Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động vui Trung thu của nhà trường.
2. Năng lực:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tham gia vào các hoạt động vui Trung thu của nhà trường tổ chức.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát: Chiếc đèn ông sao
- Cây hoa dân chủ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3
TUẦN 3 Hoạt động trải nghiệm Tiết 7: SINH HOẠT DƯỚI CỜ HOẠT ĐỘNG VUI TRUNG THU (Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động vui Trung thu của nhà trường. 2. Năng lực: - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tham gia vào các hoạt động vui Trung thu của nhà trường tổ chức. 3. Phẩm chất - Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định. II. CHUẨN BỊ: - Bài hát: Chiếc đèn ông sao - Cây hoa dân chủ III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Nghi lễ: - Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng - Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện 2. Nhận xét công tác tuần: - Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp. - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới. - Nhận xét của Ban giám hiệu. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: - TPTĐ mở nhạc bài Chiếc đèn ông sao và yêu cầu HS toàn trường hát theo. - Bài hát Có tên là gì? – HSTL “Chiếc đèn ông sao” - TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Vui Trung thu” - Các em có biết đêm Trung thu diễn ra vào ngày, tháng nào không? – HS nêu ngày 15/8 âm lịch. - Món đồ chơi mà trẻ em thường sử dụng vào đêm Trung thu là gì? – HS trả lời: đèn lồng. - Vào đêm Trung thu thường có các nhân vật nào? Chú Cuội và Chị Hằng. - Vào đêm Trung thu các bạn nhỏ thường làm gì? Các bạn nhỏ đi rước đèn, phá cỗ - Em hãy kể một số loại bánh kẹo và quả thường có trong mẫm cỗ Trung thu mà em biết? Quả bưởi, quả hồng, bánh nướng, bánh dẻo. - Em có thích Trung thu không? - GV mời 1, 2 HS chia sẻ về đêm Trung thu đã được tổ chức ở địa phương. (1, 2 HS chia sẻ) - Trò chơi “Hái Hoa dân chủ”: GV chuẩn bị một số câu hỏi gắn vào các bông hoa, gọi HS lên hái bông hoa và đọc câu hỏi sau đó trả lời. - GV nhận xét, phát động các Hội thi của nhà trường đến HS. (HS lắng nghe và chuẩn bị). 4. Giao nhệm vụ: - TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trang trí đèn ông sao và mâm cỗ trưng bày đêm Trung thu. Hoạt động trải nghiệm Tiết 8: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - HS điền được các việc cần làm vào Bảng tự theo dõi của mình. - Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn. - Năng lực thích ứng với cuộc sống nhận diện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Tranh trang 11 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Nhận diện – Khám phá: * Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới * Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Lớp chúng mình đoàn kết) * Hoạt động 2: Kể tên một số việc đã làm để xây dựng hình ảnh cá nhân * Mục tiêu: HS ôn lại nội dung bài cũ, kết nối kiến thức vào bài học mới * Cách tiến hành: Gọi HS chia sẻ những việc đã làm để xây dựng hình ảnh cá nhân - GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học 2. Tìm hiểu – mở rộng: * Hoạt động 5: Lập bảng theo dõi việc làm của em để xây dựng hình ảnh bản thân * Mục tiêu: Giups HS lập được bảng tự theo dõi việc làm của bản thân để có kế hoạch sinh hoạt, học tập khoa học. * Cách tiến hành: - GV đưa bảng mẫu - HS hát, vận động theo bài hát - HS chia sẻ trước lớp: Đi ngủ đúng giờ, vui vẻ với mọi người, giúp đỡ bạn bè, người thân, chặm chỉ học tập BẢNG TỰ THEO DÕI VIỆC LÀM CỦA EM Việc làm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bẩy Chủ nhật Tổng kết Tập thể dục Đọc sách Giúp đỡ bạn Tự dọn phòng . - Yêu cầu HS tự hoàn thiện bảng và ghi tên các việc làm của bản thân, sau đó đánh dấu x tương ứng với việc làm vào các ngày trong tuần. - Sau khi HS điền xong, yêu cầu chia sẻ trong nhóm 4 với bạn. - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi HS * Hoạt động 6: Thực hành giao tiếp với bạn * Mục tiêu: HS đưa ra nhận xét các việc làm trong tranyh từ đó biết nói những lời phù hợp với bạn. * Cách tiến hành: - GV đưa tranh, giới thiệu và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 nêu nội dung tranh vẽ. - Gọi các nhóm trình bày - Nhận xét và nêu lại nội dung tranh vẽ - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn gái tranh 1 và bạn nam ngồi đọc sách trong tranh 2? - Khi bạn khóc hay buồn, em nên làm gì? - GV nhận xét câu trả lời của HS và khen ngợi. 3. Thực hành, vận dụng: * Hoạt động: Sắm vai, xử lí tình huống * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào xử lí tình huống từ đó biết nói và làm những việc phù hợp khi giao tiếp với bạn. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm + Nhóm 1, 2: Xử lí tình huống tranh 1 + Nhóm 3,4: Xử lí tình huống tranh 2 + Nhóm 4, 5,6: Tình huống tranh 3 - GV quan sát, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn - Gọi các nhóm lên đóng vai - GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS đưa ra cách xử lí tình huống tốt. - Khi giao tiếp cùng bạn, em cần làm gì? 4. Đánh giá phát triển: * Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập * Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động. - HS theo dõi hướng dẫn của GV. Tự hoàn thiện bảng theo các việc làm cá nhân đã làm - HS chia sẻ kết quả cả nhân với bạn. Các thành viên trong nhóm góp ý cho nhau. - 3,4 HS chia sẻ trước lớp. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận + Tranh 1: Các bạn xếp hàng chơi nhảy dây thì có 1 bạn chen hàng. + Tranh 2: Các bạn đang dọn vệ sinh và chăm sóc vườn hoa. 1 bạn ngồi đọc sách trong khi các bạn khác đang làm. + Tranh 3: Bạn nhỏ đang khóc trong lớp học. - Việc làm của 2 bạn chưa tốt, chưa thể hiện sự đôàn kết, chia sẻ voiwes bạn. - Cần an ủi, động viên, hỏi thăm bạn. - HS chia nhóm theo tổ (Nhóm 4) đóng vai, xử lí tình huống theo nhiệm vụ được giao - Các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống - Các nhóm HS khác nhận xét, góp ý - Khi giao tiếp với bạn, em cần nói những lời phù hợp, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện, đoàn kết và chia sẻ cùng bạn. - HS tiến hành đánh giá bản thân và bạn trên phiếu đánh giá PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ và tên: Lớp: HTT: ¶¶¶ HT: ¶¶ CHT: ¶ STT Nội dung đánh giá Em tự đánh giá Bạn đánh giá em 1 Lập được bảng theo dõi việc làm cá nhân. 2 Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập. 3 Nói lời phù hợp với bạn khi giao tiếp. - GV nhận xét, đánh giá chung, dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. - HS nghe, ghi nhớ Hoạt động trải nghiệm Tiết 9: SINH HOẠT LỚP: THAM GIA VUI TRUNG THU Ở LỚP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp - Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi tham gia họt động trang trí mâm cỗ Trung thu. - Tham gia được các hoạt động chung của lớp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Câu chuyện Sự tích đêm Trung thu - Hoa, quả trang trí. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Báo cáo công tác sơ kết tuần: * Hoạt động 1: Sơ kết tuần 2 * Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục * Cách tiến hành: - GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 2 * Hoạt động 2: Chia sẻ * Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua * Cách tiến hành: - Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần. + Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó? + Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất? + Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào? 2. Sinh hoạt theo chủ đề: * Hoạt động 1: Câu chuyện Sự tích đêm Trung thu * Mục tiêu: Giúp HS biết được ý nghĩa đêm Trung thu * Cách tiến hành: - GV mở video hoặc kể câu chuyện Sự tích đêm Trung thu và giúp HS hiểu ý nghĩa của câu chuyện * Hoạt động 2: Vui Trung thu * Mục tiêu: Tổ chức cho HS hát, đọc thơ về chủ đề Trung thu và phá cỗ. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thi hát, đọc thơ về chủ đề Trung thu - Nhận xét, khen ngợi HS. - Tổ chức cho HS liên hoan, ăn bánh kẹo, hoa quả đã chuẩn bị sẵn. 3. Thảo luận kế hoạch tuần 4: * Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 4 * Mục tiêu: Đề ra phương hướng tuần 4 và giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, hướng dẫn, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ và ghi nhận sự cố gắng của HS - GV gọi HS đề xuất phương hướng, kế hoạch của tuần 4 - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị các bài hát về chủ đề “Em và mái trường mến yêu” - Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục. - HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần. - HS chia sẻ ý kiến cá nhân - HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện - Các tổ cử đại diện múa, hát, đọc thơ - HS ngồi theo hướng dẫn của GV - HS nghe - HS chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe và thực hiện
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_hoat_dong_trai_nghiem_2_chan_troi_sang_ta.docx