Kế hoạch dạy học Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoàng Kim Sơn

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN - LỚP 4- CTST

TUẦN 1 – TIẾT 1

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS lập được các số trong phạm vi 100000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học.

- Năng lực mô hình hoá toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng:

- GV: Thẻ số — bảng số dùng cho bài tập 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6 (nếu cần).

- HS: Một số tờ tiền dùng cho bài tập 6 (nếu cần).

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG:

 Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học

GV tổ chức cho HS thực hiện Trò chơi: “Đố bạn”

- - HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi - hai em đố nhau.

- GV hướng dẫn và tổ chức tròn chơi:

- GV: Nêu cấu tạo số hoặc đọc số. HS: Viết số ( bảng con) hoặc ngược lại.

2. THỰC HÀNH- LUYỆN TẬP

 

docx 146 trang Thu Lụa 29/12/2023 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoàng Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoàng Kim Sơn

Kế hoạch dạy học Toán 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 11 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoàng Kim Sơn
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
NM 
GV: ĐINH HOÀNG KIM SƠN
NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN - LỚP 4- CTST
TUẦN 1 – TIẾT 1
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS lập được các số trong phạm vi 100000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng.
2. Năng lực chung.
Năng lực tư duy và lập luận toán học. 
Năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực mô hình hoá toán học.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
GV: Thẻ số — bảng số dùng cho bài tập 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
HS: Một số tờ tiền dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học
GV tổ chức cho HS thực hiện Trò chơi: “Đố bạn”
- HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi - hai em đố nhau.
GV hướng dẫn và tổ chức tròn chơi: 
GV: Nêu cấu tạo số hoặc đọc số. HS: Viết số ( bảng con) hoặc ngược lại.
2. THỰC HÀNH- LUYỆN TẬP 
Bài 1: 
« Mục tiêu: Học sinh lập được các số trong phạm vi 100000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng.
« Cách thực hiện: 
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
HS đọc yêu cầu. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu.
HS tìm hiểu mẫu.
• GV nói cấu tạo số: “Số gồm 3 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 5 chục và 9 đơn vị” → HS viết số vào bảng con rồi đọc số, viết số thành tổng.
• GV viết số lên bảng lớp (hoặc dùng bảng con của HS) để vấn đáp và thao tác giúp HS nhận biết giá trị của các chữ số trong một số bằng cách chỉ tay vào chữ số để HS nói.
• HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. 
Ví dụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện những yêu cầu còn lại. 
HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị
Viết số: 68 145
Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm
Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000+ 8 000 + 100 + 40 + 5
b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm
Viết số: 12 200
Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm
Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200
c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị
Viết số: 4 001
Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một
Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1
Lưu ý: Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói.
Bài 2: 
« Mục tiêu: Học sinh nhận biết được quy luật dãy số, tìm được số còn thiếu trong dãy số. 
« Cách thực hiện: 
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV tổ chức HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm:
Dãy các số tròn chục, tròn trăm, tròn chục nghìn;
Các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
è Đếm thêm: câu a — thêm 10; câu b - thêm 100; câu c - thêm 10000.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
Lời giải chi tiết:
a) 4 760 ; 4 770 ; 4 780 ; 4 790 ; 4 800 ; 4 810 ; 4 820.
b) 6 600 ; 6 700 ; 6 800 ; 6 900 ; 7 000 ; 7 100 ; 7 200.
c) 50 000 ; 60 000 ; 70 000; 80 000 ; 90 000 ; 100 000
Lưu ý: Khi sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / dãy số), khuyến khích HS nói cách làm.
Bài 3: 
« Mục tiêu: Học sinh nhận biết được quy luật dãy số, tìm được số còn thiếu trong dãy số. 
« Cách thực hiện: 
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Vài HS lên bảng sửa bài, em khác nhận xét
- GV nhận xét.
Lưu ý: Khi sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, gắn bảng số với thẻ số phù hợp, khuyến khích HS nói tại sao lại gắn như vậy.
