ có thể, không thể, chắc chắn để diễn tả về khả năng xảy ra của một sự kiện.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Bài 6:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gv cho HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS nêu các bước tính
- GV cho HS thực hiện cá nhân
- GV chấm, chữa bài
- GV nhận xét
Bài 7:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Gv tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm đôi
- HV cho HS làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm
- GV cho 1,2 bạn sửa bài trước lớp
- GV nhận xét
Bài 8:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS tìm hiểu mẫu, nhận biết :
+ Có ba thẻ chấm tròn ở trong hộp
+ Không nhìn vào hộp, HS lấy một thẻ, đếm số chấm tròn rồi đặt lại vào hộp
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm 3, mỗi bạn thực hiện 5 lần như yêu cầu bài.
- GV cho các nhóm trình bày kết quả, khuyến khích HS giải thích
- GV kẻ khung ghi nhận lại
- GV cho HS tổng kết
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS phân tích yêu cầu đề bài
+ Chị Hai mua 3kg cam hết 75 000 đồng
+ Hỏi mẹ mua 2kg cam cùng loại và 1kg quýt giá 45 000 đồng thì hết bao nhiêu tiền? 
- HS nêu các bước tính
+ Bước 1: Tìm giá tiền của 1kg cam
+ Bước 2: Tìm số tiền của 2kg cam
+ Bước 3: Tìm số tiền mẹ mua cam và quýt.
- HS làm bài tập cá nhân
- 1,2 HS trình bày bài
Bài giải
1kg cam có giá tiền là:
75 000 : 3 = 25 000 (đồng)
2kg cam có giá tiền là;
25 000 x 2 = 50 000 (đồng)
Mẹ mua 2kg cam và 1 kg quýt hết số tiền là:
50 000 + 45 000 = 95 000 (đồng)
Đáp số: 95 000 đồng
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS tìm hiểu bài, nhận biết: Có mấy khả năng xảy ra?
- HS làm bài
- 1,2 bạn trình bày bài trước lớp
+ Chắc chắn ( vì tất cả các thẻ số đều là số tự nhiên)
+ Có thể ( vì có một thẻ số lẻ: 492 735)
+ Không thể ( vì không có số nào lớn hơn 4 000 000)
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu đề 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS trình bày và giải thích
Khi lấy một thẻ ra, xảy ra một trong ba khả năng; thẻ lấy ra có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 chấm tròn.
- HS quan sát
- HS tổng kết
Có . HS lấy được thẻ có một chấm tròn 4 hoặc 5 lần
- HS nhận xét, bổ sung
* Hoạt động nối tiếp: 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Dặn dò HS
- Nhận xét tiết học
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 30 : ĐO GÓC – GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– HS nhận biết đơn vị đo góc là độ, kí hiệu là ° và đo được các góc 60; 90°; 120; 180.( năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán)
– HS nhận biết góc nhọn, góc tù và góc bẹt. (năng lực tư duy và lập luận toán học)
– Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản liên quan đến góc. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)
2. Năng lực chung
- HS nắm được góc và các đặc điểm của góc (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thước thẳng, ê-ke, thước đo góc, hình ảnh phần Khởi động và Khám phá, hình vẽ các góc cho nội dung bài học, bài Thực hành 1, 3 và bài Luyện tập 1 (nếu cần).
- HS:  Thước thẳng, ê-ke, thước đo góc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Tổ chức cho HS chơi “Tôi bảo”.
- GV: Tôi bảo! Tôi bảo!
– GV: Tôi bảo các bạn đưa hai tay tạo thành hình ảnh góc vuông.
(Nếu GV nói: “Các bạn đưa hai tay tạo thành hình ảnh góc vuông” thiếu “Tôi bảo” mà HS thực hiện tức là HS phạm luật.)
– Tương tự GV ra các lệnh để HS tạo thành hình ảnh góc không vuông.
- GV: Vừa rồi các em đã dùng tay để tạo ra các góc vuông và góc không vuông.
- GV giới thiệu hai nạn ngoài cùng / của mỗi chiếc quạt này cũng tạo thành hình ảnh góc vuông, góc không vuông.
+ Vậy các góc không vuông đó có tên gọi là gì và có độ lớn khác nhau như thế nào?\
- GV giới thiệu bài mới
– HS: Bảo gì? Bảo gì?
