Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Các mùa trong năm

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.

2. Kĩ năng: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh,. để chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết.

3. Thái độ: Kể được tên và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết. Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm về hiện tượng thời tiết.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về thế giới xung quanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, bảo vệ môi trường, có hiểu biết về các biện pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết xấu.

5. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.

- Phẩm chất trung thực: Báo cáo chính xác kết quả trình bày. Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường gây ảnh hưởng xấu đến thời tiết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tìm tòi và chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ bản thân, sức khỏe của bản thân trước các hiện tượng thời tiết và có ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh tình huống, các tranh trong bài 26 sách học sinh, giấy A3, hoa Đ - S

2. Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về hiện tượng thời tiết, các dụng cụ làm thủ công

 

doc 16 trang chantroisangtao 13360
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Các mùa trong năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Các mùa trong năm

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Các mùa trong năm
Ngày soạn: /./20... Ngày dạy: ../../20.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 26: CÁC MÙA TRONG NĂM ( Tiết 1, SHS, trang 104, 105)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô.
- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.
2. Kĩ năng: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh,... để chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết.
3. Thái độ: Kể được tên và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết. Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm về hiện tượng thời tiết.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về thế giới xung quanh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, bảo vệ môi trường, có hiểu biết về các biện pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết xấu.
5. Phẩm chất: 
- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Phẩm chất trung thực: Báo cáo chính xác kết quả trình bày. Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường gây ảnh hưởng xấu đến thời tiết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tìm tòi và chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ bản thân, sức khỏe của bản thân trước các hiện tượng thời tiết và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh tình huống, các tranh trong bài 26 sách học sinh, giấy A3, hoa Đ - S
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về hiện tượng thời tiết, các dụng cụ làm thủ công
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dự án, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những mùa trong năm nơi học sinh đang sống.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp,
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Mùa hè yêu thương” và đưa câu hỏi:
+ Bài hát nói về mùa nào?
+ Vào mùa hè các bạn nhỏ làm gì?
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các mùa trong năm”.
HS trả lời câu hỏi:
Ghi tên bài học vào vở.
9’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1.Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của bốn mùa
Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm mỗi mùa qua từng hình
Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, đàm thoại, .
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4 trong SGK trang 104, 105
 Bước 1: HS hoạt động cá nhân theo tranh ảnh trang 104, 105/SGK. Mô tả hoạt động trong các tranh đó.
Bước 2: Hình thành nhóm đôi.
Các thành viên trong nhóm chia sẻ nội dung quan sát tranh ở vòng 1 và trình bày, chia sẻ kết quả với cả lớp.
+HS nhận xét, bổ sung phần trình bày của các nhóm khác.
GV nhận xét phần trình bày của hs và tuyên dương.
Gv chiếu clip về từng mùa trong 1 năm rồi gợi ý cho hs để rút ra kết luận.
Kết luận: Một số vùng, miền của nước ta có bốn mùa trong năm. Đó là các mùa: xuân, hè, thu, đông.
- HS thực hiện yêu cầu của GV
- HS trao đổi theo nhóm đôi về các hoạt động mà mình quan sát được trong tranh.
11’
2.2.Hoạt động 2: Trò chơi: “Đố bạn”
Mục tiêu: HS liên hệ đặc điểm của mỗi mùa trong năm.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, quan sát, vấn đáp,
Cách tiến hành:
