Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 83 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

1. Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu.), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.)

2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

3. Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

4. Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề / đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

 

docx 42 trang Thu Lụa 30/12/2023 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan
Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 83 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
1. Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)
2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.
3. Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
4. Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề / đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.
5. Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.
6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề - cách giải quyết.
7. Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
• Trích dẫn
Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn', đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:
– Trích dẫn trực tiếp
Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019)
– Trích dẫn gián tiếp
Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng
• Lập danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA3:
Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317-326.
Nguyễn Văn Trung (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.
Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-lai-va-tuong-lai html.
Soạn bài Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhan đề “Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về Sơn Đoòng.
Trả lời:
Nhan đề cho ta thấy văn bản đang muốn đề cập đến nét nổi bật đặc sắc và các thông tin liên quan về chiếc hang duy nhất thế giới – hang Sơn Đoòng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi:  Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
-  Nhan đề và hệ thống đề mục cung cấp thông tin về:
+ Vẻ đẹp của Sơn Đoòng: Không chỉ đồ sộ về quy mô mà còn chứa đựng nhiều điều độc đáo.
+ Vấn đề đặt ra: khai thác sao cho hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ và giữ gìn được hang.
= > Cách trình bày: đề mục được in đậm và tách dòng, giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính.
2. Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm: Xác định dữ iệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác quả là không giới hạn!”
- Trong đoạn văn " Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!" gồm: 
- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km nơi cao nhất 203 m khoảng cách lên tới 304 m kích thuớc đo đạc là 147m  đạt tới 12,5 triệu mét khối”.
- Ý kiến/ quan điểm của người viết: “Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến.”
3. Theo dõi: Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng.
- Cụm từ “ngọc động” được hiểu là nơi hang động chứa những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, “ngọc động” thường hình thành trong những ngăn ruộng bậc thang do canxi cấu thành.
- Từ cách sử dụng cụm từ ấy, có thể thấy tác giả dành một tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu, si mê trước vẻ đẹp của Sơn Đoòng.
4. Đọc quét: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng.
- Vì cách khai thác du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời man lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thống hang động. 
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: 
       Văn bản miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất thế giới của hang Sơn – Đoòng.
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?
Trả lời:
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đầu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.
Trả lời:
- Phần văn bản “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn.
- Dựa vào một câu văn: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam cung cấp.” 
- Nhận xét: Giúp cho văn bản mang tính minh bạch, rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi các số liệu về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc, tránh tình trạng đạo văn.
Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.
Trả lời:
- Nội dung chính của văn bản: miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất thế giới của Sơn Đoòng.
- Các yếu tố hình thức giúp chứng minh, lý giải và bổ sung ý nghĩa cho nội dung chính được biểu đạt. Đồng thời giúp cho nội dung văn bản có tính xác thực và chính xác cao.
Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):  Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
Trả lời:
- Thái độ: Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, tự hào và tình yêu mến quê hương cũng như hang động Sơn – Đoòng.
- Thái độ được thể hiện qua một số chi tiết trong bài như: “Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao”, “Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới”, “thiên đường dưới lòng đất” ...
Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):  Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Trả lời:
- Thông tin chính của đoạn văn trên là: Sơn Đoòng có hai hố sụt 