- Vài HS lên bảng sửa bài, em khác nhận xét.
Chẳng hạn:
• Bảng A có 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 4 chục nên em chọn thẻ N số 36,240,
• Thẻ M có số 36 024 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 chục và 4 đơn vị nên em chọn bảng D.
Hoặc: hai bảng A và D đều có 30000 nên ta xét hai số 36024 và 36 240.
Số 36024 có 2 chục và 4 đơn vị nên ta chọn bảng D.
Hoạt động nối tiếp
GV đánh giá, nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
Dặn dò tiết sau. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 1 – TIẾT 2
 BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số; biết làm tròn các số đến hàng nghìn.
Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan tiền Việt Nam.
2. Năng lực chung.
Năng lực tư duy và lập luận toán học. 
Năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực mô hình hoá toán học.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
GV: Thẻ số — bảng số dùng cho bài tập 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
HS: Một số tờ tiền dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
GV tổ chức cho HS hát để tạo không khí sôi động cho tiết học.
- Cả lớp hát
2. THỰC HÀNH- LUYỆN TẬP 
Bài 4: 
« Mục tiêu: Học sinh biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số.
« Cách thực hiện: 
GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi, đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ,thảo luận tìm hiểu ví dụ.
Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Lời giải chi tiết:
a) 76 409 < 76 431
b) Ta có 9 747 < 10 748 < 11 251 < 11 750
 Các số sắp xếp theo tứ tự từ bé đến lớn là 9 747 ; 10 748 ; 11 251 ; 11 750
c) 
Với những HS còn hạn chế, GV có thể hướng dẫn các em viết các số theo cột dọc để so sánh thuận lợi.
Lưu ý: Khi sửa bài, GV hệ thống các cách so sánh số:
• Số có ít chữ số hơn thì bé hơn.
• Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải.
Cặp chữ số đầu tiên khác nhau → Kết luận.
• Trên tia số: Số bên trái bé hơn số bên phải.
Bài 5:
« Mục tiêu: Học sinh biết làm tròn các số đến hàng nghìn. 
« Cách thực hiện: 
GV cho HS đọc yêu cầu: “Làm tròn số rồi nói theo mẫu”.
GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu ví dụ, dựa vào cách làm tròn số đã biết, nhận xét:
- HS tìm hiểu ví dụ theo nhóm đôi dưới sự hướng dẫn của GV. 
Số được làm tròn đến hàng nào: Chục
Cần quan sát chữ số hàng nào? Đơn vị
- Hàng đơn vị: Các chữ số nào thì giữ nguyên chữ số hàng chục? 1,2,3,4
- Các chữ số nào thì thêm 1 vào chữ số hàng chục? 5,6,7,8,9
- Sau khi làm tròn số, ta được số nào? Tròn chục
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
a) Làm tròn số 356 đến hàng chục thì được số 360.
 Làm tròn số 28 473 đến hàng chục thì được số 28 470
b) Làm tròn số 2 021 đến hàng trăm thì được số 2 000.
 Làm tròn số 76 892 đến hàng trăm thì được số 76 900
c) Làm tròn số 7 428 đến hàng nghìn thì được số 7 000.
 Làm tròn số 16 534 đến hàng nghìn thì được số 17 000.
Lưu ý: Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói theo mẫu và giải thích.
Ví dụ: Làm tròn số 81425 đến hàng nghìn thì được số 81000.
Làm tròn số đến hàng nghìn, cần quan sát chữ số hàng trăm, chữ số hàng trăm là chữ số 4, giữ nguyên chữ số hàng nghìn. Sau khi làm tròn số ta được số tròn nghìn.
Bài 6:
« Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến tiền Việt Nam.
« Cách thực hiện: 
GV cho HS đọc yêu cầu.
HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu.
HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để nhận biết thứ tự việc cần làm:
a) Đếm thêm theo mệnh giá tờ tiền — Xác định tổng số tiến.
b) Thực hành chọn hộp bút chì màu phù hợp với số tiền.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
Lời giải chi tiết:
a) Trong hình trên có tổng số tiền là:
20 000 + 10 000 + (5 000 × 2) + (2 000 × 3) + 1 000 = 47 000 (đồng)
b) Ta có 47 000 > 46 000
Vậy với số tiền 47 000 đồng ta có thể mua được hộp bút có giá 46 000 đồng/hộp.
Lưu ý: Khi sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc treo hình vẽ) cho HS trình bày cách làm. GV cũng có thể cho HS đếm trực tiếp các tờ tiền thật.
C. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
« Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan.Thử thách
GV giúp HS xác định yêu cầu.
HS xác định yêu cầu.
GV tổ chức HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm:
- HS làm việc nhóm bốn để hoàn thành nhiệm vụ. 
Các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
Lời giải chi tiết:
a) Ta có dãy số đã cho gồm các số tăng dần 10 đơn vị.
Vậy con ốc sên màu hồng che số 34 542.
b) Ta có dãy số đã cho gồm các số tăng dần 100 đơn vị.
Vậy con ốc sên màu vàng che số 68 025; con ốc sên màu xanh che số 68 225.
- Các nhóm chia sẻ kết quả làm việc.
→ Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100.
