Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức: Phán biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,.), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,.);

Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung guơnh.

2. Năng lực: Náng lực điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,.), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tựti, thất vọng,.); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Phẩm chất: Trách nhiệrm thể hiện qua việc chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Giáo viên: Các tranh ảnh phóng to trong SGK Đợo đức 2, trang 38 - 41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh về kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.

Học sinh: SGK Đạo đức 2, mảnh giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên.

 

doc 5 trang chantroisangtao 16/08/2022 11260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 17 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: KỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC - Tiết 1
Ngày: 09 - 12 - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức: Phán biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...);
Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung guơnh.
2. Năng lực: Náng lực điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tựti, thất vọng,...); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
3. Phẩm chất: Trách nhiệrm thể hiện qua việc chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc của bản thân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Các tranh ảnh phóng to trong SGK Đợo đức 2, trang 38 - 41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh về kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.
Học sinh: SGK Đạo đức 2, mảnh giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1:Các bạn trong tranh đang cảm thây thê nào?
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1và 2 phần Khởi động trong SGK Đạo đức2, trang 38. 
GV gọi một số HS nêu việc làm của các bạn nhỏ trong tranh trước lớp.
Hoạt động 2: Kê một tình huống tương tự mà em đã gặp.
GV hỏi HS: Các em đã bao giờ gặp tình huống tương tự hay chưa? Khi đó, em cảm thấy thế nào?
GV gọi một số HS kể lại trước lớp.
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
B. KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Các bạn trong tranh đang có cảm xúc gì? Cảm xúc nào tích cực, cảm xúc nào tiêu cực?
GV gọi 1 HS đọcỵêu cầu của nhiệm vụ1 phần Kiến tạo tri thức mới trong SGKĐạođức2, trang 38 cho cả lớp nghe và kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.
GV gọi đại diện các nhóm trình bày
GV gọi tiếp một số HS nêu thêm một số cảm xúc khác mà các em biết.
GV tổng kết các loại cảm xúc khác nhau: GV tiếp tục cho lớp hoạt động theo nhóm 
GV gọi đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
Hoạt động 2: Cảm xúc tích cực, tiêu cực ảnh hưởng như thê nào tới em và những người xung quanh?	
GV chia lớp thành các nhóm đôi, cử 1 HS làm quản trò. GV tổ chức trò choi Bánh xe cảm xúc cho HS trong lớp.
+ GV gọi 1 - 2 nhóm lên chơi trước lớp và chia sẻ với cả lớp.
-GV nhận xét, tổng kết trò chơi. 
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Vì sao em cân thể hiện cảm xúc phù hợp với những tình huống cụ thể?
GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
GV tổng kết hoạt động.
C.Củng cố- dặn dò
- Em đã học được điều gì qua bài học ?
-Nhận xét, tuyên dương
-Thực hiện những điều đã học
HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả cảm xúc của các bạn trong các bức tranh.
HS nêu việc làm của các bạn nhỏ trong tranh trước lớp.
HS tiếp tục hoạt động theo nhóm đôi, kể với bạn về một lần mình đã gặp tình huống tương tự.HS kể lại trước lớp.
HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận về nội dung của 4 bức tranh và nêu tên cảm xúc trên gương mặt của các bạn trong tranh.
Các nhóm xếp các loại cảm xúc vừa được nhận diện thành hai nhóm "Cảm xúc tích cực", "Cảm xúc tiêu cực" và điền vào bảng phụ/phiếu
Đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).
HS nêu được cảm nhận khi mọi người xung quanh có những cảm xúc khác nhau và nhận diện được cảm xúc của mọi người khi mình có cảm xúc nào đó.
+ Quản trò có thể cho các nhóm chơi 2-3 vòng quay bánh xe.
HS làm việc theo nhóm 
 Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 18 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI : BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Ngày: 01 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức Nêu được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè. quan tâm, giúp đỡ bạn; một số biểu hiện của sự giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;
2. Năng lực Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè; Bước đầu biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. sự giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;
3. Phẩm chất : Nhân ái; 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGK Đạo đức 2, giấy khổ A0, màn hình – máy chiếu (nếu có điều kiện).
SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG: GV dẫn dắt vào bài học
B.LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”
Mục tiêu: HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè; giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;
HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác. 
Cách tiến hành:
GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba dáp án A, B, C. HS chọn đáp án đúng Ai chọn sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng. 
HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn thẻ chữ
Câu 1. Hành vi nào thế hiện tình cảm yêu quý bạn bè?
A/ Không cho bạn xem truyện chung. 
B/ Cười nhạo bạn khi áo bạn bị rách. 
C/ Xin bố mẹ tặng bạn sách vở . 
Câu 2. Em sẽ làm gì khi bạn bị mưa ướt hết?
A/ Rủ bạn học chung sách với em. 
B/ Cho bạn mượn đồ dùng học tập. 
C/ Cả A và B đều đúng. 
Câu 3. Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn gặp khó khăn?
A/ Giúp bạn về sách vở. 
B/ Vận động bố mẹ cùng giúp bạn . 
C/ Cả A và B. 
GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi“Rung chuông vàng”. 
C.VẬN DỤNG 
Hoạt động : Tuyên dương những ngôi sao sáng
Mục tiêu: HS tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện các hành vi thể hiện sự yêu quý bạn bè; nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. sự giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;
HS được phát triến năng lực tư duy phê phán và năng lực giao tiếp. 
Cách tiến hành:
GV khen ngợi HS đã có nhiều cố gắng thực hiện các hành vi tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. 
Tổng kết bài học
GV có thể cho HS viết vào giấy “Lá thư gửi tương lai”, sau đó lưu lại để đọc vào cuối năm học lớp 1.
HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” - Nhạc và lời: Mộng Lân. 
HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi
Câu 1. Hành vi nào thế hiện tình cảm yêu quý bạn bè?
C/ Xin bố mẹ tặng bạn sách vở . 
Câu 2. Em sẽ làm gì khi bạn bị mưa ướt hết?
C/ Cả A và B đều đúng. 
Câu 3. Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn gặp khó khăn?
C/ Cả A và B. 
HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình, 
Mồi HS nói một câu hoặc thể hiện hành vi cam kết thực hiện tốt những chuẩn mực đã học. 

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan.doc