Kế hoạch bài dạy Toán học 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

BÀI: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- IIS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhằm và tính viết) trong phạm vi 100000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ

– Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.

HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 370 trang Thu Lụa 29/12/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán học 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán học 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Toán học 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 MÔN: TOÁN - LỚP 4 TIẾT 1
BÀI: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- IIS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhằm và tính viết) trong phạm vi 100000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ
– Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.
HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: sgk, bảng phụ
2. Học sinh: VBT nếu có, sách giáo khoa, bảng phụ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Thực hành.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- GV tổ chức Trò chơi ĐỐ BẠN. Phổ biến luật chơi và cách chơi
Ví dụ: 
- GV: Gộp 20 và 10 được mấy?
- GV: Lập sơ đồ tách – gộp số.
- GV: Đọc bốn phép tính. 
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe và thực hiện trò chơi
+ Gộp 20 và 10 được 30. 
- Lập sơ đồ vào bảng con. 
20 + 10 = 30
- HS lắng nghe
2. Bài học và thực hành
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán của phép cộng
* Mục tiêu: 
- HS hiểu được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép trừ.
* Phương pháp: Hỏi đáp, động não 
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
*Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu:
- GV: Dùng thẻ hiện số 22 và 15. Có tất cả bao nhiêu ?
- GV: Lập sơ đồ tách – gộp số.
- GV: Viết bốn phép tính, đọc bốn phép tính.
- GV cho HS nhận xét: vị trí các số hạng và kết quả của hai phép cộng.
* GV kết luận: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.(HS hiểu, không cần thiết thuộc nhận xét này.)
- HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV.
+ Có tất cả 22 viên bi xanh và 15 viên bi đỏ. Có tất cả 37 viên bi
- Đại diện nhóm trình bày bài làm trên bảng.
22 + 15 = 37 15 + 22 = 37 
37 – 15 = 22 37 – 22 = 15
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2. Thực hành Ba số gia đình – Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
* Mục tiêu: HS vận dụng và thực hành vào bài tập. Ba số gia đình – biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Thảo luận nhóm đôi, cả lớp.
- GV thực hiện mẫu: 
- GV giúp HS làm các việc theo trình tự: 
+ Lập sơ đồ tách – gộp số.
+ Viết bốn phép tính, đọc bốn phép tính.
- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá..
- HS lắng nghe.
- HS (nhóm bốn) thảo luận và làm bài theo trình tự mẫu.
- HS trình bày bài làm.
a. 20 +70 = 90 b. 9 + 5 = 14
 70 + 20 = 90 5 + 9 = 14
 90 – 70 = 20 14 – 5 = 9
 90 – 20 = 70 14 - 9 = 5
- HS lắng nghe và sửa sai.
Hoạt động 3. Luyện tập:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng vào bài học để tính toán .
 * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Thảo luận nhóm, cả lớp.
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bảng con.
a. 204 + 523 b. 61 + 829 c. 347 – 80 
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2:
 - GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
a. 15 + 6 + 5 b. 18 + 12 + 17 c. 29 + 5 + 6
- GV gợi ý: tìm hai số hạng có tổng là số tròn chục để tính trước, rồi cộng với số hạng còn lại.
- Cho HS làm cá nhân rồi chia sẻ 
- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / câu), khuyến khích HS chọn cách tính thuận tiện.
* GVKL: Khi cộng một tổng của hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. (HS hiểu, không cần thiết thuộc nhận xét này.)
Vui học
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: nói tình huống có số hạng hay số trừ bằng 0 rồi viết phép tính.
- GV nhận xét sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày.
* GVKL: Một số cộng với 0 (hoặc trừ cho 0) hay 0 cộng với một số bằng chính số đó.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề.
- HS làm bảng con, nhận xét sửa sai.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề.
- HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- HS trình bày, nhận xét, sửa sai.
a. 15 + 6 + 5 = ( 15 + 5 ) + 6 = 26
b. 18 + 12 + 17 = ( 18 + 12 ) + 17 = 47
c. 29 + 5 + 6 = 34 + 6 = 40
- HS đọc yêu cầu đề. 
- HS thảo luận và làm bài.
- HS nhắc lại.