GV tổ chức thi đua giữa các nhóm, cho mỗi học sinh trong nhóm trình bày tranh ảnh đã sưu tầm và đặt câu hỏi với một bạn trong nhóm khác về mùa cho trong hình theo các gợi ý của GV như sau:
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?
+ Trong tranh có cây gì?
+ Tranh đang nói về mùa nào?
+ Thời tiết trong tranh như thế nào?
+ Cây cối, hoa cỏ trong tranh như thế nào?
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm và đưa ra kết luận.
Kết luận: Mỗi mùa trong năm đều có đặc điểm riêng. Mùa xuân: thời tiết mát mẻ, cây cối tươi tốt, hoa nở rộ. Mùa hè: thời tiết nóng nực, có hoa phượng, hoa sen nở rộ. Mùa thu: thời tiết mát mẻ, có nhiều lá vàng rụng. Mùa đông: thời tiết lạnh giá, cây cối héo úa.
- HS cầm tranh của mình lên đứng trước lớp và hỏi: “Đố bạn, đố bạn”
- Cả lớp đồng thanh nói: Đố gì, đố gì?
- HS cầm tranh nói: Đố các bạn mọi người trong tranh đang làm gì?
- Mời 1 HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, góp ý và bổ sung
10’
2.3.Hoạt động 3: Vẽ một cây vào một mùa mình yêu thích
Mục tiêu: HS thể hiện qua hình vẽ ý thích của bản thân về cây vào mỗi mùa và qua đó, có nhận thức về đặc điểm của thực vật vào mỗi mùa.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, điều tra đơn giản, thu thập thông tin, .
Cách tiến hành:
-GV cho hs quan sát hình 6 trong SGK trang 105 và đặt câu hỏi:
+ Trong hình đang vẽ cây gì?
+ Hình 6 cho các em biết về mùa nào trong năm?
+ Vì sao em biết được đó là mùa xuân?
- GV yêu cầu mỗi học sinh tự vẽ hình về cây vào một mùa trong năm mà em yêu thích.
- Hết thời gian lên trình bày trước lớp và giải thích lí do tại sao mình vẽ cây đó?
- GV nhận xét, tuyên dương và thống kê số học sinh trong lớp thích từng mùa bằng cách giơ tay và điền vào bảng sau:
Mùa
Xuân
Hè
Thu
Đông
Số HS
* Kết luận: Một số nơi trên Trái Đất có bốn mùa: xuân, hè, thu, đông. Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông giá lạnh.
- HS trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra.
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học	
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Tranh, ảnh của các mùa ở tỉnh Đắk Lắk, Trà Vinh.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
Học sinh về nhà chuẩn bị ảnh mang đến lớp trong tuần sau.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: /./20... Ngày dạy: ../../20.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 2
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 26: CÁC MÙA TRONG NĂM ( Tiết 2, SHS, trang 106, 107)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô.
- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.
2. Kĩ năng: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh,... để chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết.
3. Thái độ: Kể được tên và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết. Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm về hiện tượng thời tiết.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về thế giới xung quanh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, bảo vệ môi trường, có hiểu biết về các biện pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết xấu.
5. Phẩm chất: 
- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Phẩm chất trung thực: Báo cáo chính xác kết quả trình bày. Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường gây ảnh hưởng xấu đến thời tiết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tìm tòi và chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ bản thân, sức khỏe của bản thân trước các hiện tượng thời tiết và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh tình huống, các tranh trong bài 26 sách học sinh, giấy A3, hoa Đ - S
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về hiện tượng thời tiết, các dụng cụ làm thủ công
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dự án, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về những mùa ở một số đại phương của miềnNam nước ta và nhận thức của HS về mùa ở thời điểm hiện tại.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp,
 - Hoạt động: HS chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”
Cách tiến hành:
HS chơi theo sự tổ chức của GV. 
*Cách chơi:
- Có một ngôi nhà tượng trưng là nhà của các bạn thỏ.
- HS vừa hát lời bài hát vừa vận động các động tác:
        Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng – Hai tay để về trước ngực nhảy về phía trước.
        Vươn vai, vươn vai thỏ rung đôi tai. – Hai tay để lên đầu giả làm tai thỏ vẫy vẫy nghiêng người về hai phía.
        Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới. – Hai tay chống hông nhảy bật về phía trước
        Bên nhau bên nhau, bên nhau ta cùng chơi. – Đi cao bước chân
        Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau ta về thôi. – Chạy nhanh về nhà