– HS làm theo
- HS xem hình ảnh (GV chuẩn bị sẵn trên bảng phụ),
2. Hoạt động Khám phá 
2.1 Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo góc
a. Mục tiêu: HS biết được đơn vị đo góc
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát
- GV gỡ quạt ở hình vẽ, viết kí hiệu tên góc
- GV dung ê-kê đặt vào từng góc
- GV giới thiệu: “ Mỗi góc sẽ có độ lớn khác nhau. Để đo góc ta thường dùng đơn vị độ”
- GV giới thiệu cách ghi độ (°)
- GV vừa đọc, vừa viết : 60°, 90°
- GV đọc; Tám mươi độ, một trăm độ
- HS quan sát
- HS đọc tên góc và xác định đó là góc vuông hay góc không vuông.
Góc đỉnh E, Cạnh ED, EV là góc vuông
Góc đỉnh C, Cạnh CM, CN là góc không vuông
Góc đỉnh O, Cạnh OA, OB là góc không vuông
Góc đỉnh S, Cạnh SL, SK là góc không vuông
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc: Sáu mươi độ, chín mươi độ.
- HS viết vào bảng con; 80°, 100°
2.2 Hoạt động 2 : Giới thiệu cách đo góc
a. Mục tiêu: HS biết được dụng cụ đo góc và cách đo góc
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành
- GV giới thiệu dụng cụ đo: thước đo góc. Trên cây thước đo giới thiệu: tâm của thước đo; các vạch chỉ số đo của thước.
- GV đặt thước trên bảng lớp
- Tìm các vạch 0, với mỗi trường hợp đọc 0%, 10, 20, ..., 180° theo vòng đó.
– GV giới thiệu cách đo, GV thực hiện từng bước đo góc trên bảng lớp.
Để đo góc bằng thước đo, phải thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đặt tâm của thước trùng với đỉnh của góc.
+ Bước 2: Vạch 0° của thước trùng với một cạnh của góc.
+ Bước 3: Đọc số đo của góc tại vạch của thước trùng với cạnh còn lại của góc.
- HS quan sát
- HS (làm theo) đặt thước đo góc trên một tờ giấy trắng (lưu ý các chữ số trên thước phải thuận chiều để đọc được).
- HS thực hiện
- HS quan sát
- HS nhắc lại các bước đo góc
2.3 Hoạt động 3 : Giới thiệu góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát
GV giới thiệu
• Góc vuông có số đo bằng 90. 
• Góc nhọn có số đo bé hơn 90.
• Góc tù có số đo lớn hơn 90.
• Góc bẹt có số đo bằng 180.
- GV chốt kiến thức
-  HS dùng ê-ke để xác định các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong SGK trang 69.
Góc đỉnh O có số đo lớn hơn 90°, góc đỉnh O là góc tù
Góc đỉnh C có số đo bé hơn 90°, góc đỉnh C là góc nhọn
Góc đỉnh E có số đo bằng 90°, góc đỉnh E là góc vuông
Góc đỉnh S có số đo bằng 180°, góc đỉnh S là góc bẹt
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
3. Hoạt động Thực hành, Luyện tập
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS xác định yêu cầu đề bài
- GV cho 1,2 HS đọc theo mẫu
- GV cho HS làm bài sau đó chia sẻ theo nhóm đôi
- GV cho HS trình bày bài trước lớp
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS xác định yêu cầu: Nói theo mẫu
- HS nêu mẫu
- HS làm bài cá nhân rồi nói cho bạn nghe:
+ Góc vuông đỉnh I, cạnh IH, IK có số đo bằng 90°
+ Góc tù đỉnh O, cạnh OP, OQ có số đo lớn hơn 90°
+ Góc bẹt đỉnh T, cạnh TS, TU có số đo bằng 180°
- HS trình bày trước lớp, có thể vừa nói, vừa dung ê kê thao tác trên hình vẽ
- HS nhận xét, bổ sung
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Dặn dò HS
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 30 : ĐO GÓC – GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– HS nhận biết đơn vị đo góc là độ, kí hiệu là ° và đo được các góc 60; 90°; 120; 180.( năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán)
– HS nhận biết góc nhọn, góc tù và góc bẹt. (năng lực tư duy và lập luận toán học)
– Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản liên quan đến góc. (năng lực giải quyết vấn đề toán học)
2. Năng lực chung
- HS nắm được góc và các đặc điểm của góc (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng  ...  kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV cho HS hát múa
- GV dẫn dắt vào bài
- HS hát múa
2. Hoạt động Thực hành, Luyện tập
2.1. Hoạt động 1; Thực hành 
Bài 2
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 4
- GV cho HS chơi trò chơi “ Tôi là góc gì?”
