Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16 - Đinh Quốc Nguyễn

Bài 37: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

(TIẾT 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

- HS thực hiện được một số yêu cầu đối với số tự nhiên như: đọc số, viết số, tính chất dãy số tự nhiên, làm tròn số,.; xác định được số đo của các góc; xác định được cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song của một hình tứ giác trên giấy kẻ ô vuông.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị thời gian đã học.

- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi, thước đo góc.

- HS: SGK, thước đo góc.

 

docx 15 trang Thu Lụa 29/12/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16 - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN 16
Toán
TIẾT 1:	Bài 37: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
(TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được một số yêu cầu đối với số tự nhiên như: đọc số, viết số, tính chất dãy số tự nhiên, làm tròn số,...; xác định được số đo của các góc; xác định được cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song của một hình tứ giác trên giấy kẻ ô vuông.
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị thời gian đã học.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi, thước đo góc.
- HS: SGK, thước đo góc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- Tổ chức HS chơi trò chơi Tiếp sức:
Đúng điền (Đ), Sai điền (S).
a. Số lớn nhất có bảy chữ số là: 1 000 000
b. 1 là số tự nhiên bé nhất
c. Trong dãy số tự nhiên, các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
d. làm tròn số 109 633 đến hàng nghìn thì được số 110 000
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập
Mục tiêu: 
- HS thực hiện được một số yêu cầu đối với số tự nhiên như: đọc số, viết số, tính chất dãy số tự nhiên, làm tròn số,.; Xác định được số đo của các góc; xác định được cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song của một hình tứ giác trên giấy kẻ ô vuông. Thực hiện được các dạng bài tập. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Bài 5: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân 
- Tổ chức cho HS chia sẻ với bạn
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 6: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 làm bài 
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét – tuyên dương
Bài 7: 
- Gọi 1 HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét – tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng (5’)
- Tổ chức HS chọn đáp án đúng
Câu 1: Năm 2023 thuộc thế kỉ nào?
A. XX B. XXI C. XXII
Câu 2: Số tự nhiên bé nhất là:
A. 1 B. 10 C. 0
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập các phép tính (tiết 1)
- HS tham gia trò chơi
a. S
b. S
c. Đ
d. Đ
- HS lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS làm bài
7 giờ 30 phút
3 phút 30 giây
210 giây
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài
a) 1 phút: bán 1 triệu chai nhựa.
 1 giờ hay 60 phút: bán 60 triệu chai nhựa.
b) 1 phút: thải 2 tấn rác
 1 giờ hay 60 phút: thải 120 tấn rác
 - Đại diện trình bày:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS thảo luận cặp đôi làm bài
a) 64 nghìn tấn + 38 nghìn tấn = 102 nghìn tấn hay 102 000 tấn
b) 102 nghìn tấn – 45 nghìn tấn = 57 nghìn tấn hay 57 000 tấn
- HS trình bày, giải thích:
- HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: B
+ Câu 2: C
- HS lắng nghe và thực hiện. 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
.
-----------------------------------------------------
Toán
	TIẾT 2	Bài 38: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung thuộc ba mạch kiến thức.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học, mô hình hóa toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- Tổ chức HS chơi trò chơi: Ô chữ may mắn
a. Một số có hàng cao nhất là chục triệu, số đó có bao nhiêu chữ số?
b. Một số có hàng cao nhất là trăm nghìn số đó có bao nhiêu chữ số?
c. Nêu tên các hàng và lớp đã được học?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập
Mục tiêu: HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. Thực hiện được các dạng bài tập. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
a) Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện để đọc số
- Nhận xét – tuyên dương
b, c) Tổ chức cho nhóm 4 thi đua viết tiếp sức.
- Nhận xét – tuyên dương 
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi làm bài 
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức HS trình bày, giải thích cách làm. 