Lưu ý: Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm.
Hoạt động nối tiếp
GV đánh giá, nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
Dặn dò tiết sau. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 1 – TIẾT 3
 BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
HS vận dụng kiến thức đã học, lập được các số trong phạm vi 100000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng, biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số; biết làm tròn các số đến hàng nghìn.
Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài. 
2. Năng lực chung.
Năng lực tư duy và lập luận toán học. 
Năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực mô hình hoá toán học.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
GV: Thẻ số — bảng số dùng cho bài tập 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
HS: Một số tờ tiền dùng cho bài tập 6 (nếu cần).
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ Y ... ...........................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 11 – TIẾT 54
Bài 25: TRIỆU – LỚP TRIỆU (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết các hàng trong lớp triệu; đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số có nhiều chữ số; giới thiệu các số tròn triệu, chòn chục triệu, tròn trăm trong phạm vi các số có 9 chữ số.
- Vận dụng để đọc các thông tin trong bảng thống kê số liệu 
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: đồ dùng hoc số; bảng cho nội dung Cùng học; hình ảnh mục Thử thách (nếu cần). 
HS: Bộ đồ dùng học số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
-T/C Ai nhanh Ai đúng
+TBHT điều hành
 - HS tham gia chơi 
- 2HS lên bảng điền vào bảng, phân tích ai làm nhanh và đúng trước sẽ thắng.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương bạn làm đúng.
- Lớp theo dõi nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động Luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm bài tập 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức Luyện tập
Bài 1: Đọc các số sau:
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: đọc số 
 - Sửa bài, khuyến khích HS nói vị trí các chữ số theo lớp 
Ví dụ: Mỗi nhóm/ số
a. 1 HS đọc số - 1 HS nói vị trí các chữ số theo lớp 
+ Đọc số: “Năm triệu”
+ Nói vị trí các chữ số theo lớp:
Số 5 000 000 có lớp triệu là chữ số 5; lớp nghìn là ba chữ số 0; lớp đơn vị là ba chữ số 0.
a. 5 000 000 : Năm triệu
b. 30 018 165 : Ba mươi triệu không trăm mười tám nghìn một trăm sáu mươi lăm
c. 102 801 602 : Một trăm linh hai triệu tám trăm linh một nghìn sáu trăm linh hai
 Bài 2: Viết các số sau:
a. Năm mươi tám triệu bốn trăm nghìn 
a) Năm mươi tám triệu bốn trăm nghìn : 58 400 000
b). Một trăm triệu không trăm linh năm nghìn một trăm
b) Một trăm triệu không trăm linh năm nghìn một trăm : 100 005 100
c. Ba triệu không nghìn không trăm mười ba
c) Ba triệu không nghìn không trăm mười ba : 3 000 013
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài
- GV sửa bài, khuyến khích nhiều HS nói cấu tạo số 
Ví dụ: 
a. Số 58 400 000 gồm 5 chục triệu, 8 triệu và 4 trăm nghìn 
Bài 3: Viết số thành tổng theo các hàng 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài
- GV có thể gợi ý các bước cho HS thực hiện theo mẫu: 
 Viết số ra bảng con 
 Phân tích cấu tạo số à viết thành tổng 
- GV sửa bài, khuyến khích HS nói nhiều
) 6 841 603 = 6 000 000 + 800 000 + 40 000 + 1 000 + 600 + 3
b) 28 176 901 = 20 000 000 + 8 000 000 + 100 000 + 70 000 + 6 000 + 900 + 1
c) 101 010 101 = 100 000 000 + 1 000 000 + 10 000 + 100 + 1
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Bài 4: Bảng dưới đây cho biết số liệu về sản lượng cá diêu hồng và cá tra xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long trong 8 tháng đầu năm 2021 (đơn vị tính: kg)
Dựa vào bảng trên, em hãy đọc số liệu chỉ sản lượng cá đã xuất khẩu của:
a) Cá diên hồng - a) Cá diên hồng: 13 325 000 kg
b) Cá tra - b) Cá tra: 47 765 700 kg
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài 
Lưu ý: Đọc số gắn với tên đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam
Thử thách
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu bài học. 
- HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: đọc số đo diện tích và viết số đo khối lượng ( theo thông tin thu thập được) 
- GV có thể nói thêm về tỉnh Vĩnh Long 
. Hoạt động nối tiếp:(1 phút)
- Về nhà xem lại bài tập để nắm kĩ kiến thức.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 11 – TIẾT 55
BÀI 26: ĐỌC, VIẾT CÁC SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS sử dụng mười chữ số để viết số tự nhiên trong hệ thâp phân; đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tự nhiên trong hệ thập phân; phân biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Vận dụng để đọc các thông tin trong đời sống thực tế
- HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV và HS: Bộ đồ dùng học số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
- Trò chơi “Tôi bảo”
- GV gọi vài em đọc số → GV viết số lên bảng ( chú ý sao cho các số viết trên bảng có sử dụng đầy đủ mười chữ từ 0 đến 9)
- GV đưa thẻ từ có số “96208984” và nói: “Đây là dân số Việt Nam năm 2019”
- GV yêu cầu HS đọc số 
2. Hoạt động Khám phá, hình thành kiến thức mới
 Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân 
a. Mục tiêu: HS sử dụng mười chữ số để viết số tự nhiên trong hệ thâp phân; đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tự nhiên trong hệ thập phân; phân biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp
2.1 Hoạt động 1: Giới thiệu số tự nhiên trong hệ thập phân
- GV yêu cầu HS thực hiện:
 đơn vị = 1 chục  chục = 1 trăm 
 trăm = 1 nghìn  nghìn = 1 chục nghìn
  chục triệu = 1 trăm triệu 
- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày ( mỗi nhóm/ yêu cầu )
- GV kết luận 
+ Các số được viết trên bảng là các số tự nhiên 
 GV viết: 0;1;2;3;4;5;;100;;1000; là các số tự nhiên
+ Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó 
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm 
 Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 
2.2. Hoạt động 2: Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thực hiện 
+ Mỗi số ở trên bảng có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào? Mỗi hàng viết mấy chữ số? Giá trị từng chữ số? 
+ Đọc số ở trên bảng. Đọc theo thứ tự nào?
- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày ( mỗi nhóm/ yêu cầu) → GV có thể ghi tóm tắt lên bảng 
+ Viết số: Dùng mười chữ số từ 0 đến 9 để viết các số tự nhiên, mỗi hàng viết một chữ số.
+ Đọc số: theo thứ tự các lớp, các hàng từ trái sang phải 
- GV đọc số 
- HS viết số, nói số chữ số, tên các chữ số thuộc hàng – lớp, giá trị các chữ số theo hàng
 + Ví dụ: GV: “chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư” 
+ HS: 96 208 984 
→ có 8 chữ số
→ lớp triệu gồm các chữ số 9 và 6; lớp nghìn gồm các chủ số 2; 0 và 8; lớp đơn vị gồm các chủ số 9; 8 và 4
→ chủ số 9 ở hàng chục triệu có giá trị là 90000000; chữ số 6 ở hàng triệu có giá trị là 6000000; chữ số 2 ở hàng trăm nghìn có giá trị là 200.000, chữ số 0 ở hàng chục nghìn có giá trị là 0; chữ số 8 ở hàng nghìn có giá trị là 8000; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900; chữ số 8 ở hàng chục có giá trị là 80; chữ số 4 ở hàng đơn vị có giá trị là 4.
3. Hoạt động Thực hành, luyện tập 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân – Bảng con
Thực hành
Bài 1: Đọc các số sau:
a. 430 b. 27403 c. 151038000 d. 3000009
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: đọc số
- HS làm bài theo nhóm đôi
- HS thực hiện 
- GV sửa bài, khuyến khích HS nói vị trí và giá trị các chữ số theo hàng - lớp. Ví dụ: Mỗi nhóm/ số.
→ Đọc các số theo thứ tự nào? (từ trái sang phải)
a) 1 HS đọc số – 1 HS nói.
• Đọc số: “Bốn trăm ba mươi”.
• Nói vị trí các chữ số theo lớp:
Số 430 có lớp đơn vị là các chủ số 4; 3 vào 0. Chữ số 4 ở hàng trăm có giá trị là 400, chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 30; chữ số 0 ở hàng đơn vị có giá trị là 0.
Bài 2: Viết các số sau:
a. Bốn trăm linh sáu nghìn hai trăm mười
b. Ba triệu bảy trăm bốn mươi nghìn chín trăm tám mươi mốt
c. Sáu trăm hai mươi lăm triệu không trăm linh ba nghìn ba trăm hai mươi. 
- GV xác định yêu cầu bài 
- HS xác định các việc cần làm: viết số
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
Ví dụ: 1 HS viết số – 1 HS nói cấu tạo số.
a) Số 406 210 gồm 4 trăm nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 1 chục.
- GV sửa bài, khuyến khích nhiều HS nói cấu tạo số.
Lưu ý: GV cũng có thể đọc từng số cho HS viết vào bảng con rồi gọi HS nói cấu tạo số hoặc giá trị của từng chữ số theo đơn vị hàng.
Bài 3: Viết giá trị của mỗi chữ số màu đỏ trong các số sau:
a. 7365 b. 482 c. 6108952 d. 354073614
- GV có thể gợi ý các bước cho HS thực hiện mẫu:
• Viết số ra bảng con.
• Xác định vị trí chữ số màu đỏ (hàng - lớp) →Viết giá trị của chữ số màu đỏ.
- Nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài viết giá trị của chữ số màu đỏ.
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
Ví dụ: a) Số 7365 có chữ số 7 ở hàng nghìn, lớp nghìn → 7000.
– GV sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói.
Lưu ý: GV cũng có thể viết từng số lên bảng lớp, nêu chữ số cho HS viết giá trị của chữ số đó vào bảng con rồi cho vải HS giải thích tại sao lại viết giá trị đó.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Về nhà xem lại bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 12 – TIẾT 56
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_4_chan_troi_sang_tao_tuan_1_den_tuan_1.docx