Một vài HS sẽ lên bảng, dùng hai tay để tạo thành các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. HS ở dưới đoán xem bạn mình làm thành góc gì? Cho biết dấu hiệu nhận biết của góc đó
- GV nhận xét, đánh giá, khen thưởng
Bài 3
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV hỏi lại các bước thực hiện khi dung thước đo góc để đo góc
- GV cho HS làm bài, quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV cho HS trình bày cách làm trước lớp
- GV nhận xét
- GV chốt lại kiến thức
- HS xác định yêu cầu đề bài
- HS nhóm 4 thảo luận, thực hiện lần lượt động tác tạo hình các góc
- HS tham gia chơi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
a) Đo góc – viết số đo
b) Xác định góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm
- HS trả lời, nhận xét
- HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn
- HS trình bày cách làm, nhận xét.
2.2 Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS tìm hiểu bài theo nhóm 4
- GV quan sát, giúp đỡ bạn gặp khó khăn
- Sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc vẽ) từng góc, cho HS viết đáp án vào bảng con rồi đưa lên theo hiệu lệnh của GV, khuyến khích nhiều nhóm nói cách làm (kết hợp thao tác dùng ê-ke hoặc dùng thước đo góc đặt vào hình để xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt).
- GV nhận xét
- Nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài.
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- HS trình bày
+ Góc vuông: góc đỉnh A, góc đỉnh D
+ Góc nhọn: góc đỉnh B, góc đỉnh C
+ Góc tù: góc đỉnh E.
+ Góc bẹt: góc đỉnh H
- HS nhận xét
3. Hoạt động Vận dụng – Trải nghiệm
- GV giới thiệu hình ảnh minh hoạ tư thế của mỗi con chim sếu. Yêu cầu HS chỉ ra hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ở mỗi chân của chim sếu.
- GV nhận xét
- HS lên bảng thực hiện
- HS nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS 
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 31 : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. (năng lực tư duy và lập luận toán học)
- HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc bằng thước thẳng và ê-ke. (năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học)
- Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản liên quan đến vẽ hai đường thẳng vuông góc. (mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học)
2. Năng lực chung
- HS biết hai đường thẳng vuông góc (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thước thẳng, ê-ke, thước đo góc, hình ảnh.
- HS:  Thước thẳng, ê-ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
– GV treo (hoặc trình chiếu) hình ảnh, một HS lên bảng lớp, các HS còn lại sử dụng SGK.
+ Đi thẳng rồi rẽ phải
+ Đường vuông góc với đường vừa đi
- GV giới thiệu bài
- HS dùng tay chỉ đường đi theo lệnh của GV.
+ Rẽ phải sẽ gặp hai đường, rẽ theo đường nào?
+ Vuông góc với đường vừa đi là sao?
2. Hoạt động Khám phá 
2.1 Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
a. Mục tiêu: HS biết được hai đường thẳng vuông góc
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
+ Nêu các góc vuông có trong hình chữ nhật ABCD
- Gv cho 1 HS lên bảng dùng thước kéo dài hai cạnh BC và DC
- GV giới thiệu: BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau
+ Vậy kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được gì?
- GV cho HS nhắc lại
- GV chốt kiến thức
- HS quan sát
+ Góc vuông đỉnh A
+ Góc vuông đỉnh B
+ Góc vuông đỉnh C
+ Góc vuông đỉnh D
- HS lên bảng thực hiện
+ Kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- HS nhắc lại
2.2 Hoạt động 2 : Cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc
a. Mục tiêu: HS biết được êke, cách dùng êke để nhận biết hai đường thẳng vuông góc
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành
– Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn hình chữ nhật để tìm hai đường thẳng vuông góc. Vậy làm thế nào để biết được hai đường thẳng có vuông góc với nhau không?
- GV giới thiệu ê-ke là dụng cụ để xác định hai đường thẳng vuông góc.
– GV dùng hình vẽ và giới thiệu: Chỉ cần kiểm tra một trong bốn góc tạo thành bởi hai đường thẳng, chẳng hạn góc đỉnh O, cạnh OM, ON, ta thấy góc này vuông nên kết luận:
Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
+ Có mấy góc đỉnh O là góc vuông?
+ Dụng cụ nào để xác định hai đường thẳng vuông góc?