3. Hoạt động nối tiếp
*Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trò chơi, hoạt động cả lớp
- GV cho 3 phép cộng, trừ tính bất kì và gọi lần lượt HS đứng dậy thực hiện phép tính
- GV nhận xét, chốt.
- GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi phép tính cộng trừ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về chuẩn bị cho tiết học sau: Ôn tập phép cộng, trừ (tiết 2)
- HS thực hiện, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 MÔN: TOÁN - LỚP 4 TIẾT 2
BÀI: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ không quá một lượt) trong phạm vi 1 000. 
– Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính toán hợp lí. 
– Nhận biết ba số gia đình, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; dựa vào sơ đồ tách – gộp số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 3 thanh chục và 17 khối lập phương (hoặc các mảnh bìa vẽ chấm tròn trong bài học); hình vẽ tóm tắt các bài Luyện tập 3, 4 và 5 (nếu cần).
2. Học sinh: 
2 thanh chục và 5 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Chơi trò chơi
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV nêu ra các phép tính cho sinh nêu và thực hiện.
- GV nhận xét tuyên dương HS nhanh nhất.
- HS tham gia chơi.
- HS thực hiện bảng con.
- HS nhận xét.
2. Hoạt động Luyện tập (25 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, động não, cá nhân, nhóm, cặp đôi cả lớp.
Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài.
Bước 1: Tìm hiểu bài toán.
- GV treo bảng phụ có viết đề bài (hoặc trình chiếu): 
- GV vấn đáp giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm.
+ Đề bài cho biết gì? 
+ Đề bài hỏi gì?
- GV và HS cùng vẽ 
- GV vẽ trên bảng lớp.
+ Đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nữ?
- Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 27 bạn nhé (vẽ theo ô tập: 9 ô hoặc vẽ theo xăng-ti-mét: 9 cm).
+ Đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nam?
- Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 15 bạn nhé (vẽ theo ô tập: 5 ô hoặc vẽ theo xăng-ti-mét: 5 cm). 
- Các em chú ý vẽ hai đoạn thẳng có điểm bắt đầu thẳng cột với nhau nhé.
+ Đề bài hỏi gì?
- Vẽ dấu ngoặc để biểu thị cả hai: 
- HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán.
* Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, ).
* Bước 3: Giải bài toán. 
- GV cho HS làm việc nhóm vào bảng phụ và vở nháp.
27 + 15 = 42 
 * Bước 4: Kiểm tra lại.
GV giúp HS kiểm tra:
- Các số tham gia phép tính có đúng với đề bài không.
- Phép tính có phù hợp với vấn đề cần giải quyết không.
- Kết quả.
- Câu lời giải hoặc câu trả lời.
- GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. 
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi theo 4 bước.
- Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, ).
Bước 1: Tìm hiểu bài toán.
- GV treo bảng phụ có viết đề bài (hoặc trình chiếu): 
- GV vấn đáp giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm.
+ Đề bài cho biết gì? 
+ Đề bài hỏi gì?
- GV và HS cùng vẽ 
- GV vẽ trên bảng lớp.
+ Tổ 1 trồng được bao nhiêu cây?
- Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 18 cây nhé (vẽ theo ô tập: 4 ô hoặc vẽ theo xăng-ti-mét: 4 cm).
+ Tổ 2 trồng được bao nhiêu cây?
- Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 25 cây nhé (vẽ theo ô tập: 8 ô hoặc vẽ theo xăng-ti-mét: 8 cm). 
- Các em chú ý vẽ hai đoạn thẳng có điểm bắt đầu thẳng cột với nhau nhé.
+ Đề bài hỏi gì?
- Vẽ dấu ngoặc để biểu thị nhiều hơn: 
- HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán.
* Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính trừ vì thực hiện thao tác gộp, ).
* Bước 3: Giải bài toán. 
- GV cho HS làm việc nhóm vào bảng phụ và vở nháp.
- Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn phép trừ (vì tìm phần hơn).
25 – 18 = 7 
* Bước 4: Kiểm tra lại.
GV giúp HS kiểm tra:
- Các số tham gia phép tính có đúng với đề bài không.
- Phép tính có phù hợp với vấn đề cần giải quyết không.
- Kết quả.
- Câu lời giải hoặc câu trả lời.
- GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. 
Bài 5: 
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, chọn tóm tắt phù hợp.
- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / câu), khuyến khích HS nói
cách làm. 
