Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách”
- Có kĩ năng lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích và biết trao đổi với bạn cuốn sách về môi trường mà em thích nhất.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn cuốn sách mà em thích nhất; tích cực tham gia vào các hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách”.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong việc tạo thói quen đọc sách và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
- Các góc trưng bày và giới thiệu sách/truyện.
- Phần thưởng cho HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30
TUẦN 30 Hoạt động trải nghiệm Tiết 88: SINH HOẠT DƯỚI CỜ THAM GIA HOẠT ĐỘNG “NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH” (Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách” - Có kĩ năng lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích và biết trao đổi với bạn cuốn sách về môi trường mà em thích nhất. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn cuốn sách mà em thích nhất; tích cực tham gia vào các hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách”. 3. Phẩm chất - Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong việc tạo thói quen đọc sách và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm. II. CHUẨN BỊ: - Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường. - Các góc trưng bày và giới thiệu sách/truyện. - Phần thưởng cho HS. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Nghi lễ: - Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng - Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện 2. Nhận xét công tác tuần: - Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp. - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới. - Nhận xét của Ban giám hiệu. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: - TPTĐ giới hiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường. - TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Ngày hội đọc sách”: Câu hỏi giao lưu HS: 1. Để tham gia “Ngày hội đọc sách” lớp em đã có những hoạt động nào? (quyên góp sách, giới thiệu sách hay, tổ chức đọc sách, thi kể chuyện theo sách...) 2. Em thấy việc đọc sách hàng ngày mang lại lợi ích gì cho bản thân? (Giúp cho em có thêm kiến thức về văn học, lịch sử, địa lý, khoa học... hiểu biết thêm về cuộc sống, giúp cho em có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Làm cho em thấy rõ hơn được công lao cha mẹ, thầy cô ; sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, nguồn gốc của nhiều loài vật... làm cho em biết yêu thương, trân trọng mọi người và cuộc sống này...) 3. Em đã tham gia đọc những cuốn sách nào trong tủ sách của lớp hay ở thư viện nhà trường? 4. Em có thích đọc sách không? Vì sao? 5. Em hãy tên 5 câu chuyện Cổ tích Việt Nam mà em biết. 6. Em hãy nêu 1 số cuốn sách viết về Bác Hồ mà em biết.( Búp sen xanh, thời niên thiếu của Bác Hồ, Những người thân trong gia đình Bác Hồ, Những câu chuyện của Bác Hồ, Tuyển tập các bài thơ viết về Bác Hồ...) 7. Em hãy đọc 1 số câu ca dao nói về quê hương đất nước. 8. Em hãy nêu tên một câu chuyện cổ tích nói về công lao của cha mẹ ( Cây vú sữa, kho báu, người mẹ...) 9. Trong những cuốn sách đã đọc em thích nhất là cuốn sách nào? Vì sao? 10. Khi tham gia đọc sách, em cần chú ý điều gì? (Cầm sách đúng cách, lật sách nhẹ nhàng, giữ sách không bị bẩn, đọc xong trả lại góc mượn, sắp xếp sách ngay ngắn) - TPT nhận xét, khen thưởng câu trả lời đúng, hay của HS và phát động hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách” (HS lắng nghe và chuẩn bị). 4. Giao nhiệm vụ: - TPTĐ phân chia khu vực tham gia hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách” cho từng khối lớp. Hoạt động trải nghiệm Tiết 89: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - HS nhận biết được những dụng cụ phù hợp khi lao động. - HS biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về cách sử dụng các dụng cụ lao động. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động khi sử dụng các dụng cụ lao động. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - GV: Một số dụng cụ lao động như tranh trang 77. - HS có thể chuẩn bị những dụng cụ đơn giản: bình tưới cây, khăn lau, găng tay, xô, dầm... III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Nhận diện – Khám phá: * Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới * Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Bé quét nhà) * Hoạt động 2: Kể tên một số việc đã làm để bảo vệ và giữ gìn môi trường * Mục tiêu: HS ôn lại nội dung bài cũ, kết nối kiến thức vào bài học mới * Cách tiến hành: Gọi HS chia sẻ những việc đã làm để bảo vệ và giữ gìn môi trường. - GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học. 2. Tìm hiểu – mở rộng: * Hoạt động 5: Nhận biết được những dụng cụ phù hợp khi lao động * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những dụng cụ phù hợp khi lao động để có thể sử dụng đúng mục đích, đúng cách. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS lần lượt nêu tên từng dụng cụ lao động mà GV và HS đã chuẩn bị. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. * Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội (mỗi đội 5 em) lần lượt ghi tên từng dụng cụ lao động vào nhóm phù hợp. Sau 2 phút, đội nào ghi đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc. Tưới cây Nhổ cỏ Trồng cây, hoa Lau bàn, ghế Bình xịt, bình tưới Dầm, đồ cào Xẻng, dầm, Xô, găng tay, bình tưới Khăn, găng tay, xô - HS hát, vận động theo bài hát. - HS chia sẻ trước lớp: Bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cành, ngắt hoa, dẫm lên thảm cỏ, thấy rác phải nhặt bỏ vào thùng rác,.. - HS lần lượt nêu tên các dụng cụ lao động. - HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn. - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6 nêu cách sử dụng 1 số dụng cụ lao động. Ví dụ: xô dùng để đựng nước, bình tưới dùng để tưới cây, chồi dùng để quét nhà, quét sân,.. - Gọi 1-2 nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 6: Tìm hiểu cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động * Mục tiêu: HS biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động. * Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trao đổi với bạn cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động mà em biết. - GV cho HS 1 phút để quan sát các đụng cụ (có thể vật thật, mô hình hoặc tranh vẽ). - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 để trao đổi về cách sử dụng an toàn các dụng cụ lao động. - GV gọi một số nhóm lên báo cáo trước lớp. - GV kết luận về việc sử đụng an toàn các dụng cụ lao động. Nhiệm vụ 2: Chỉ ra việc sử dụng không an ttoàn một số dụng cụ lao động trong tranh - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 2, hoạt động 6 trong SGK trang 78. - GV yêu cầu từng HS quan sát kĩ hai bức tranh trong SGK và chỉ ra việc sử dụng không an toàn dụng cụ lao động trong hai tranh đó. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để nêu lên những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng dụng cụ lao động theo hai bức tranh. - GV gọi 2-3 nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lưu ý: GV nhắc nhở HS mang đồ dùng cho tiết Sinh hoạt lớp: giấy vụn hoặc chậu cây nhỏ. 4. Đánh giá phát triển: * Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập * Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động. - HS thảo luận nhóm 6 chia sẻ với bạn. Các thành viên trong nhóm góp ý cho nhau. - HS chia sẻ trước lớp. - HS quan sát, thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS đọc nhiệm vụ 2. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm 2. - Các nhóm trình bày. PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ và tên: Lớp: HTT: ¶¶¶ HT: ¶¶ CHT: ¶ STT Nội dung đánh giá Em tự đánh giá Bạn đánh giá em 1 Biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động 2 Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập. 3 Nói lời phù hợp với bạn khi giao tiếp. - GV nhận xét, đánh giá chung, dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. - HS nghe, ghi nhớ Hoạt động trải nghiệm Tiết 90: SINH HOẠT LỚP: THAM GIA HOẠT ĐỘNG “ĐỔI GIẤY LẤY CÂY” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp. - Tích cực tham gia hoạt động “Đổi giấy lấy cây”. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - GV: một số cây xanh. - HS: giấy vụn III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Báo cáo công tác sơ kết tuần: * Hoạt động 1: Sơ kết tuần 29 * Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục * Cách tiến hành: - GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 29. * Hoạt động 2: Chia sẻ * Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua * Cách tiến hành: - Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần. + Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó? + Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất? + Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào? Hoạt động 3: Phương hướng kế hoạch tuần 30 * Mục tiêu: Đề ra phương hướng tuần 30 và giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, hướng dẫn, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ và ghi nhận sự cố gắng của HS - GV gọi HS đề xuất phương hướng, kế hoạch của tuần 30 - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tham gia hoạt động “Đổi giấy lấy cây” * Mục tiêu: HS biết tiết kiệm khi sử dụng giấy và tận dụng giấy không sử dụng vào mục đích khác có ích. * Cách tiến hành: - GV cho HS sắp xếp cây đã được chuẩn bị vào khu vực quy định. - GV tổ chức cho HS tiến hành trao đổi bằng cách mang giấy vụn đã chuẩn bị tập kết vào khu vực quy định. - GV hướng đẫn HS đến khu vực để cây và nhận một cây về chăm sóc. - Giáo dục HS về ý thức tiết kiệm khi sử dụng giấy và biết và tận dụng giấy không sử dụng vào mục đích khác có ích (đổi cây, đổi quà,...) 3. Thảo luận kế hoạch tuần 4: * Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 31 * Mục tiêu: Đề ra phương hướng tuần 31 và giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, hướng dẫn, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ và ghi nhận sự cố gắng của HS - GV gọi HS đề xuất phương hướng, kế hoạch của tuần 31 - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. - Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục. - HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần. - HS chia sẻ ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lần lượt nêu. - HS thực hiện. - BCS lớp phụ trách sắp xếp các góc thu giấy vụn của các bạn. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS nghe. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và thực hiện.
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_hoat_dong_trai_nghiem_2_chan_troi_sang_ta.docx