- Bạn nào chậm chân thì không về được nhà và bị mưa ướt quần áoà bị phạt: hình thức do HS tự chọn (có thể hát múa 1 bài bất kì)
- Sau khi kết thúc trò chơi, HS trả lời câu hỏi :
+Bài hát trong trò chơi nhắc đến mùa nào?
+ Em thích mùa nào trong bài hát đó?
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các mùa trong năm”.
-HS tham gia trò chơi “Trời nắng trời mưa”
- HS trả lời câu hỏi của GV.
Viết tên bài học vào vở
11’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu
2.1.Hoạt động 1: Giới thiệu về mùa khô và mùa mưa
Mục tiêu: HS nhận biết ở một số địa phương của miền Nam có hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp,
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 trong SGK trang 106.
- GV chia nhóm 2, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về nội dung từng hình, trả lời câu hỏi:
+ Bạn Lan đang ở đâu?
+Trà Vinh thuộc miền nào của đất nước ta?
+ Thời tiết ở Trà Vinh hiện nay ra sao? Khi nào sẽ có mưa?
+ Bạn Minh đang ở đâu? Thời tiết ở đó như thế nào?
+Như vậy, Trà Vinh có mấy màu trong năm? Đó là những mùa nào?
- GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày phần làm việc của nhóm mình.
- GV đề nghị cả lớp nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV cho học sinh xem clip về từng mùa ở một số địa phương của miền Nam để trả lời câu hỏi?
+ Các địa phương ở miền Nam có mấy mùa?
+Đó là những mùa nào?
- Gọi 2 – 3HS trả lời.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Ở một số đại phương của miền Nam nước ta có hai mùa là mùa khô và mùa mưa trong năm.
- HS làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- HS xem clip
- HS trả lời
7’
2.2.Hoạt động 2: Đặc điểm của mùa khô và mùa mưa.
 *Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm của mùa khô và mùa mưa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại vấn đáp, thực hành, 
Cách tiến hành:
- GV đề nghị cả lớp quan sát hình 9, hình 10 trong SGK trang 106.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trao đổi về những đặc điểm của từng mùa nơi bạn Lan ở.
- GV đưa ra các câu hỏi như sau:
+ Bầu trời ở hình 9 và hình 10 có gì khác nhau?
+ Mặt đất như thế nào?
+ Cây cối ở hình 9 như thế nào?
+ Cây cối ở hình 10 như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
Kết luận: Nơi bạn Lan ở có hai mùa. Mùa khô: bầu trời nắng chói chang, cây cỏ xung quanh nhà vàng úa, đất kho nứt nẻ. Mùa mưa: bầu trời thường hay xám xịt và mưa, cây cỏ xanh tốt, đất ẩm ướt.
- HS thảo luận nhóm
7’
2.3.Hoạt động 3: Nhận xét về đặc điểm các mùa ở một số địa phương của miền Nam nước ta
Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm của các mùa ở một số địa phương của nước ta qua hình ảnh
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở-vấn đáp, sắmvai
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 11a và 11b trong SGK trang 107 và trả lời câu hỏi:
+ Tỉnh Đắk Lắk thuộc miền nào của đất nước ta?
+ Thời tiết giữa hai hình 11a và 11b có gì khác nhau?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và điền thông tin vào bảng sau:
Hình 11a
Hình 11b
Bầu trời
Cây cối
Suối
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- Các nhám khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
Kết luận: Mỗi mùa trong năm đều có đặc điểm riêng. Mùa khô: thời tiết khô ráo, trời nắng chói chang. Mùa mưa: thời tiết ẩm ướt, bầu trời u ám.
- HS quan sát hình
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Các nhám nhận xét, bổ sung
4’
2.4.Hoạt động 4: Xác định thời gian diễn ra mùa khô hoặc mùa mưa trong năm
Mục tiêu: HS nhận biết được những tháng trong năm có mùa khô, những tháng có màu mưa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Gợi mở - Vấn đáp
Cách tiến hành:
- GV cho hs quan sát tờ lịch trong SGK và đặt câu hỏi:
+ Ở miền Nam nước ta, mùa mưa thường vào thời gian nào trong năm? Vì sao em biết?
+ Có phải trong mùa mưa, ngày nào cũng mưa không?
+Mùa khô thường bắt đầu vào tháng mấy trong năm?
- GV kết luận
* Kết luận: Ở một số nơi, một năm có khaongr thời gian mưa nhiều gọi là mùa mưa, thời gian còn lại nắng nóng, mưa ít hay còn gọi là mùa khô.
- HS trả lời câu hỏi của GV đặt ra
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS tìm hiểu về các loại trang phục phù hợp với mỗi mùa trong năm.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: /./20... Ngày dạy: ../../20.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 26: CÁC MÙA TRONG NĂM ( Tiết 3, SHS, trang 107)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô.
- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.
2. Kĩ năng: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh,... để chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết.
