Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động “Chào đón năm mới” của nhà trường.
2. Năng lực:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tham gia vào các hoạt động Hội diễn văn nghệ chào năm mới của nhà trường tổ chức.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tập dợt HS tiết mục văn nghệ, nhạc văn nghệ; clip ngắn về việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hóa, câu liễng, đồ trang trí, hoa mai giấy, bao lì xì.; bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Nghi lễ:
- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
2. Nhận xét công tác tuần:
- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp.
- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17
TUẦN 17 Hoạt động trải nghiệm Tiết 49: SINH HOẠT DƯỚI CỜ HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO NĂM MỚI (Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động “Chào đón năm mới” của nhà trường. 2. Năng lực: - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tham gia vào các hoạt động Hội diễn văn nghệ chào năm mới của nhà trường tổ chức. 3. Phẩm chất - Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: tập dợt HS tiết mục văn nghệ, nhạc văn nghệ; clip ngắn về việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hóa, câu liễng, đồ trang trí, hoa mai giấy, bao lì xì...; bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Nghi lễ: - Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng - Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện 2. Nhận xét công tác tuần: - Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp. - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới. - Nhận xét của Ban giám hiệu. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: - TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Chào năm mới” - TPTĐ mời lần lượt các lớp lên trình diễn tiết mục văn nghệ chào năm mới. - HS lên trình diễn, những bạn khác xem và cổ vũ. - TPTĐ bình chọn các tiết mục văn nghệ các giải nhất, nhì, ba bằng cách cho các em giơ tay. - Mời HT, HP trao thưởng cho các lớp có tiết mục văn nghệ hay. 4. Giao nhệm vụ: - TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị tranh/ ảnh về các hoạt động “Chào đón năm mới” Hoạt động trải nghiệm Tiết 50: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - HS hiểu được mối quan hệ giữa người mua – người bán trong hoạt động mua bán. - Nhận diện được giá trị của các loại tiền ở Việt Nam với các mệnh giá khác nhau. - Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa. 2. Năng lực: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa; Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện được kế hoạch Hội chợ Xuân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm . - Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ trong các hoạt động học tập. Hợp tác chia sẻ có trách nhiệm với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Tranh trang 46,47 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Nhận diện – Khám phá: * Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới * Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Ngày tết quê em) * Hoạt động 2: Kể tên một số việc làm giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn * Mục tiêu: HS ôn lại nội dung bài cũ, kết nối kiến thức vào bài học mới * Cách tiến hành: Gọi HS chia sẻ một số việc làm phù hợp để chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống - GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học 2. Tìm hiểu – mở rộng: * Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Đi chợ”. * Mục tiêu: Giúp HS hiểu được rõ về người mua và người bán. - Nhận biết được một số loại hàng hóa. * Cách tiến hành: GV phổ biến luật choi: - GV mời khoảng 5 - 6 HS lên bảng đóng vai người đi mua hàng, các bạn HS cuối lớp sẽ là người yêu cầu các mặt hàng cần mua. Người mua xếp thảnh 1 hàng ngang, tay phải của người này đặt lên tay trái của người kia theo thứ tự tay trái ngửa - tay phải ủp. - Khi HS dưởi lớp hô “Đi chợ! Đi chợ!”, người mua hàng sẽ đáp “Mua gỉ? Mua gi?”. HS cả lớp sẽ gội tên các món hàng cần mua (vỉ dụ: Mua rau! Mua rau!), người mua nhanh chóng bẳt lấy tay của bạn bên cạnh. Nếu bạn nào không bắt được tay bạn bên cạnh là không mua được món hàng theo yêu cầu thì bạn đó sẽ bị dừng chơi và chịu hình phạt theo yêu cầu của cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi chợ?”