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét – tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng (5’)
- Tổ chức HS chọn đáp án đúng
Câu 1: Trong số 43 489 087, chữ số 3 có giá trị là:
A. 3 000 000 B. 300 000 C. 30 000
Câu 2: Ba trăm triệu không nghìn ba trăm ba mươi ba viết là:
A. 3 000 333 
B. 3 000 003 
C. 3 333 000 
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập số tự nhiên (tiết 2)
- HS tham gia trò chơi
a. Số gồm 8 chữ số.
b. Số gồm 6 chữ số.
c. Các hàng và lớp đã được học:
+ Hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn, triệu, chục triệu, trăm triệu.
+ Lớp: đơn vị, nghìn, triệu.
- HS lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS Truyền điện đọc số
- HS thi đua viết tiếp sức:
170 602, 210 000 335, 
40 800 000, 5 603 007.
439 160 = 400 000 + 30 000 + 9 000 + 100 + 60
3 045 601 = 3 000 000 + 40 000 + 5 000
+ 600 + 1
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài
a) S 
b) Đ 
c) S
d) Đ
- Đại diện các nhóm trình bày, giải thích. 
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4
a) 28, 29, 30,
+ Dãy số tự nhiên liên tiếp: 28, 29, 30, 31, 32,
+ Số thứ năm là số chẵn
b) 1, 6, 11,
+ Số sau hơn số ngay trước nó nó 5 đơn vị: 1, 6, 11, 16, 21,
+ Số thứ năm là số lẻ.
c) 65, 68 71,
+ Số sau hơn số ngay trước nó nó 3 đơn vị: 65, 68, 71, 74, 77,
+ Số thứ năm là số lẻ.
d) 34, 44, 54,...
+ Số sau hơn số ngay trước nó nó 10 đơn vị: 34, 44, 54, 64, 74,
+ Số thứ năm là số chẵn
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS chọn đáp án đúng
Câu 1: A
Câu 2: A
- HS lắng nghe và thực hiện. 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
.
Toán
	TIẾT 3 	Bài 38: ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 2)
ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung thuộc ba mạch kiến thức.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học, mô hình hóa toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- Tổ chức HS lần lượt kể tên các hàng, lớp đã học
- Yêu cầu HS đọc số sau và xác định giá trị của chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào: 35 879 800, 467 265 120
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành – luyện tập
Mục tiêu: HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. Thực hiện được các dạng bài tập. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4 làm bài tập
- Gv theo dõi, hỗ trợ các nhóm
- Tổ chức cho các nhóm trình bày và giải thích cách làm
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Tổ chức nhận xét, sửa bài
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét – sửa sai
3. Tiếp nối (5’)
- Tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: trong dãy số sau, số nào là số lớn nhất: 65 879; 5 678; 65 856 123; 45 678
a. 65 879
b. 65 856 123
c. 45 678
Câu 2: Số thứ năm trong dãy số tự nhiên sau là:
5; 10; 15; ... ; ...;.... 
20
25
30
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập số tự nhiên (tiết 3)
- HS lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS hoạt động nhóm 4 làm bài
a) 28; 29; 30; 31; 32; ...
à Số thứ năm là số chẵn
b) 1; 6; 11; 16; 21; ...
à Số thứ năm là số lẻ
c) 65; 68; 71; 74; 77; ...
à Số thứ năm là số lẻ
d) 34; 44; 54; 64; 74; ...
à Số thứ năm là số chẵn
- HS nhận xét
- HS sửa bài
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở
a. 
288 100 < 390 799
1 000 000 > 99 999
5 681 000 > 5 650 199
36 129 313 < 36 229 000
895 100 = 800 000 + 90 000 + 5 000 + 100
48 140 095 < 40 000 000 + 9 000 000 
b. 514 167; 451 167; 76 514; 76 154
c. 
Số bé nhất: 456 789
Số lớn nhất: 12 345 678
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp
- Nhận xét
- HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: b
Câu 2: c
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
.
Toán
TIẾT 4	Bài 38: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN (TIẾT 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung thuộc ba mạch kiến thức.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học, mô hình hóa toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- Tổ chức HS lần lượt đọc các số sau:
21 675 200; 345 670 678; 67 868
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Vận dụng – trải nghiệm 29’
Mục tiêu: Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung thuộc ba mạch kiến thức.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Bài 5: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân và chia sẻ với bạn
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Tổ chức nhận xét, sửa bài