- Chi tiết được trình bày: 
+ “là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên “giếng trời”.
+ “ánh sáng tự nhiên rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được”
+ “Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất.”
+ “Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai.”
+ “Rừng có cả.”
→ Vai trò: Giúp cho việc lý giải và chứng minh được rõ ràng, mạch lạc và chính xác nhất.
Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của người viết. Vì cách nhìn nhận, đặt vấn đề và đưa ra các giải pháp rất phù hợp đặc biệt là thích hợp với tình hình thực tế.
Câu 7 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?
Trả lời:
- Ý nghĩa với ngành du lịch:
+ Giới thiệu được quá trình phát hiện ra hang Sơn- Đoòng.
+ Trình bày và giới thiệu được các nét đặc sắc về cảnh sắc thiên nhiên.
+ Trình bày và giới thiệu đến người đọc, người nghe những biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lí đối với các kì quan thiên nhiên
+ 
- Suy nghĩ về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên:
+ Thông qua những hoạt động du lịch, du khách có cơ hội tận mắt chứng kiến, hiểu hơn về những giá trị của các di sản văn hóa, tự có những trải nghiệm đặc biệt mà trên phim ảnh hay Internet không thể mang đến.
+ Trong bối cảnh khai thác dịch vụ ngày càng bị lạm dụng, chúng ta cần có cách khai thác, phát triển, bảo vệ phù hợp, khoa học để không mất đi giá trị đích thực của các di sản văn hóa đó.
+ 
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?
Trả lời:
- Một số đồ gốm gia dụng trong gia đình em là: bát, cốc, chén, lọ
- Những đồ gốm ấy nói cho ta biết về quá trình hình thành và sản xuất của đồ gốm.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm: Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.  
Trong đoạn văn, chứa nhiều dữ liệu, ý kiến/ quan điểm của tác giả là:
- Ý kiến/ quan điểm của tác giả: 
+ “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng.”
+ “hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế”
- Dữ liệu: 
+ “Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau”.
+ “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”
2. Theo dõi: Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?  
-  Đoạn văn trình này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV là xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: 
                   Văn bản giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng, đồng thời nêu lên sự khác biệt của đồ gốm Lý – Trần và xu hướng chuộng đồ gộm Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế kỉ XV.
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?
Trả lời:
- Bố cục của văn bản: 
+ Từ đầu → “tập tục ăn ở khác nhau”:  ... iết rằng tính tự ti của một con người không thể dễ dàng gỡ bỏ, thế nhưng mỗi chúng ta nếu ai cảm thấy bản thân có tính cách này thì nên tìm cách để thoát khỏi nó. Chúng ta nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, hoặc đơn giản là tìm một người thấu hiểu bạn nhất để tâm sự và khai mở những vấn đề mà bạn đang mắc phải. Ở một mức độ nào đó, họ sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi bị chỉ trích, bị tấn công tinh thần bằng cách an ủi, tán dương những mặt tích cực mà bạn đang có, họ cũng sẽ tìm cách khiến bạn trở nên lạc quan, tin tưởng vào năng lực của bản thân hơn. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thoát khỏi cái hố tự ti bằng cách cố gắng tập trung vào những gì khiến ta tự hào, làm những gì mà bản thân cảm thấy có thể làm một cách hoàn chỉnh và tốt nhất để làm lu mờ đi sự tự ti đang ngự trị trong tâm hồn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần mở rộng phạm vi giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của những người khác, để tự nhận ra rằng bản thân không phải quá tệ như chúng ta vẫn nghĩ.
Đó là về tự ti, trái ngược với đức tính này thì tự phụ lại là một đức tính khiến chúng ta dễ bị ghét bỏ hơn tự ti gấp nhiều lần. Tự phụ là sự tự tin quá mức về bản thân, về năng lực cá nhân, vẻ bề ngoài, các điều kiện tố chất mà bản thân đang nắm giữ, thậm chí đến mức hoang tưởng rằng chúng ta thực sự hoàn hảo đến mức không ai có thể vượt qua. Trong mắt những người có tính tự phụ, ưu điểm của người khác thường không được họ coi trọng, bởi họ yêu bản thân mình hơn tất cả, những người khác trở nên nhỏ bé, tầm thường. Người tự phụ, thường có thái độ khinh khỉnh, phủ nhận những nỗ lực của người khác, hướng sự chú ý của mọi người đến với bản thân, bằng cách dùng những mỹ từ hoa lệ để tự đề cao bản thân. Hoặc luôn mong muốn, thậm chí ép buộc người khác phải phục vụ, chiều theo thái độ "hơn người" của mình. Biểu hiện rõ nhất của tự phụ đó là căn bệnh "ngôi sao" của những người trong giới nghệ sĩ, dẫu rằng tên tuổi chẳng được đến đâu, fan hâm mộ thì được lèo tèo vài ba người, nhưng họ không biết giữ mình, tiếp tục cố gắng mà đã có thái độ kiêu kỳ, muốn người khác phải săn đón, chăm sóc như ông hoàng bà chúa nào đó, đối xử tệ bạc với nhân viên, với người hâm mộ,...Tự phụ cũng xảy ra nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỉ như một cậu học sinh là học sinh giỏi nhất của một trường chuyên, thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, sự khen ngợi, kỳ vọng của thầy cô cha, mẹ. Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học với điểm số tương đối, cậu ta vẫn giữ thái độ cho rằng mình là người giỏi nhất, xứng đáng được nhận những lời khen ngợi, trầm trồ, sự chú ý của mọi người. Cậu ta tiếp tục thói kiêu ngạo, không chủ động làm quen bạn mới, coi thường năng lực của những người xung quanh, không tích cực trao đổi kiến thức với bạn học vì nghĩ bản thân đã đủ giỏi, việc trao đổi là vô ích... Và kết quả kỳ thi cuối kỳ, cậu ta bị shock khi nhận ra vị trí "thứ nhất" mà cậu luôn nghĩ sẽ là của mình lại là của một người bạn không biết tên, còn bản thân thì đứng gần chót lớp.
