Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Đinh Quốc Nguyễn
BÀI : SỐ CHẴN, SỐ LẺ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS vận dụng để thực hành tìm các số chẵn, số lẻ trong dãy số từ 1 đến 100 (bài tập 1) và biết được từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ.
- HS nhận biết được các số chẵn chia hết cho 2, các số lẻ không chia hết cho 2 (BT 2; 3).
- HS biết lập luận hợp lý trước khi đưa ra kết luận ví dụ minh họa ở BT 3 và BT 4.
2. Năng lực chung.
- Tự học – Tự giải quyết vấn đề: HS nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong các hoạt động của bài học.
- Giao tiếp – hợp tác: Hs thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
3. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được phân công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các thẻ số dùng cho phần khởi động, bộ thẻ số cho bài thực hành 2 câu b, bảng số cho bài luyện tập 1, thẻ từ cho bài luyện tập 2 và 3. Hình vẽ phần Vui học (nếu cần)
- HS: Các thẻ số dùng cho phần khởi động, bộ thẻ số cho bài thực hành 2 câu b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN BÀI : SỐ CHẴN, SỐ LẺ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS vận dụng để thực hành tìm các số chẵn, số lẻ trong dãy số từ 1 đến 100 (bài tập 1) và biết được từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ. - HS nhận biết được các số chẵn chia hết cho 2, các số lẻ không chia hết cho 2 (BT 2; 3). - HS biết lập luận hợp lý trước khi đưa ra kết luận ví dụ minh họa ở BT 3 và BT 4. 2. Năng lực chung. - Tự học – Tự giải quyết vấn đề: HS nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong các hoạt động của bài học. - Giao tiếp – hợp tác: Hs thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các thẻ số dùng cho phần khởi động, bộ thẻ số cho bài thực hành 2 câu b, bảng số cho bài luyện tập 1, thẻ từ cho bài luyện tập 2 và 3. Hình vẽ phần Vui học (nếu cần) - HS: Các thẻ số dùng cho phần khởi động, bộ thẻ số cho bài thực hành 2 câu b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi: Hộp quà bí mật - GV cho HS lên chọn một hộp quà mà em thích trong hộp quà có các câu hỏi: - Viết 3 số chẵn có hai chữ số; viết ba số lẻ có 3 chữ số; nêu đặc điểm nhận biết số chẵn, số lẻ. - Tổng kết trò chơi, dẫn dắt vào bài học. - Yêu cầu 3 HS lên chọn hộp quà và thực hiện các yêu cầu của Ban học tập. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. 2. Hoạt động Luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: HS thực hành tìm các số chẵn, số lẻ trong dãy số từ 1 đến 100; biết được các số chẵn chia hết cho 2, các số lẻ không chia hết cho 2; biết lập luận hợp lý trước khi đưa ra kết luận ví dụ minh họa ở hoạt động. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi, hỏi – đáp. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân - Chia sẻ nhóm đôi sau đó chia sẻ cả lớp Gv hỏi thêm các số chẵn có đặc điểm gì? Các số lẻ có đặc điểm gì? - Cách tìm số chẵn, số lẻ. - Chốt kiến thức Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc nhóm đôi sau đó chia sẻ cả lớp - GV nhận xét yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ cả lớp - GV chốt dấu hiệu nhận biết các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2. Bài 4: - HS làm xong bài 3 tự đọc bài 4 và trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS giải thích. - Nhận xét. Hđ cá nhân a) Các số bị che là: 6; 7; 61; 62; 63; 64; 65; 98; 99 Các số chẵn: 6; 62; 64; 98 Các số lẻ: 7; 61; 63; 65; 99 b) Từ 1 đến 100 có 50 số chẵn. Hđ nhóm đôi, viết vào bảng nhóm a) 10 : 2 = 5 22 : 2 = 11 14: 2 = 7 36 : 2 = 18 58 : 2 = 29 11 : 2 = 5 dư 1 13 : 2 = 6 dư 1 25 : 2 = 12 dư 1 17 : 2 = 8 dư 1 b) Các số chia hết cho 2 có tận cùng là các chữ số 0; 2; 4; 6; 8 Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là các chữ số 1; 3; 5; 7; 9. Hđ cá nhân làm vào vở Các số chia hết cho 2 là: 106; 8; 32; 98130; 2734. 