- Nhận xét tuyên dương.
Thử thách:
- Gọi 1 HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét – sửa sai
 Đất nước em: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Yêu cầu HS giải thích
3. Tiếp nối (1’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập các phép tính (tiết 1)
- HS lần lượt đọc các số 
- HS lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS làm bài cá nhân:
Có 3 nhóm các tờ tiền 100 000 đồng
Đếm theo trăm nghìn nhóm thứ nhất: 1 trăm nghìn đồng, 2 trăm nghìn đồng, 3 trăm nghìn đồng, ..., 1 triệu đồng. Môi nhóm khoảng 1 triệu đồng. Đếm theo các nhóm: 1 triệu đồng, 2 triệu đồng, 3 triệu đồng. Có khoảng 3 triệu đồng.
- HS sửa bài
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
a. Đọc dân số các châu lục
Châu Á: Bốn nghìn sáu trăm năm mươi mốt triệu người
Châu Âu: Bảy trăm bốn mươi bốn triệu người
Châu Đại Dương: Bốn mươi ba triệu người
Châu Mỹ: Một nghìn không trăm hai mươi bảy triệu người
Châu Phi: Một nghìn ba trăm bảy mươi ba triệu người.
b. A, B, C sống ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi.
Sắp xếp dân số ba châu lục theo thứ tự từ lớn đến bé:
4 651 000 000; 1 373 000 000; 1 027 000 000.
Sắp xếp các châu lục theo thứ tự nhiều dân đến ít dân: châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Bạn A sống ở châu Á, bạn B sống ở châu Phi, bạn C sống ở châu Mỹ
Bạn D sống ở Châu Đại Dương
Bạn E sống ở châu Âu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con
300 000 ( vì là số tròn trăm nghìn có 6 chữ số và chữ số hàng trăm nghìn là chữ số lẻ thứ hai trong dãy số tự nhiên)
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện. 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
.
------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 5.	Bài 38: ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 4)
 ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung thuộc ba mạch kiến thức.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết các vấn đề toán học, mô hình hóa toán học và các phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kế hoach dạy học, bài giảng Powerpoint, tivi. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- Tổ chức HS chơi trò chơi Gọi đò TLCH
a. Thứ tự thực hiện cách đặt tính phép chia?
b. 45 000 :  = 5
c. 25 000 + .. = 50 000
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập
Mục tiêu: HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học của ba mạch kiến thức, nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học. Thực hiện được các dạng bài tập. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài vào bảng con, bảng lớp. 
- Tổ chức nhận xét, sửa bài
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 làm bài (Gợi ý HS lựa chọn cách làm)
+ Cách 1: Tính giá trị các biểu thức sau đó chọn các biểu thức có giá trị bằng nhau
+ Cách 2: Vận dụng các tính chất của phép tính sau đó chọn các biểu thức có giá trị bằng nhau. 
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức HS trình bày, giải thích cách làm. 
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm bài
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét – sửa sai
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vở, 1HS làm bảng phụ
- Tổ chức HS trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng (5’)
- Tổ chức HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: Trung bình cộng của 100 và 80 là?
A. 90 B. 180 C. 100
+ Câu 2: (40 + 12) x 7 = 40 x 7 + ? x 7
A. 47 B. 12 C. 37 
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập các phép tính (tiết 2)
- HS tham gia trò chơi
a. Thứ tự thực hiện cách đặt tính phép chia (Chia –nhân-trừ-hạ)
b. 45 000 : 9 000 = 5 
c. 25 000 + 25 000 = 50 000
- HS lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS làm bảng con, bảng lớp
 a) b) c) 
d) 
- HS sửa bài
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS hoạt động nhóm 4 làm bài
A. 700 + 800 + 300 = L. (700 + 300) + 800 
B. (2 000 x 7) x 5 = H. (2 000 x 5) x 7
C. (4 000 + 6 000) x 5 = K. 4 000 x 5 + 6 000 x 5 
- Đại diện các nhóm trình bày, giải thích. 
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
Đáp án: C. 66 và 74
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ
- HS trình bày
a. 40 700 + 22 800 = 63 500
b. 37 081 – 33 565 = 3 516
c. 1 716 x 7 = 12 012
d. 9 664 : 8 = 1 208
- Lắng nghe
- HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: A
+ Câu 2: B
- HS lắng nghe và thực hiện. 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_16_dinh_quoc_nguyen.docx