Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người tin cậy khi cần thiết.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhạn biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc. Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, ban bè khi cần thiết.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

II. CHUẨN BỊ:

- Nội dung chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Nghi lễ:

- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng

- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện

2. Nhận xét công tác tuần:

- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp.

- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.

- Nhận xét của Ban giám hiệu.

 

docx 9 trang chantroisangtao 17/08/2022 12664
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5

Kế hoạch bồi dưỡng Hoạt động trải nghiệm 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 13: SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
 THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN”
(Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người tin cậy khi cần thiết.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhạn biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc. Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, ban bè khi cần thiết.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Nghi lễ:
- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
2. Nhận xét công tác tuần:
- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp.
- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình “Vì một cuộc sống an toàn” theo kế hoạch của nhà trường.
4. Giao nhệm vụ:
- GV nhắc nhở các em lắng nghe để chia sẻ trước lớp các nội dung của chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”.
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 14: SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 
VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người tin cậy khi cần thiết.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhạn biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc. Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, ban bè khi cần thiết.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc.
- Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế.
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Phương pháp và hình thức tổ chức: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c.Cách tiến hành 
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh và yêu cầu HS nêu nội dung của 4 bức tranh.
- GV đặt vấn đề: Các bức tranh các em vừa xem có nội dung về an toàn giao thông. Việc chấp hành tốt luật giao thông sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống an toàn. Vậy để có một cuộc sống an toàn, ngoài việc chấp hành tốt luật giao thông, chúng ta cần phải làm gì nữa, cô và các em cùng tìm hiểu vào bài học ngày hôm nay: Hoạt động trải nghiệm tiết 14: Chủ đề 2 - Vì một cuộc sống an toàn.
2. Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Nghe kể về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc, nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện thì em sẽ xử lý tình huống đó như thế nào.
b. Phương pháp và hình thức tổ chức: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.
c. Các bước tiến hành 
 - GV cho HS xem phim về một bạn nhỏ bị bắt cóc và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong đoạn phim để thảo luận.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi sau khi đã xem đoạn phim:
Câu 1: Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ trong đoạn phim?
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?
Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì? Kết quả ra sao?
Câu 4: Nếu là bạn nhỏ trong đoạn phim, em sẽ xử lí như thế nào?
-  GV yêu cầu báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-  GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
* Hoạt động 2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những địa điểm dễ bị lạc, giải thích được vì sao những địa điểm đó lại dễ bị lạc.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.
c. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk trang 17, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những địa điểm nào dễ bị lạc?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức
- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
-Vì sao trẻ em lại dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó?
- Em hãy tìm thêm những địa điểm dễ bị lạc khác? 
- GV nhận xét, chốt ý lại một số địa điểm khác dễ bị lạc 
- GV cho HS xem phim về một bạn nhỏ đi lạc ở công viên và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong đoạn phim để thảo luận.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 cho biết: Khi đi lạc, cần lưu ý những điều gì?
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, nhận xét, 
- GV chốt ý: Khi bị lạc các em cần:
+ Bĩnh tĩnh, đứng tại chỗ đợi ba mẹ tìm đến
+ Không nói chuyện, đi theo, nhạn quà, đồ ăn, thức uống của người lạ
+ Nếu gặp người than quen thì nhờ người than quen gọi điện thoại cho ba mẹ
+ Tìm gặp bác bảo vệ, chú công an ở nơi mà mình bị lạc
Hoạt động 3: Nhận biết tình huống có nguy cơ bị bắt cóc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, giải thích được vì sao những tình huống đó lại có nguy cơ bị bắt cóc.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.
c.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 18 và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, nhận xét,
- Mở rộng kiến thức: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu thêm một số tình huống trẻ em có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.
- Gv mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chốt ý: Để tránh bị bắt cóc các em cần:
+ Không nói chuyện, tiếp xúc với người lạ
+ Không lên xe của người lạ
+ Không nhận quà, đồ ăn, thức uống của người lạ
+ Không đi một mình ở đường vắng
+ Không mở cửa cho người lạ
+ Không đi thang máy chung với người lạ khi đi một mình
3. Củng cố dặn dò:
- Hôm nay các em học bài gì?
- Gv dặn học sinh chuẩn bị cho bài hôm sau
- HS quan sát và nêu nội dung 4 bức tranh
- xem phim
- HS thảo luận
Câu 1: Trong đoạn phim, bạn nhỏ đã bị người lạ bắt cóc.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến việc bạn nhỏ bị người lạ bắt cóc là: bạn nhỏ không nghe lời mẹ, đã mở cửa cho người lạ.
Câu 3:
- Bạn nhỏ đã giả vờ xin đi vệ sinh để chạy trốn.
- Kết quả: Bạn nhỏ đã trốn thoát khỏi bọn bắt cóc.
Câu 4: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống đó, em sẽ nghe lời mẹ, không mở cửa cho người lạ. 
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Những địa điểm dễ bị lạc:
+ Khu du lịch.
+ Nơi tổ chức lễ hội.
+ Khu vui chơi giải trí.
+ Bến tàu, bến xe.
+ Chợ.
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Vì đây là những nơi tập trung đông người nên trẻ dễ bị đi lạc vì thích khám phá, tò mò những thứ xung quanh.
- Tìm thêm một số địa điểm dễ bị lạc khác:
+ Siêu thị.
+ Công viên.
+ Sở thú.
+ Rạp chiếu phim,...
- Lắng nghe
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc:
+ Đi theo người lạ.
+ Nhận quà của người lạ.
+ Đi một nơi đường vắng.
- Hs đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Đại diện các nhóm chia sẻ
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- HS chia sẻ
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 15: SINH HOẠT LỚP
CHIA SẺ CÁCH GIỮ AN TOÀN CHO BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp.
- Tham gia được các hoạt động chung của lớp.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người tin cậy khi cần thiết.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, ban bè khi cần thiết.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ, chăm học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung tiết sinh hoạt lớp
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Báo cáo công tác sơ kết tuần:
* Hoạt động 1: Sơ kết tuần 5
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục
Cách tiến hành:
- GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 5
* Hoạt động 2: Chia sẻ
Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua
Cách tiến hành:
- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần.
+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó?
+ Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất?
+ Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?
2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi với các bạn trong lớp cách giữ an toàn cho bản thân.
b. Phương pháp và hình thức tổ chức: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.
c. Các bước tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình sgk trang 19 về cách giữ an toàn cho bản thân.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trao đổi với bạn về cách giữ an toàn cho bản thân.
- Gv mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
3. Thảo luận kế hoạch tuần tới:
 * Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.
* Cách tiến hành: 
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường .
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
- Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
+ Nhớ được số điện thoại của bố mẹ. + Biết nhờ những người an toàn giúp đỡ: công an, bộ đội, bảo vệ,...
+ Không được cầm, nhận quà, nhận đồ ăn, thức uống của người lạ.
+ Đeo đồng hồ có chức năng định vị vị trí và có nút bấm khẩn cấp.
+ Nếu người lạ có hành vi tiến đến gần, ôm, bế thì phải hô hoán, hét lớn “bắt cóc...bắt cóc”.
- HS trao đổi với bạn theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở.
- HS lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • docxke_hoach_boi_duong_hoat_dong_trai_nghiem_2_chan_troi_sang_ta.docx