1 HS làm bảng nhóm chia sẻ cả lớp. Hđ cá nhân, trả lời miệng: Số bạn của nhóm đó là số chẵn vì nhóm bạn được chia đều thành 2 đội có nghĩa là số đó chia hết cho 2. 3. Hoạt động vận dụng (5 phút) Vui học Toán a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 5 bạn cầm các thẻ số nhà và 2 bạn tham gia trò chơi. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi - Tổng kết trò chơi: GV giáo dục HS khi tham gia giao thông luôn đi ở bên phải đường. Và các nhà mang số chẵn ở bên phải hay trái là tùy thuộc vào hướng đi mà em xuất phát. - HS chia lớp thành hai đội và tham gia chơi như HD sách giáo khoa. Ví dụ: Số chẵn: 24; 26; 28; 30; 32. Số lẻ: 23; 25; 27; 29; 31. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) - GV cho HS 1 phút để nêu lại những nội dung em đã học được qua bài học hôm nay. - Tổng kết, dặn dò: Xem bài 5. - HS có thời gian 1 phút để trình bày những nội dung em đã học được qua bài học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (2 Tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS viết được số thành tổng theo các hàng, tìm được số liền sau của một số, xác định được số chẵn; xác định được phân số của một nhóm đối tượng bằng việc chia thành các phần đều nhau qua hình ảnh trực quan; thực hiện được các phép tính trong phạm vi 100000; nhớ được vai trò của số 0 trong phép cộng và phép nhân; nhận biết các số trong phạm vi 90 chia hết cho 9 bằng cách dựa vào bảng nhân, bảng chia 9. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các phép tính đã học và tiền Việt Nam. - HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. 2. Năng lực chung. - Tự học – Tự giải quyết vấn đề: HS nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong các hoạt động của bài học. - Giao tiếp – hợp tác: Hs thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Hình ảnh cho bài Luyện tập 2 và Thử thách (nếu cần). - HS: SGK, bảng con, bút lông, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) Trò chơi “Đố bạn” a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức cả lớp - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - GV viết một số bất kì trong phạm vi 100 000 lên bảng. HS đọc số, cho biết đó là số chẵn hay số lẻ, rồi viết số liền sau vào bảng con. Ví dụ: 913 → Chín trăm mười ba → Số lẻ →914 là số liền sau nó. - Tổng kết trò chơi dẫn dắt giới thiệu bài. - HS tham gia trò chơi - Lần lượt như thế cho khoảng 3 HS tham gia chơi. Cả lớp theo dõi, cổ vũ và nhận xét, bổ sung. 2. Hoạt động Luyện tập (20 phút) Bài 1: HĐ cả lớp - GV (hoặc một HS) đọc từng câu - Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV (khuyến khích HS giải thích) Bài 2 - HS đọc yêu cầu. - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi. - GV gợi ý thêm Hình C cho HS biết là phần tô màu là 3/5. Bài 3: - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, xác định các việc cần làm: Đặt tính rồi tính. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm phép tính). Lưu ý: GV có thể đọc từng phép tính cho HS thực hiện vào bảng con. Hđ cả lớp - Thực hiện theo yêu cầu Ví dụ: a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S (vì một số khi nhân với 0 thì bằng 0); e) S (các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là số chẵn). HĐ cá nhân, chia sẻ nhóm đôi 1 đến 2 HS đọc - Hs giải thích vì sao đã tô màu vào ½ số con vật ở hình A và hình B. - Chia số con vật ở hình A thành hai phần bằng nhau, tô màu 1 phần. - Vậy đã tô màu ½ số con vật ở hình A. HS làm việc cá nhân vào vở + - 69781 5083 8154 78 77935 4905 X 4207 8225 6 8 22 1370 33656 42 05 5 3 Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút): a. Mục tiêu: HS thực hành gấp ngôi sao và chia số ngôi sao theo yêu cầu bài toán. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 6 Vui học: - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận (nhóm 6) tìm hiểu bài, tìm cách làm a) Sau khi Thu và Thảo cho Thành, tổng số ngôi sao vẫn là 405 và số ngôi sao này được chia thành 3 phần bằng nhau. Tìm số ngôi sao 1 phần. b) Trước khi cho Thành 15 ngôi sao, Thu có bao nhiêu ngôi sao? - Trước khi cho Thành 10 ngôi sao, Thảo có bao nhiêu ngôi sao? - Trước khi được Thu và Thảo cho thêm ngôi sao, Thành có bao nhiêu ngôi sao? Hay số ngôi sao (Thu + Thảo + Thành) = 405 ngôi sao, biết số ngôi sao của Thu và Thảo sẽ tìm được số ngôi sao của Thành. - HS thảo luận và làm bài - Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bảy. Hs thảo luận và báo cáo: Số ngôi sao 1 phần có là: a) 405 : 3 = 135 (ngôi sao) b) Số ngôi sao của Thu – 15 ngôi sao = 135 ngôi sao - Số ngôi sao của Thảo – 10 ngôi sao = 135 ngôi sao - Số ngôi sao của Thành + (15 + 10) ngôi sao = 135 ngôi sao 4. Hoạt động Luyện tập (20 phút): a. Mục tiêu: Giải được bài toán thực hiện được các phép tính trong phạm vi 100000; và bước đầu tìm hiểu về dấu hiệu chia hết cho 9. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp, nhóm 4, hỏi đáp. Bài 4: Bước 1: Tìm hiểu bài toán. - GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK (hoặc trình chiếu) - HS vấn đáp xác định cái đã cho và cái phải tìm. + Đề bài cho biết gì? + Đề bài hỏi gì? Bước 2: Tìm cách giải bài toán. - HS thảo luận cách thức tính. - GV nên giúp HS dùng đường lối Phân tích hay Tổng hợp để tìm cách giải bài toán. Chẳng hạn: Hỏi số tiền của Minh → Nửa tổng số tiến của Hà và Huế (nửa tổng là sao?) Tìm tổng số tiền của Hà và Huế rồi chia cho 2. Bước 3: Giải bài toán Bước 4: Kiểm tra lại. GV giúp HS kiểm tra: 72 000: 2 = 36000 Minh mang theo 36 000 đồng. - Các số tham gia phép tính có đúng với đề bài không? - Phép tính có phù hợp với vấn đề cần giải quyết không? - Kết quả - Câu trả lời. Bài 5: a) HS thảo luận nhóm bốn tìm cách làm Có thể xuất hiện nhiều cách: • Viết các số từ 1 đến 90 rồi khoanh vào các số chia hết cho 9. • Dựa vào bảng nhân (các tích trong bảng chia hết cho 9). • Dựa vào bảng chia (các số bị chia trong bảng chia hết cho 9). - Sửa bài, GV khuyến khích các nhóm trình bày cách làm. - Dựa vào kết quả các số vừa tìm được, GV khái quát hoá Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. b) Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm và giải thích cách làm. - GV chốt dấu hiệu chia hết cho 9. Hđ cả lớp, sau đóHS làm vào vở - HS đọc đề bài (hai HS đọc, cả lớp đọc thầm theo). + Hà mang theo 24 000 đồng; Huế mang theo 48 000 đồng; số tiền của Minh bằng một nửa tổng số tiền của Hà và Huế) + Minh mang theo bao nhiêu tiền? Bài