Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
1. Tùy bút
- Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Ở tùy bút chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.
- Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi )
2. Tản văn
- Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.
- Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
- Nếu sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả thì sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.
3. Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên
Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 Tập 1 - Chân trời sáng tạo 1. Tùy bút - Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Ở tùy bút chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. - Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi) 2. Tản văn - Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật. - Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. - Nếu sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả thì sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. 3. Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. 4. Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. 5. Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học: là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn. 6. Ngôn ngữ văn học: là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm: 1) Giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc. 2) Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa. 3) Tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị. 4) Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. Ngôn ngữ trong tùy bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại; thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả. 3. Cách giải thích nghĩa của từ - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. - Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây: + Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây: Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế. + Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp Bất chợt: chợt Bất an: không yên ổn + Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung. Sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước. - Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. + Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá! Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”. + Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất” Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Chân trời sáng tạo * Trước khi đọc Câu hỏi 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó. Trả lời: - Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). - Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. - Khung cảnh và thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp mộng mơ vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ. Câu hỏi 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản? Trả lời: Nhìn vào nội dung và hình ảnh em đoán nội dung văn bản nói về vẻ đẹp sông Hương của Huế. * Đọc văn bản Trả lời câu hỏi trong khi đọc 1. Suy luận: Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì? - Đoạn văn này miêu tả khúc sông ở thượng nguồn: + Trong đại ngàn Trường Sơn, sông Hương được so sánh “là một bản trường ca của rừng già” với nhiều cung bậc: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” + Sông Hương được ví như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.” 2. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này? Hình ảnh sông Hương ở đoạn này mang một nét đẹp dịu dàng và trí tuệ. 3. Theo dõi: Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả qua đoạn văn này. Qua đoạn văn này tác giả muốn thể hiện nỗi nhớ thương da diết về vẻ đẹp lặng lờ yên ả của sông Hương. 4. Suy luận: Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn “Quả đúng như vậy của những mái chèo khuya”? Sông Hương và Huế có một mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Nền âm nhạc cổ điển Huế được bắt nguồn từ những cảm hứng của người nghệ sĩ trên chính dòng sông này. 5. Suy luận: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” trong đoạn này? Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp hùng tráng, vẻ vang, bởi nó gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta (tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước Đại Việt, soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ vào thế kỉ 18, sống bi tráng cùng những cuộc khởi nghĩa thế kỉ 19, đi vào thời đại CMT8 và lập bao chiến công qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ). * Sau khi đọc Nội dung chính: Văn bản nói về vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương, thấy được bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và những nét duyên dáng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này. Trả lời câu hỏi sau khi đọc: Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thực hiện các yêu cầu dưới đây: a. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa) b. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái “tôi” của tác giả trong văn bản. c. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản. Trả lời: a. - Góc nhìn thiên nhiên: + Ở thượng nguồn: sông Hương vừa mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, tự do (một trường ca, rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, cô gái Di-gan, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng) vừathơ mộng, trữ tình (dịu dàng và say đắm giữađỗ quyên rừng). + Ở ngoại vi thành phố: sông Hương mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình (người gái đẹp nằm ngủ mơ màngđầy hoa dại); chủ động, mãnh liệt, duyên dáng với hành trình tìm kiếm tình yêu (chuyển dòng liên tục, vòng giữa, uốn mình, chuyển hướng, vòng qua, đột ngột vẽ, ôm lấy); trầm mặc, cổ kính (Giữa đám quần sơnnhư triết lí, như cổ thi); bình dị (mặt nước phẳng lặngbát ngát tiếng gà). + Ở trong thành Huế: thủy chung, chỉ thuộc về một thành phố duy nhất là Huế; sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi (kéo nét thẳng thực yên tâm, vui tươi hơn, uốn cánh cung rất nhẹtiếng “vâng” không nói ra của tình yêu); có điệu chảy slow tình cảm dành riêng cho Huế. - Góc nhìn lịch sử: chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám). - Góc nhìn văn hóa: Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế; dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (mang nhiều sắc thái khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu). b. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả trong văn bản là: - "bản trường ca của rừng già", "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức", "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế"... - "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". - "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi". c. Đoạn văn tham khảo phân tích vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn: Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Bằng biện pháp nhân hoá, sông Hương hiện ra tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Theo tác giả, nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội, người ta khó mà hiểu hết cái vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. Có thể nhấn mạnh sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự. Trả lời: * Đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. - Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời. - Yếu tố trữ tình: như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên; nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắngnhỏ nhắn như những vành trăng non. => Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó là: Giúp cho câu văn trở nên trong trẻo, có hồn và có tình hơn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua. * Phân tích đoạn văn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm gi ... ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này. Soạn bài Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết trình - Chân trời sáng tạo Bước 1: Chuẩn bị nghe Trước khi nghe một bài thuyết trình, bạn nên: - Tìm hiểu trong sách, báo, Internet về đề tài của bài thuyết minh. - Suy nghĩ về những gì bạn đã biết và muốn biết thêm về đề tài của bài thuyết trình. - Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép. - Tìm vị trí thích hợp để có thể theo dõi và tương tác tốt với người thuyết trình. Bước 2: Lắng nghe và ghi chép Trong khi nghe thuyết trình, bạn nên: - Tập trung lắng nghe nội dung thuyết trình để hiểu quan điểm của người nói. - Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói: + Các kiểu câu như: Vấn đề thứ nhất là; Quan điểm của tôi là; Tôi nghĩ; Theo tôi + Những nội dung mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ. - Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình để hiểu quan điểm của họ. - Dùng các từ khóa, cụm từ, sơ đồ dàn ý để ghi chép thông tin chính của bài thuyết trình. - Đánh dấu những nội dung chính, thông tin quan trọng, thú vị bằng bút màu, gạch chân, dấu sao - Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung thuyết trình và cách thức thuyết trình. - Ghi những câu hỏi mà bạn muốn trao đổi với người thuyết trình. Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá - Dùng kĩ thuật PMI: + Nêu và khẳng định những điểm tích cực của bài thuyết trình. + Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm bằng giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi. + Khẳng định sự thú vị của bài thuyết trình - Khi trao đổi, bạn nên: + Trước khi nêu câu hỏi: nêu điểm tích cực về nội dung và cách thức thuyết trình, xác nhận lại quan điểm của người nói. + Mạnh dạn nêu câu hỏi về những điều chưa rõ. + Tôn trọng quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân. Bảng kiểm kĩ năng nghe và trao đổi về bài thuyết trình Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Chuẩn bị nghe Tìm hiểu thông tin về đề tài thuyết trình Trong khi nghe Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình Ghi chép tóm tắt nội dung thuyết trình bằng các từ khóa, cụm từ, sơ đồ dàn ý. Đánh dấu những thông tin quan trọng Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung và cách thức thuyết trình. Ghi lại những câu hỏi muốn trao đổi, tranh luận Sau khi nghe Sử dụng kĩ thuật PMI để nhân xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bài thuyết trình về nội dung, cách thức thuyết trình. Có thái độ lịch sự, tích cực khi trao đổi (biết chờ đến lượt mình, xác nhận quan điểm của người nói trước khi trao đổi tôn trọng quan điểm người nói. Trình bày rõ ràng, gãy gọn, mạch lạc vấn đề muốn trao đổi. Soạn bài Ôn tập trang 35 Tập 1 - Chân trời sáng tạo Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen. Trả lời: Điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen là: - Chủ đề: Nói về thiên nhiên. - Cảm hứng: lấy cảm hứng từ vẻ đẹp giản dị, trong trẻo của thiên nhiên, từ đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm của bản thân vào văn bản. Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý sau: dấu hiệu nhận biết sự kết hợp, nội dung tự sự, yếu tố trữ tình, tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc. Trả lời: Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình 1. Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp. - Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình. - Diễn biến sự việc. - 2. Nội dung tự sự - Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc 3. Yếu tố trữ tình - Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản. - 4. Tác động của sự kết hợp. - Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn. - Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả muốn nhắc đến. - Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản. - Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn. Trả lời: - Một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên là: + Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân + Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Vũ Bằng - Cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn: + “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp cận theo từng góc độ: địa lý, văn hóa, lịch sử để lột tả được hết vẻ đẹp của dòng sông Hương. + “Người lá đò sông Đà” – Nguyễn Tuân tiếp cận theo góc độ: từ trên máy bay xuống và khi ngồi trực tiếp trên thuyền tham gia hành trình; để thấy được vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Đà. Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của những từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội. Trả lời: - Phẳng lặng: tĩnh lặng, bình lặng Cách giải thích: Dùng một số từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. - Nhấp nháy: Lóe sáng rồi tắt ngay, một cách liên tiếp. Cách giải thích: Dựa vào nghĩa gốc – nghĩa ban đầu của từ. - Cổ thi: cổ - xưa; thi: thơ, cổ thi có nghĩa là bài thơ xưa. Cách giải thích: Giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. - Chật chội: chỉ không gian chật hẹp, diện tích nhỏ đến mức khó có thể xoay sở. Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ Câu 5 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cho đề bài: Hãy viết văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Yêu cầu: - Lập dàn ý cho đề bài trên. - Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài. Trả lời: * Lập dàn ý: a) Mở bài: - Một loại bánh không thể nào thiếu được trong ngày Tết Trung thu đó chính là chiếc bánh trung thu. - Một loại bánh chất chứa hạnh phúc đầm ấm của gia đình. b) Thân bài: 1. Nguồn gốc, xuất xứ - Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. - Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. - Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. - Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào. - Đến thời Đường trong dân gian có những ngưòi hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. - Tương truyền có một đêm Trung Thu Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là Bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau thứ bánh này có tên là bánh Nguyệt (tên người Trung Quốc đặt) và trở thành bánh Trung Thu khi du nhập vào Việt Nam. 2. Cách làm bánh - Bánh có hai phần: Phần áo và phần nhân. - Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. - Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. - Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. - Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. - Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân 3. Các loại bánh Trung thu - Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái Việt Nam hơn bánh nướng. - Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. - Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất ià tình yêu khắng khít vợ chồng. - Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoa. - Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông. - Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn vói trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao. - Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú. 4. Cách thưởng thức - Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. - Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng. c) Kết bài: - Có chiếc bánh trung thu vào ngày Tết Trung thu thể hiện sự sum họp, hạnh phúc gia đình. - Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn. * Đoạn văn mở bài: Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán và quy trình làm ra chiếc bánh Trung thu cũng thật đáng chú ý. * Một đoạn văn phần thân bài: Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân Câu 6 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì? Trả lời: Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau: - Xác định được đặc điểm nổi bật của một tác phẩm văn học (nội dung, vị trí). - Tìm hiểu rõ thể loại. - Lắng nghe và ghi chép nội dung thuyết trình. - Trình bày và trao đổi ý kiến nếu chưa hiểu hoặc bổ sung.
File đính kèm:
- bai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_1_thong_diep_tu_t.docx