3. Thái độ: Kể được tên và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết. Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm về hiện tượng thời tiết.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về thế giới xung quanh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, bảo vệ môi trường, có hiểu biết về các biện pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết xấu.
5. Phẩm chất: 
- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Phẩm chất trung thực: Báo cáo chính xác kết quả trình bày. Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường gây ảnh hưởng xấu đến thời tiết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tìm tòi và chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ bản thân, sức khỏe của bản thân trước các hiện tượng thời tiết và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh tình huống, ,các tranh trong bài 26 sách học sinh, giấy A3, hoa Đ - S
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về hiện tượng thời tiết, các dụng cụ làm thủ công
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dự án, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp,
Cách tiến hành:
GV đưa ra các câu hỏi liên quan tới bài học trước
+ Các địa phương ở miền Nam có mấy mùa trong một năm?
+ Mùa đông thời tiết, cây cối như thế nào?
+ Mùa mưa bắt đầu vào tháng mấy?
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các mùa trong năm”.
- HS lắng nghe và chọn đáp án đúng bằng cách xoay hoa Đ - S
Ghi tên bài học vào vở.
8’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1.Hoạt động 1: Nhận biết trang phục phù hợp theo mùa
Mục tiêu: HS nhận biết cách mặc trang phục phù hợp với thời tiết của mỗi mùa trong năm.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình 13,14,15,16 ở trang 108 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong mỗi hình đã mặc đúng trang phục chưa?
+ Em hãy giải thích lí do?
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV đặt thêm câu hỏi:
+ Nếu nơi em đang sống có đủ bốn mùa, thì em sẽ chọn trang phục như thế nào cho từng mùa?
+ Em hãy kể những trang phục mà gia đình em thường chuẩn bị khi thời tiết chuyển mùa?
- Gọi HS nhận xét bổ sung
- GV rút ra kết luận
Kết luận: Mỗi mùa có một loại thời tiết khác nhau. Em cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết từng mùa.
- HS thực hiện yêu cầu của GV
- Đại diện nhóm trình bày
- 1 -2 nhóm nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
10’
2.2.Hoạt động 2: Trò chơi: “Chọn trang phục phù hợp”
Mục tiêu: HS nhận thức được sự cần thiết của việc mặc trang phục phug hợp với thời tiết mỗi mùa trong năm để chọn trang phục phù hợp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, quan sát, vấn đáp,
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm về mùa.
- GV đề nghị mỗi nhóm chọn và phối trang phục trong hình 17 trang 109 sao cho phù hợp với mùa mà nhóm mình bốc trúng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm
- Gọi HS nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV hỏi:
+ Nếu chúng ta không mặc trang phù phù hợp với thời tiết mỗi mùa thì có chuyện gì xảy ra?
+ Nếu mùa đông các bạn mặc trang phục quá mỏng thì sao?
+ Mùa hè, các em đi ra đường mà không đội nón, che ô thì sao?
+ Mùa hè, các em mặc đồ dày, đồ lên thì sao?
- GV nhận xét, rút kết luận
Kết luận: Thời tiết của mỗi mùa đều có những đặc điểm riêng. Em cần lựa chọn trang phục phù hợp với từng mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- 2 -3 hs nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi của GV
- HS lắng nghe
10’
2.3.Hoạt động 3: Thi cắt, xé, dán trang phục các mùa.
Mục tiêu: HS tập cắt, xé, dán trang phục mình ưa thích và phù hợp theo mùa.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi – đáp, thực hành
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm hãy chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết theo gợi ý ở hình 18a trang 109 SGK.
- GV yêu cầu các nhóm bắt đầu xé, dán, cắt các trang phục theo mùa mà nhóm mình thống nhất. Sau đó sẽ trang trí và dán vào tờ giấy A3 của nhóm,
- Gọi đại diện các nhóm lên trưng bày trang phục của nhóm.
- GV hướng dẫn cho HS bình chọn sản phẩm của từng nhóm để xếp hạng.
- GV tuyên dương, khen thương cho các nhóm 
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV
- Đại diện các nhóm trình bày
-HS bình chọn sản phẩm mà mình yêu thích
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học	
GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm hình ảnh về các hiện tường thiên tai: bão hay lũ lụt, hạn hán để chuẩn bị cho bài học sau.
Học sinh về nhà chuẩn bị ảnh mang đến lớp trong tuần sau.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_chan_troi_sang.doc