- GV nhận xét
- GV chốt
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS nhắc lại: Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
Đường thẳng OM vuông góc với đường thẳng ON.
- HS dùng êke để kiểm tra 
+ 4 góc
+ Êke, thước đo góc
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
3. Hoạt động Thực hành, Luyện tập
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS xác định yêu cầu đề bài
+ Tại sao ta biết hai cạnh này vuông góc với nhau?
- GV cho HS làm bài sau đó chia sẻ theo nhóm đôi
- GV cho HS trình bày bài trước lớp
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS xác định yêu cầu: 
+ Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau
+ Tập nói theo mẫu: AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ Vì góc đỉnh B là góc vuông
+ Dùng Êke đo góc đỉnh B vuông
- HS làm bài cá nhân rồi nói cho bạn nghe:
+ AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ CD và DA là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ DA và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau
- HS trình bày trước lớp, có thể vừa nói, vừa dung ê kê thao tác trên hình vẽ
- HS nhận xét, bổ sung
* Hoạt động nối tiếp: 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Dặn dò HS
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 31 : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. (năng lực tư duy và lập luận toán học)
- HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc bằng thước thẳng và ê-ke. (năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học)
- Vận dụng giải quyết được vấn đề đơn giản liên quan đến vẽ hai đường thẳng vuông góc. (mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học)
2. Năng lực chung
- HS biết hai đường thẳng vuông góc (năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác)
3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ học tập (phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thước thẳng, ê-ke, thước đo góc, hình ảnh.
- HS:  Thước thẳng, ê-ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV cho HS hát múa
- GV dẫn dắt vào bài
- HS hát múa
2. Hoạt động Thực hành, Luyện tập
2.1. Hoạt động 1; Thực hành 
Bài 2
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS xác định yêu cầu đề bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 4
- Gv cho một số bạn trình bày bài làm
- GV nhận xét.
- GV chốt
Bài 3
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu trên bảng.
- GV cho HS làm bài, quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV nhận xét
- GV chốt lại kiến thức
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS xác định yêu cầu đề bài
Dùng êke kiểm tra một trong bốn góc tạo bởi hai đường thẳng xem có vuông không.
-> kết luận hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không
- HS thảo luận nhóm 4
- HS trình bày, thao tác với êke
Góc đỉnh I này không phải là góc vuông. 
Hai đường thẳng HI và IK không vuông góc với nhau.
Góc đỉnh I này không phải là góc vuông. 
Hai đường thẳng HI và IK không vuông góc với nhau.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB theo hướng dẫn.
– HS sử dụng thước thẳng và ê-ke, thực hiện (cá nhân) theo hướng dẫn của GV.
• Vẽ một đường thẳng AB, trên đường thẳng này vẽ một điểm M.
• Đặt đỉnh góc vuông của ê-ke tại M, một cạnh góc vuông của ê-ke áp sát với đường thẳng AB.
• Đặt thước thẳng áp sát cạnh góc vuông còn lại của thước.
• Lấy ê-ke ra khỏi vị trí, giữ nguyên thước thẳng.
• Kẻ theo cạnh thước thẳng để được đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB.
- HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn
- HS trình bày cách làm, nhận xét.
2.2 Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
+ Nêu các bước vẽ
- GV quan sát, giúp đỡ bạn gặp khó khăn
- GV tổ chức cho HS chơi vẽ tiếp sức trên bảng lớp (chơi theo tổ, mỗi tổ cử ra ba bạn), tổ nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.
- GV quan sát, tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc
- HS đọc để xác định yêu cầu: Cho trước đường thẳng AB và điểm M không nằm trên đường thẳng AB.
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB.
+ HS nêu
Vẽ đường thẳng AB → vẽ điểm M → đặt đỉnh vuông góc của ê-ke trên đường thẳng AB, một cạnh góc vuông của ê-ke áp sát điểm M → đặt thước thẳng áp sát cạnh góc vuông qua M → lấy ê-ke, giữ thước thẳng → kẻ theo cạnh thước thẳng để được đường thẳng CD đi qua điểm M
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- HS tham gia chơi
- HS nhận xét
3. Hoạt động Vận dụng – Trải nghiệm
+ GV có thể cho HS tìm xung quanh lớp, hình ảnh hai đường thẳng vuông góc.
- GV nhận xét
+ Hai cạnh của bàn học, hai cạnh của bảng con, bảng lớp, hai cạnh của quyển vở,.
- HS nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS 
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_13_dinh_quoc_nguyen.docx