giải Tổng số tiền của Hà và Huế là 24 000 + 48 000 = 72 000 (đồng) Số tiền của Minh là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Đáp số: 36 000 đồng - Hs giải vào vở - HS kiểm tra lại vào vở nháp Hs thảo luận nhóm bốn ghi kết quả vào bảng phụ: a) Trong các số từ 1 đến 90, những số chia hết cho 9 là: 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90 b) Để các số 3; 4; chia hết cho 9 thì tổng các chữ số phải chia hết cho 9. Thêm chữ số 6 vào sau chữ số 3 vì 3 + 6 = 9; 36 : 9 = 4. Thêm chữ số 5 vào sau chữ số 4 vì 4 + 5 = 9; 45 : 9 = 5. * Hoạt động Thử thách và phát triển năng lực toán học: (10 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thử thách - GV vấn đáp để giúp HS nhận biết trong các số từ 3 đến 30, những số nào chia hết cho 3. 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; ... u hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong các hoạt động của bài học. - Giao tiếp – hợp tác: Hs thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: GV: 18 nam châm nút dùng cho nội dung Cùng học, hình ảnh bài Luyện tập 1 (nếu cần) - HS: SGK, bảng con, bút lông, nháp. 18 khối lập phương (hoặc: cúc áo, hột me, ...). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) Trò chơi “Đố em” a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức cả lớp Lần 1: GV chiếu trên bảng bài toán. GV viết bảng: 9 bạn: 18 quyển 1 bạn : ... quyển? GV: Đố em, đố em. GV: 1 bạn được thưởng bao nhiêu quyển sách? GV: Đố em, đố em. GV: 3 bạn được thưởng bao nhiêu quyển sách? Lần 2: GV chiếu ví dụ GV viết bảng: 7 nhóm : 35 bạn 1 nhóm : ... bạn? GV: Đố em, đố em GV: 1 nhóm có bao nhiêu bạn? GV: Đố em, đố em. GV: 4 nhóm có bao nhiêu bạn? - Thưởng đều số sách cho các bạn trong tổ, 3 bạn được bao nhiêu quyển? - GV chỉ tay vào từng tóm tắt và hỏi: • Muốn tìm 3 bạn được thưởng bao nhiêu quyển vở, trước hết ta phải tìm gì? • Muốn tìm số bạn trong 4 nhóm, trước hết ta phải tìm gì? - GV giới thiệu bài: Các bài toán để tính được kết quả, ta phải tính xem 1 (bạn, nhóm, ...) có bao nhiêu, ta gọi đó là Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (đơn vị là 1). - HS đọc: Thưởng đều 18 quyển sách cho 9 bạn trong tổ. 3 bạn được thưởng bao nhiêu quyển sách nhỉ? HS: Đố gì? Đố gì? HS: 1 bạn 2 quyển sách (18 : 9 = 2) HS: Đố gì? Đố gì? HS: 6 quyển sách (2 x 3 = 6). - HS đọc: Chia đều 35 bạn thành 7 nhóm, mỗi nhóm có mấy bạn? HS: Đố gì? Đố gì? HS: 1 nhóm có 5 bạn (35 : 7 = 5) HS: Đố gì? Đố gì? HS: 4 nhóm có 20 bạn (5 x 4 = 20) HS: Trả lời theo suy nghĩ. - Tìm số quyển vở 1 bạn được thưởng - Tìm số bạn trong 1 nhóm 2. Hình thành kiến thức mới (10 phút) a)Mục tiêu: Hình thành các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, biết giải bài toán theo 2 cách. b)Phương pháp, hình thức, kĩ thuật: hđ cả lớp, nhóm đôi, hỏi đáp. Hướng dẫn tìm hiểu bài và tóm tắt bài toán. - GV treo bảng phụ (hoặc trình chiếu đề bài toán) lên bảng lớp. - GV gạch dưới các cụm từ: Bài toán nói về hai đại lượng: sách và bạn. → Khi tóm tắt ta chia thành hai cột → Bài toán hỏi số sách hay số bạn? (Số sách) → Số sách sẽ ở cột bên phải → Lưu ý: Sẽ có bốn vị trí, câu hỏi thường đặt ở vị trí cuối cùng; hàng trên và hàng dưới cách nhau 1 dòng Tìm cách giải và giải bài toán. - GV có thể cho HS thao tác trên đồ dùng học toán để tìm kết quả. - Nhóm nào lúng túng, GV gợi ý: Muốn tìm số sách của 3 bạn, trước hết ta phải tìm gì - HS có thể chọn một trong hai cách trình bày bài giải - Khi sửa bài, GV kết hợp vấn đáp (khuyến khích HS dùng các nam châm nút, thao tác trên bảng lớp) để hệ thống kiến thức. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải theo 2 bước. Ví dụ: Bước 1: Rút về đơn vị → Tìm 1 bạn có bao nhiêu quyển sách. Bước 2: Tìm kết quả bài toán → Tìm 3 bạn có bao nhiêu quyển sách. - Tại sao khi tóm tắt Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thường để cách 1 dòng? Lưu ý: Việc tóm tắt Bài toán liên quan đến rút về đơn vị không là bắt buộc đối với HS, tuy nhiên nên khuyến khích các em viết tóm tắt để hiểu cấu trúc bài toán và thuận lợi cho việc tìm cách giải và trình bày bài giải. - HS đọc đề, nhận biết cái đã cho và cái phải tìm: Thưởng đều 18 quyển sách cho 9 bạn. Hỏi 3 bạn sẽ nhận được bao nhiêu quyển sách? - HS tóm tắt bài toán trên bảng con, GV kiểm soát rồi tóm tắt trên bảng lớp Tóm tắt 9 bạn: 18 quyển 3 bạn:.. quyển? • HS (nhóm bốn) thực hiện Cách 1: Bài giải Số sách mỗi bạn được thưởng là 18 : 9 = 2 (quyển) Số sách 3 bạn được thưởng là: 2 × 3 = 6 (quyển) Đáp số: 6 quyển sách. Cách 2: Bài giải 18 : 9 = 2 Mỗi bạn được thưởng 2 quyển sách. 2 x 3 = 6 3 bạn được thưởng 6 quyển sách. - Chừa chỗ viết tóm tắt Rút về đơn vị 3. Hoạt động 2 (10 phút): Thực hành a. Mục tiêu: HS có kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, biết giải bài toán theo 2 cách (Viết và nói) b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 1 - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân xác định các việc cần làm rồi chia sẻ với bạn. - Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm. Ví dụ: a) Muốn tính số cái bút trong 3 hộp, trước tiên phải tính số cái bút trong 1 hộp. b) Muốn tính số cái thước trong 7 hộp, trước tiên phải tính số cái thước trong 1 hộp. Bài 2: – HS đọc yêu cầu bài - Tìm hiểu mẫu, HS nhận biết: • Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? • Từ dữ liệu của bài toán → Nói các bước giải bài toán. – HS thảo luận (nhóm đôi): Nói cho nhau nghe. – Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm nói các bước giải bài toán. Lưu ý: - Khi sửa bài, GV kết hợp vấn đáp giúp HS khắc sâu kiến thức. - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải theo mấy bước? - Mỗi bước, em làm gì? Hđ cá nhân làm bài vào nháp a) 1 hộp có số cái bút là 24 : 6 = 4 (cái bút) 3 hộp có số cái bút là 4 x 3 = 12 (cái bút) Đáp số: 12 cái bút b) 1 hộp có số cái thước là: 30 : 5 = 6 (cái) 7 hộp có số cái thước là 6 x 7 = 42 (cái) Đáp số: 42 cái Bài 2: HĐ nhóm đôi - Nói theo mẫu như sau: a) Tìm số con thỏ nhốt vào 1 chuồng → Tìm số con thỏ trong 6 chuồng. → 1 chuồng nhốt 3 con thỏ → 6 chuồng nhốt 18 con thỏ. b) Tìm số lít nước chứa trong 1 can → Tìm số lít nước trong 9 can. → 1 can chứa được 15 l nước → 9 can chứa được 135 l nước. - 2 bước - Bước 1: Rút về đơn vị - Bước 2: Tìm kết quả bài toán 4. Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi Ai nhanh hơn. - GV thiết kế bài tập trắc nghiệm để HS chọn đáp án đúng. - Yêu cầu HS giải thích ý lựa chọn. - Tổng kết, dặn dò - HS chọn chữ cái trước kết quả đúng và giải thích sự lựa chọn của mình. - HS nêu nội dung đã học được qua bài học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN BÀI 6: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS thực hành tóm tắt và giải bài toán liên quan tới rút về đơn vị ở BT 1; 2 ; 3. - HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống của bài học. - HS tham gia các hoạt động trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Tự học – Tự giải quyết vấn đề: HS nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong các hoạt động của bài học. - Giao tiếp – hợp tác: Hs thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Trung thực trong tính toán và đánh giá bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: GV: nam châm, bảng phụ, SGK điện tử. - HS: SGK, bảng con, bút lông, nháp. 18 khối lập phương (hoặc: cúc áo, hột me, ...). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi: Hộp quà bí mật - GV cho HS lên chọn một hộp quà mà em thích trong hộp quà có các câu hỏi: Câu 1: 2 nhóm học sinh có 10 bạn. Hỏi 7 nhóm như vậy có bao nhiêu bạn? Câu 2: 30 bông hoa chia đều vào 3 bình. Hỏi 9 bình như vậy có bao nhiêu bông hoa? - Tổng kết trò chơi, dẫn dắt vào bài học. - Yêu cầu 2 HS lên chọn hộp quà và thực hiện các yêu cầu của Ban học tập. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Hs nêu các bước thực hiện để tìm được đúng kết quả. 2. Hoạt động Luyện tập (17phút) a. Mục tiêu: HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở BT 1; 2; 3. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi, hỏi – đáp. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân - Chia sẻ nhóm đôi sau đó chia sẻ cả lớp - HS có thể chọn một trong hai cách trình bày bài giải. - Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm. - Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán Bài 2: - Yêu HS đọc bài, tự tóm tắt và giải vở. - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ cả lớp - HS có thể chọn một trong hai cách trình bày bài giải 1 HS làm bảng nhóm chia sẻ cả lớp. - Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm. - Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán - HS làm xong bài 2 thì làm tiếp bài 3 vào vở Hđ cá nhân, làm vào bảng giấy a Tóm tắt 7 bao: 35 kg 4 bao: ... kg? Bài giải (Cách 1) 1 bao đựng được số gạo là: 35 : 7 = 5 (kg) 4 bao đựng được số gạo là: 5 x 4 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg. Bài giải (cách 2) 35 : 7 = 5 Mỗi bao đựng 5 kg gạo. 5 × 4 = 20 4 bao như thế đựng 20 kg gạo. Hđ cá nhân làm vào vở Tóm tắt 4 căn: 2 400 viên 6 căn: ... viên? Bài giải (Cách 1) Lát nền 1 căn phòng cần số viên gạch là: 2 400 : 4 = 600 (viên) Lát nền 6 căn phòng cần số viên gạch là: 600 × 6 = 3600 (viên) Đáp số: 3600 viên. Bài giải (Cách 2) 2400 : 4 = 600 Nền mỗi căn phòng lát 600 viên gạch. 600 × 6 = 3600 Để lát nền 6 căn phòng như thế cần 3 600 viên gạch loại đó. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (10 phút) a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi Bài 3: - GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm có 6 tham gia trò chơi và mỗi nhóm có 1 yêu cầu. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi Ví dụ: 2 vỉ trứng: 60 000 đồng 5 cái bút: 35 000 đồng 3 vỉ trứng : .. đồng? 4 cái bút: . đồng? - Tổng kết trò chơi: GV giáo dục HS - Các nhóm chuẩn bị các đồ dùng như hoa, quả, trứng gà bằng nhựa, bút, thước kẻ, . Sau đó trưng bày trên kệ “Siêu thị” của lớp. - Các nhóm sẽ đi chọn mua hàng với số tiền đã quy định của GV. 4. Hoạt động nối tiếp: (3 phút) - GV cho HS 1 phút để nêu lại những nội dung em đã học được qua bài học hôm nay. - Tổng kết, dặn dò: Xem bài 7. - HS có thời gian 1 phút để trình bày những nội dung em đã học được qua bài học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_3_dinh_quoc_nguyen.docx