Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 36 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận

- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

3. Nhan đề của văn bản nghị luận.

Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

4. Cách giải thích nghĩa của từ

 

docx 42 trang Thu Lụa 30/12/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Hành trang vào tương lai
Bài 2: Hành trang vào tương lai
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 36 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận
Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.
2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận
- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.
3. Nhan đề của văn bản nghị luận.
Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.
4. Cách giải thích nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.
- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:
+ Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:
+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
- Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ
+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới - Chân trời sáng tạo
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 37 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la-la và chia sẻ với các thành viên trong lớp.
Trả lời:
- Ma-la-la Diu-sa-phdai là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan, được nhận giải thưởng Nô -ben Hòa bình năm 2014.
- Cô là người công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.
- Ngày Ma–la –la là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.
* Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Theo dõi: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong đoạn văn này.
Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:
- Kể các câu chuyện đời thường, theo chuỗi các sự việc:
+ [] Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.
+ Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.
- Diễn đạt, rõ ràng, lời văn gần gũi.
2. Suy luận: Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi” có tác dụng gì?
Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tinh thần mãnh liệt, ý chí quyết tâm của Ma-la-la và mọi người đang đứng dậy kêu gọi và chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Lời kêu gọi của Ma-la-la trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):
Trả lời:
* Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi
- Lí lẽ dẫn chứng:
+ “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”.
+ “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.”
+ 
* Luận điểm 2: Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
+ “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.”
+ “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.”
+ Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.
+ 
* Luận điểm 3: Lời kêu gọi
- Lí lẽ dẫn chứng:
+ “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em []
+ “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.
+ .
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng rõ rệt nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Trả lời:
- Dẫn chứng trong bài viết tạo cho em ấn tượng rõ rệt nhất là: “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Vì câu nói thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của một người phụ nữ dám đứng lên, dám chiến đấu vì quyền lợi của bản thân và của tất cả mọi người xung quanh.
- Dẫn chứng trên đã giúp cho luận đề của văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc và có thuyết phục.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?
Trả lời:
- Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
- Tác giả đã bày tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ cùng sự đồng cảm giữa con người với người làm nổi bật ý chí và mục đích của văn bản.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.
Trả lời:
- Nhan đề của tác phẩm cho chúng ta thấy được vai trò và xứ mệnh của việc học quan trọng như thế nào trong đời sống. Nhan đề có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải phần lớn nội dung của văn bản đến người đọc, người nghe.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích:
- Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại.
- Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt.
- Giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Ma-la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?
Trả lời:
Em thấy đề xuất này là hoàn toàn chính xác:
Chúng ta chỉ có thể mạnh mẽ khi tất cả cùng chiến đấu, chính vì vậy khi phụ nữ bị kìm hãm sức mạnh của chúng ta cũng sẽ giảm đi một nửa. Và để chiến đấu chúng ta phải có trí tuệ, có sức mạnh và sự đồng lòng. Tri thức là nền tảng duy nhất và quan trọng giúp chúng ta có nhận thức, có ý chí và có quyết tâm lật đổ được những kìm hãm nô lệ, những kẻ khủng bố sát hại. Và chỉ có tri thức chúng ta mới có thể tự cứu lấy bản thân mình và những người chúng ta yêu quý.
Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
Trả lời:
- Từ nội dung trong văn bản em liên hệ đến sự việc, hiện tượng trong đời sống mà em đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm là: Hoa hậu Hennie là người Ê đê, theo phong tục của buôn làng, chị phải lấy chồng từ rất sớm. Nhưng chị đã chống lại hủ tục, chăm chỉ học hành và phấn đấu cho tương lai. Hiện tại nhờ vào học thức và tài năng chị đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật.
- Suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội là:
+ Giúp cho con người biết nhận diện đúng sai, lựa chọn đúng đường đi lối bước.
+ Giúp nâng cao dân trí, cải tạo cuộc sống.
Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI - Chân trời sáng tạo
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn quan tâm điều gì về tương lai? Bạn đã trau dồi những kĩ năng gì để chuẩn bị cho tương lai của chính mình?
Trả lời:
- Em quan tâm tương lai: thế giới sẽ thay đổi như thế nào.
- Để chuẩn bị tương lai cho chính mình em đã trau dồi cho mình những kĩ năng:
+ Kĩ năng sinh tồn.
+ Tư duy, phản biện.
* Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Suy luận: Vì sao chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan?
Chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, liên quan là vì: Các kiến thức này có vai trò bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, nó giúp chúng ta thuận lợi hơn trong công việc cũng như xử lí các tình huống trong và ngoài công việc.
2. Theo dõi: Chỉ ra yếu tố thuyết minh sử dụng trong đoạn văn.
Yếu tố thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn là:
- Thực hiện việc giới thiệu và trình bày các khối môn học cốt lõi và khối kiến thức chung:
+ “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế Trách nhiệm dân sự”.
+ “Khối kiến thức chung liên ngành phá rừng)”
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản đề cập đến những hành trang cần thiết mà người trẻ cần chuẩn bị cho thế kỉ XXI.
Trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản và mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.
Trả lời:
* Luận đề: Người trẻ cần mang theo những hành trang gì để bước vào thế kỉ XXI
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chuẩn bị hành trang tri thức
+ “Đối với bất cứ ngành nào, kiến thức cốt lõi của ngành là đương nhiên tương tác với nhau”.
+ “Ngoài kiến thức chuyên ngành, người trẻ còn cần trang bị khối kiến thức chung mà bất cứ. cũng cần phải có”.
+ “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế Trách nhiệm dân sự”.
+ “Khối kiến thức chung liên ngành phá rừng)”
- Luận điểm 2: Chuẩn bị hành trang về kĩ năng.
+ “Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường. nhiều quốc gia”.
+ “P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu tố bất định”.
- Luận điểm 3: Hành trang thái độ
+ “Chúng ta có thể lường trước sự bất định đến từ đâu trước sự bất định”.
→ Luận điểm và các lí lẽ dẫn chứng có vai trò lớn trong việc chứng minh và làm rõ luận đề chính.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các luận điểm trong bài viết đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Theo bạn, lí lẽ, bằng chứng nào là tiêu biểu?
Trả lời:
- Các luận điểm trong bài viết giúp cho luận đề được sáng rõ, chứng minh và thuyết phục được người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm đã đưa ra.
- Theo em lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu nhất là: “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ...  điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.
Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.
Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.
Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.
Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.
Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.
Trên đây là những ý kiến của tôi. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, bạn nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép các ý kiến; lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến quan trọng để phản hồi trong thời gian cho phép.
Trong bước đánh giá, bạn sẽ có hai vai trò: người trình bày và người nghe. Trong vai trò người trình bày, bạn tự đánh giá bài nói của mình; trong vai trò người nghe, bạn đánh giá phần trình bày của thành viên khác trong lớp dựa vào bảng kiểdưới m đây:
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần).
Giới thiệu vấn đề cần trình bày.
Nêu khái quát nội dung bài nói.
Nội dung chính
Thể hiện rõ quan điểm của người nói về vấn đề xã hội cần bàn luận.
Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm.
Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Kết thúc
Tóm lược nội dung đã trình bày và khẳng định lại quan điểm của mình.
Nêu vấn đề thảo luận và mời người nghe phản hồi, trao đổi
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bài nói.
Sử dụng hiệu quả, đa dạng các phương tiện phi ngôn ngữ.
Tương tác tích cực với người nghe.
Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Soạn bài Ôn tập trang 55 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy lập bảng tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích của người viết trong các văn bản nghị luận đã học trong bài.
Trả lời:
Văn bản
Luận đề
Luận điểm
Lí lẽ, dẫn chứng
Mục đích
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
Vai trò của việc học và quyền lợi về một đất nước
- Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi.
- Luận điểm 2:  Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
- Luận điểm 3: Lời kêu gọi
- Luận điểm 1:
+ “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”.
+ “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.”
+ 
- Luận điểm 2:
+ “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.”
+ “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.”
+ Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.
+ 
- Luận điểm 3:
+ “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em []
+ “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.
+ .
Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI
Người trẻ cần mang theo những hành trang gì để bước vào thế kỉ XXI
- Luận điểm 1: Chuẩn bị hành trang tri thức.
- Luận điểm 2: Chuẩn bị hành trang về kĩ năng.
- Luận điểm 3: Hành trang thái độ
- Luận điểm 1:
+ “Đối với bất cứ ngành nào, kiến thức cốt lõi của ngành là đương nhiên tương tác với nhau”.
+ “Ngoài kiến thức chuyên ngành, người trẻ còn cần trang bị khối kiến thức chung mà bất cứ. cũng cần phải có”.
+ “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế Trách nhiệm dân sự”.
+ “Khối kiến thức chung liên ngành phá rừng)”
- Luận điểm 2:
+ “Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường. nhiều quốc gia”.
+ “P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu tố bất định”.
- Luận điểm 3: “Chúng ta có thể lường trước sự bất định đến từ đâu trước sự bất định”.
Khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới.
Công nghệ AI của hiện tại và tương lai.
Công nghệ AI có tác động như thế nào đối với hiện tại và tương lai.
- Luận điểm 1: hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ.
- Luận điểm 2: hỗ trợ nhận diện khuôn mặt.
- Luận điểm 3: hỗ trợ ngành Vận tải
- Lí lẽ bằng chứng 1:
+ là chìa khóa để tiến đến cải tiến, cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề quản lí và điều hành.
+ Việc vận dụng AI vào hệ thống chatbot, điều này cho phép người dân truy vấn thông tin và nhận được câu trả lời nhanh chóng.
- Lí lẽ bằng chứng 2: một ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương mặt, máy tính tự động xác định 
- Lí lẽ bằng chứng 3: tạo ra các ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô; giúp tự lái xe an toàn và xử lí thông minh.
Khẳng định vai trò của công nghệ AI đối với cuộc sóng và nhắc nhở người trẻ chuẩn bị hành trang bước vào tương lai.
Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”.
Hình tượng con người kiên định, mạnh mẽ chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”.
- Luận điểm 1: Những khó khăn mà ông lão phải trải quả
- Luận điểm 2: Thành quả ông lão nhận được sau những cố gắng
- Luận điểm 1:
+ Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.
+ Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi và dần khuất phục ông lão. Ông lão đã quá già, lại cộng thêm quá mệt mỏi vì suốt hai ngày đêm bị con cá kéo chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn mộ chút cá sống, uống nước cầm hơi
+ 
- Luận điểm 2:
+ Ông lão đã chiến thắng: bắt được con cá kiếm khổng lồ. Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cá càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn
+ Ông già Xan-ti-a-gô là biểu tượng hùng vĩ của con người chinh phục biển cả, một mình đơn độc bắt cá và chống trả lũ cá mập khát máu
+ 
Nhắc nhở và truyền sức mạnh cho thế hệ trẻ về tinh thần, ý chí và lòng kiên định của mình khi đứng trước thiên nhiên, đứng trước những khó khăn thử thách.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, điều gì làm nên sự hấp dẫn, thuyết phục cho nhan đề của văn bản nghị luận?
Trả lời:
Điều làm nên sự hấp dẫn, thuyết phục cho nhan đề của văn bản nghị luận là nhờ có các luận lí lẽ dẫn chứng.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả có tác dụng như thế nào đối với văn bản nghị luận?
Trả lời:
Yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả giúp cho các văn bản nghị luận trở nên hấp dẫn, rõ nét và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy ghi lại những cách mở bài, kết bài ấn tượng mà bản thân và các bạn đã thực hiện khi viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Trả lời:
Tham khảo: Nghị luận về sự thành công.
- Mở bài:
Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra".
- Kết bài:
Cố gắng hết sức và không ngừng nỗ lực, hai tiền đề này sẽ mang ánh sáng thành công đến với bạn, bởi "Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình". Từ đó, khi bạn đạt được thành công mình mong muốn, bạn đã khẳng định được bản thân trong cuộc đời, hơn thế nữa bạn còn góp phần giúp cho gia đình và xã hội ngày một tươi đẹp hơn.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Khi trình bày ý kiến, đánh giá về một vấn đề xã hội, cần lưu ý điều gì để phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều của người nghe?
Trả lời:
Khi trình bày ý kiến, đánh giá về một vấn đề xã hội, để phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều của người nghe chúng ta cần:
- Xác định rõ mục đích và ý kiến trái chiều
- Lí giải hậu quả cả ý kiến trái chiều đó, đồng thời đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn để thuyết phục người nghe.
Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ được in đậm trong câu sau. Tìm thêm ít nhất năm kết hợp từ có chứa từ này.
Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cả càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn.
(Lê Lưu Oanh, Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”)
Trả lời:
- Niềm có nghĩa là: lòng tưởng nhớ, nghĩ đến cũng có thể dùng để chỉ từng tâm trạng, trạng thái tình cảm cụ thể mà con người trải qua
- Năm từ kết hợp: niềm vui, nỗi niềm, niềm tự hào, niềm hi vọng, niềm tin.
Câu 7 (trang 55 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai có ý nghĩa gì đối với các bạn trẻ hiện nay?
Trả lời:
Việc chủ động chuẩn bị những hành trang vào tương lai giúp cho các bạn trẻ hiện nay:
- Tự tin và chủ động hơn với thế giới mới.
- Mang cho mình những kiến thức, kĩ năng cần có để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Không bị lạc hậu và thụt lùi so với thời cuộc.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_2_hanh_trang_vao.docx