Soạn bài Ôn tập trang 109 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
Trả lời:
- Hiểu biết của em về đặc điểm của văn bản thông tin:
+ Văn bản thông tin là văn bản có mục đích truyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.
+ Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.
+ Văn bản thông tin có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sa đề tài; thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Trả lời:
Phương diện
Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một
Đồ gốm gia dụng của người Việt
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Đề tài
Thông tin, hình thức khai thác du lịch hợp lí và giải pháp bảo vệ Sơn Đoòng
Quá trình hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt Nam
Tàu điện thời Pháp thuộc và những mong ước, kì vọng vào tương lai
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản
- Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan.
+ Sự ra đời và hình thành, phát triển của Sơn Đoòng.
+ Điều kì lạ của Sơn Đoòng.
- Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới.
+ Sơn Đoòng được thế giới đánh giá cao.
+ Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng.
+ Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.
- Tiền thân của chiếc bát
+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán
+ Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thời Hậu Lê.
+ Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao
- Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần
+ Quá thanh nhã
+ Cổ vật quý hiếm ngày nay
- Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng
+ Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình. Dân thành thị và nông thôn.
- Giới thiệu về ký ức một thời đã qua
+ Với người Hà Nội xưa
+ Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện
- Lí do hệ thống tàu điện từ thời pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội
+ Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử
+ Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm
+ Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô
+ Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá
- Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày
Trích dẫn thông tin
→ Đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, minh bạch của văn bản. Đồng thời giúp người đọc có được những thông tin, số liệu cụ thể về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc.
Lối viết diễn dịch
→ Đưa người đọc tìm hiểu thông tin từ xưa đến nay, từ thuở sơ khai tới thời phát triển nhất. Từ đó giúp người đọc biết được tiền thân lịch sửa của đồ gốm gia dụng một cách tự nhiên, đầy đủ nhất.
Lối viết diễn dịch
→ Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản
- Hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính
- Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.
- Các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa.
→ Giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
- Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản.
→ Giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.
Thái độ, quan điểm của người viết
Niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng
- Ngạc nhiên, trầm trồ về sự thanh nhã của đồ gốm thời Lý- Trần.
- Tự hào và trung thực với lịch sử phát triển của đồ gốm gia dụng Việt.
- Hoài niệm, nhung nhớ về ký ức một thời đã qua.
- Tự hào về Hà Nội, đất nước, lịch sử và niềm hi vọng về một cung đường tương lai.
Phương tiện phi ngôn ngữ
- Hình ảnh
- Hình ảnh
- Hình ảnh
Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Trả lời:
- Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin là:  Phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho văn bản thông tin trở nên sinh động, cụ thể và dễ hiểu. Đồng thời giúp cho văn bản trở nên rõ ràng, rành mạch và thu hút người đọc.
- Điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy là:
+ Các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan đến nội dung cần biểu đạt. 
+ Nêu giải thích rõ ràng về ý nghĩa hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn đã trích dẫn
+ 
Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Trả lời:
-  Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là:
+ Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.
+ Các thông tin, dẫn chứng cần phải rõ ràng, chính xác.
+ 
Câu 5 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):  Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Trả lời:
- Những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu là:
+ Trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự đã được nêu ở phần giới thiệu.
+ Diễn đạt súc tích, ngắn gọn.
+ Các số liệu, kết quả phải chính xác, rõ ràng.
+ 
Câu 6 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời:
          Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_4_net_dep_van_hoa.docx