Ví dụ: Bài toán 1: Biết số nhãn vở cả hai bạn có và số nhãn vở của Mai, tìm số nhãn vở của Minh là? 
Bài toán 2: Biết số khẩu trang của Mai và phần hơn, tìm số khẩu trang của Minh là?
Thử thách
- GV giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm.
- GV cho HS tóm tắt (có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, hoặc bằng sơ đồ tách – gộp), tìm
- GV cho HS giải bài toán.
- Khi sửa bài, khuyến khích nhiều HS nói.
- GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. 
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. 
- HS đọc đề bài (hai HS đọc, cả lớp đọc thầm theo). 
+ Đội văn nghệ có 27 bạn nữ và 15 bạn nam.
+ Đội văn nghệ có tất cả bao n ... 
Khi lát kín nền căn phòng, sẽ có 5 hàng gạch.
15×5 = 75
Bác Ba phải dùng 75 viên gạch để lát kín nên căn phòng.
Khi thực hiện, HS chỉ cần viết số thích hợp thay vào .?.. nói để giải thích (nếu cần thì viết phép tính lên bảng).
• Bước 4: Kiểm tra lại
Việc lựa chọn các phép tính có đúng không? Việc thực hiện các phép tỉnh có đúng không?
- Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động vận dụng (10 phút): Khám phá
Mục tiêu: - Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến các nội dung đại lượng và giải toán.
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Khám phá
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi đại diện 1 cặp trình bày
- GV nhận xét.
- Ở văn bản này, lưu ý HS:
+ Hình dung con rùa dài hơn 1 m.
+ Tử thế kỉ 19 đến thế kỉ 21 → Người ta nói: Sống qua 3 thế kỉ (thực ra chỉ hơn 100 năm)
- HS thực hiện nhóm đôi: 
- Đọc kĩ văn bản, xác định thông tin cần thiết để làm bài.
- Làm bài vào nháp 
* 1875 → Có 18 trăm → Thế kỉ 19,
2006 → Có 20 trăm → Thi kỉ 21,
Vậy con rùa này đến vườn bách thú vào thế kỉ 19, chết vào thế kỉ 21
* 180:5 = 36
36 con voi mới nặng bằng 1 con cá voi xanh
- Đại diện 1 cặp trình bày
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV hệ thống lại nội dung đã ôn tập.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 MÔN: TOÁN - LỚP 4 TIẾT 1
	 CHỦ ĐỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài 38: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (Tiết 10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được việc tái hiện các kiến thức, kĩ năng đã học; nhận biết tính hệ thống của một số kiến thức đã học
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống liên quan đến nội dung thuộc ba mạch kiến thức
- HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết các vấn đề toán học; mô hình hóa toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” để khởi động:
+ Chuẩn bị: viên kẹo
+ Tiến hành chơi: các bạn trong nhóm cùng nhau hát bài “Tập tầm vong”, một bạn đố, các bạn còn lại đoán xem viên kẹo nằm ở tay nào. Ai đoán đúng nhiều nhất thì thắng cuộc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Luyện tập
- Mục tiêu: Kiểm đếm được số lượng và ghi lại kết quả. Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột
- Cách tiến hành:
Bài 1: 
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn que nào dài hơn”
+ Chuẩn bị: 2 que cùng loại; một que dài, một que ngắn
+ Tiến hành chơi: 
 * Một bạn cầm que, ba bạn còn lại dự đoán que dài hơn bằng cách chỉ vào que mình dự đoán.
 * Sau khi bạn giữ que bật các ngón tay che que, bạn nào đoán đúng thì vẽ 1 vạch vào bảng con.
 * Đổi bạn, giữ que và tiến hành như trên
 * Cuộc chơi dừng lại khi mỗi bạn giữ que 3 lần
 * Kiểm đếm xem bạn nào đoán đúng nhiều nhất thì thắng cuộc
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài và nhận biết việc cần làm
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi
- Thảo luận: 
+ Biểu đồ nói về cái gì?