. - GV yêu cầu HS kể tên những mặt hàng đã được nhắc đến trang trò chơi. - GV hỏi trong cuộc sống, khi đi chợ hay khi muốn mua bất kì một loại sản phẩm nào đó thì người ta sẽ sử dụng cái gì để mua được sản phẩm đó? - GV nhận xét và rút kết luận *Kết luận: trong cuộc sống, khi đi chợ hay khi muốn mua bất kì một loại sản phẩm nào đó thì người ta sẽ sử dụng tiền để mua được sản phẩm đó. * Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hoá * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết sử dụng tiền trong việc trao đổi hàng hóa.. * Cách tiến hành: - GV giảng : Ngày xưa, người ta dùng hàng để đổi lấy hàng. Ví dụ người ta lấy gạo để đổi lấy thịt, lấy trứng để đổi lấy rau... Nhưng sau đó, để thuận tiện hơn, người ta sử dụng tiền trong việc trao đổi hàng hóa. - GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hóa và trả lời câu hỏi: + Đoạn clip nói về điều gì ? + Ai là người sử dụng tiền ? + Người đó sử dụng tiền để làm gì ? - GV yêu cầu HS nhớ lại và chia sẻ một lần em được sử dụng tiền (nhóm đôi) Gơi ý: đó là lúc nào? ở đâu? em đã mua gì? Mua bao nhiêu tiền? ... - GV mời HS chia sẻ trước lớp - GV chốt: Trong xã hội hiện nay, để trao đổi hàng hóa, chúng ta sử dụng tiền. Mỗi một quốc gia sẽ sử dụng một loại tiền riêng. Bài học sau, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tiền Việt Nam. - Nhận xét, tổng kết hoạt động. 4. Đánh giá phát triển: * Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập * Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động. - GV nhận xét, đánh giá chung, dặn HS: Về nhà em hãy cùng bố mẹ tham gia các hoạt động mua bán. - HS hát, vận động theo bài hát - HS chia sẻ trước lớp. - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát và thảo luận - HS nêu -HS lắng nghe. - HS xem và trả lời: + Đoạn clip nói về việc bạn nhỏ mua hàng + Bạn nhỏ là người sử dụng tiền + Bạn dùng tiền để mua sách - HS chia sẻ với bạn (nhóm đôi) - HS chia sẻ trước lớp - HS tham gia tự đánh giá mình, đánh giá bạn trong nhóm - HS nghe, ghi nhớ Hoạt động trải nghiệm Tiết 51: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ NĂM MỚI. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp - HS biết một số đồ dùng để trang trí năm mới - Tham gia được các hoạt động chung của lớp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. - Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị một số đồ dùng trang trí năm mới. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Báo cáo công tác sơ kết tuần: * Hoạt động 1: Sơ kết tuần 17 * Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục * Cách tiến hành: - GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 17 * Hoạt động 2: Chia sẻ * Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua * Cách tiến hành: - Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần. + Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó? + Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất? + Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào? 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tìm hiểu một số đồ dùng để trang trí năm mới. * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số đồ dùng để trang trí năm mới. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 trao đổi về một số đồ dùng để trang trí năm mới mà các em biết. - GV tổ chức cho HS chơi “Bịt mắt đoán vật”. Lần lượt mỗi nhóm sẽ cử 1 bạn lên bịt mắt, dùng tay sờ vật và nghe gợi ý của các bạn trong nhóm để đoán vật đó là gì. - GV giới thiệu: Đây là các đồ dùng để trang trí năm mới. - GV yêu cầu HS nêu thêm một số đồ dùng để trang trí năm mới mà em biết. Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 18 * Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau. * Cách tiến hành: - GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương. - GV dẫn dắt: Lớp mình sẽ tổ chức Hội chợ Xuân. Mỗi nhóm hãy suy nghĩ và lựa chọn sản phẩm mà nhóm sẽ làm để bán trong Hội chợ Xuân. - GV tổ chức cho HS viết vào bảng sản phẩm mà nhóm chọn. - GV cho các nhóm thảo luận và viết vào bảng nhóm những vật liệu cần chuẩn bị để thực hiện sản phẩm; phân công cho từng thành viên chuẩn bị vật liệu gì. - GV cho các nhóm dán bảng nhóm xung quanh lớp và dặn dò HS chuẩn bị vào tiết học sau. - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. - Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực - Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục. - HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần. - HS chia sẻ ý kiến cá nhân - HS trao đổi chia sẻ trong nhóm - HS đoán: câu liễng, đồ trang trí, hoa mai giấy, bao lì xì... - HS nêu - HS viết vào bảng sản phẩm mà nhóm chọn. - HS thảo luận và viết vào bảng nhóm những vật liệu cần chuẩn bị để thực hiện sản phẩm; phân công cho từng thành viên - HS dán bảng nhóm xung quanh lớp. - HS lắng nghe và thực hiện
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_hoat_dong_trai_nghiem_2_chan_troi_sang_ta.docx