+ Có bao nhiêu bạn
+ Số giờ các bạn chơi nhìn vào đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện
+ Số giờ chơi trò chơi điện tử của một nhóm bạn trong một tuần
+ 5 bạn
+ Cột số bên trái
- HS trình bày kết quả, giải thích cách trả lời:
+ a) Sơn: 4 giờ; Tú: 2 giờ; Tuấn: 5 giờ; Nga: 1 giờ; Nhã: 3 giờ
+ b) Thời gian chơi của Tuấn nhiều nhất, Nga ít nhất
c) (4+2+5+1+3):5=3, trung bình mỗi bạn chơi 3 giờ trong một tuần
d) Có 2 bạn chơi nhiều hơn 3 giờ trong một tuần
- HS lắng nghe
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc văn bản để nhận biết các thông tin
- GV hỏi HS:
+ Năm nay em bao nhiêu tuổi?
+ Mỗi tuần em chỉ nên chơi trò chơi điện tử mấy giờ?
+ Điều đó mang lại lợi ích gì cho việc vận động và kết quả học tập?
+ Nếu chơi trò chơi điện tử nhiều hơn 2 giờ mỗi tuần thì tác hại là gì?
- Nhận xét, tuyên dương
- Về nhà, bàn bạc với người thân về việc đặt thời gian biểu cho các hoạt động giải trí
+ Liệt kê các hoạt động giải trí sẽ tham gia
+ Dự định khoảng thời gian cho mỗi hoạt động
+ Đặt thời gian biểu cụ thể theo các ngày trong tuần và thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của mỗi hoạt động
HS trả lời
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
MÔN: TOÁN - LỚP 4 TIẾT 2,3,4
CHỦ ĐỀ: SỐ TỰ NHIÊN
Bài 39: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM (3 Tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS ôn tập: hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
Vận dụng vẽ cây nêu ngày Tết.
_ HS có cơ hội phát triển các năng lực giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hoá toán học và phẩm chất yêu nước.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- GV và HS: Giấy trắng không có dòng kẻ, thước thẳng, ê-ke, bút chì, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV có thể cho HS chơi “Tôi bảo” để kiểm tra dụng cụ học tập của các em.
Câu 1: “Tôi bảo” “Tôi bảo”!!
Câu 2: Tôi bảo các em đưa thước lên
Câu 3: Tiếp tục trò chơi với các dụng cụ khác
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi trò chơi
Đáp án câu 1: Bảo gì ? Bảo gì?
Đáp án câu 2: Các em cùng đưa thước: Thước đây! Thước đây!
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Luyện tập
- Mục tiêu: Ôn lại cách dùng ê-ke để nhận biết hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo tổ
- Một vài HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, kết luận
- Mỗi tổ họp lại chia sẻ cách dùng ê-ke để nhận biết hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Một vài HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, góp ý
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. 
– HS cùng nhau tìm hiểu, nhận biết bốn yêu cầu của bài và hoạt động nhóm
Bước 1: Sử dụng thước thẳng vẽ 1 đường thẳng (a) phía cuối trang giấy.
Bước 2: Sử dụng ê-ke vẽ một đường thẳng (b) ở giữa trang giấy và vuông góc với đường thẳng (a).
b c
a
Bước 3: Vẽ đường thẳng (c) song song với đường thẳng (b).
Bước 4: Vẽ hai đường thẳng (d, e) vuông góc với đường thẳng (b) và đường thẳng (g) song song với đường thẳng (b)
Bước 5: Vẽ hai đường chéo (như hình vẽ), dùng gôm xoá hết các chữ và những nét vẽ thừa.
Bước 6: Vẽ thêm các chi tiết và tô màu.
Hoạt động 2.
- GV tổ chức cho HS trưng bày tác phẩm của mình theo tổ (mỗi tổ/góc lớp)
- GV có thể vận dụng phương pháp góc tổ chức cho HS xem tranh vẽ của các bạn và bình chọn: bức tranh có nét vẽ thẳng, vẽ các đường thẳng vuông góc và song song đúng, tô màu đẹp, các chi tiết trang trí thêm đẹp giúp bức vẽ sinh động hơn.
- GV tổng kết.
- Nhận xét, tuyên dương
- Đọc yêu cầu
- HS hoạt động theo nhóm bốn
a
b c
d
e
g
a
 Cây nêu ngày Tết
- HS trưng bày tác phẩm của mình theo tổ
- HS đi tham quan tác phẩm của các bạn
- Nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp nhất
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 MÔN: TOÁN - LỚP 4 TIẾT 5
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HKI
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_hoc_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1_nam.docx