Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 111 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

1. Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

2. Hành động trong bi kịch là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: các hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).

3. Cốt truyện bi kịch là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc. đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

4. Xung đột bi kịch là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.

 

docx 52 trang Thu Lụa 30/12/2023 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Bài soạn Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống
Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 111 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
1. Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.
2. Hành động trong bi kịch là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: các hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).
3. Cốt truyện bi kịch là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).
4. Xung đột bi kịch là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.
5. Nhân vật chính của bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.
6. Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch: Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong dòi; dau đón trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.
7. Chủ đề chính và chủ đề phụ: Trong những tác phẩm văn học cỡ lớn (truyện lịch sử, truyện thơ, tiểu thuyết, hay kịch bản văn học... gồm nhiều phần, nhiều chương khúc) thường có nhiều chủ đề. Trong đó, có một chủ đề chính và một số chủ đề phụ xoay quanh chủ đề chính. Ví dụ ở Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), chủ đề chính là quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh. Xoay quanh chủ đề chính là các chủ đề phụ tình trạng lục đục trong phủ chúa Trịnh, chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.... Người đọc có thể xác định chủ đề chính dựa vào nhan đề, nội dung bao quát, hình tượng trung tâm, tổng thể các chi tiết, sự việc chính... của tác phẩm.
8. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:
• Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
• Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
• Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. • Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ
Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?” Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
Trả lời:
- Tôi đã từng tự hỏi: “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”
- Khi bắt đầu lên cấp 3, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về ước mơ của mình, tôi nghĩ về bản thân của sau này, bản thân sẽ làm gì, sẽ trở thành một người như thế nào? Tôi bắt đầu tìm kiếm những môn học mà mình yêu thích, rèn luyện những kĩ năng mà bản thân nổi bật. Song song với nó tôi tìm hiểu những điều cơ bản về công việc bản thân thấy phù hợp.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân?
- Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân là: họ cảm thấy ngạc nhiên, khó hiểu và ấm ức với hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.  
2. Suy luận: Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?
- Vì Đan Thiềm thấy được sự phẫn nộ và sự oán giận của nhân dân, hiểu được tình thế hiện tại, còn Vũ Như Tô lại nghĩ rằng mình vô tội, bản thân làm điều quang minh chính đại và làm vì lợi ích chung.
3. Dự đoán: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích? 
- Từ lời của Nguyễn Vũ, em dự đoán các nhân vật trong đoạn trích:
+ Hoàng Thượng là người nóng nẩy, trước việc bất bình đã tát Duy Sản giữa chợ, dẫn đến sự tình loạn lạc.
+ Duy Sản là kẻ tiểu nhân, sĩ diện nên khi bị Hoàng Thượng tát đã thẹn quá hóa giận và sinh thù.
4. Theo dõi: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.  
- Trong đoạn này giọng của Đan Thiềm mạnh mẽ, dứt khoát khi bị vu oan, nhưng cũng cầu khẩn, vội vã và sợ hãi khi xin tha chết cho Vũ Như Tô.
5. Suy luận: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài. 
- Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.
- Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: 
      Văn bản đề cập đến những xung đột, tích cách, diễn biến tâm trạng và bị kịch của Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm trong đoạn trích. Đồng thời thông qua văn bản tác giả muốn thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.
Trả lời:
Tham khảo:
    Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Trả lời:
Những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là:
- Mâu thuẫn: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:
+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
= > Đây chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Cửu Trùng Đài là một tòa đài hùng vĩ, tráng lệ, mang tầm vóc to lớn, vĩ đại.
- Việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V vì: nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.
Trả lời:
- Ngôn ngữ độc thoại:
+ Ngôn ngữ độc thoại của hai người chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
+ Nó diễn tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi của Đan Thiềm khi thấy dân gian đói kém, nổi loạn và khi Vũ Như Tô không chịu chạy trốn.
+ Ngược lại nó lại diễn tả tâm trạng ngạc nhiên, đau đớn của Vũ Như Tô khi thấy dân gian bạo loạn, tìm hắn để giết và hơn hết là Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
+ 
- Ngôn ngữ đối thoại:
+ Có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ Vũ Như Tô với Đan Thiềm và ngược lại.
+ Mỗi phát ngôn đối thoại đều được kích thích bởi hoàn cảnh và phản xạ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm. 
+ Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, rõ ràng.
+ 
Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.
Trả lời:
* Điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân là:
- Điểm tương đồng: Cả hai đều bất ngờ, ngạc nhiên và băn khoăn lý do vì sao việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô lại là việc làm sai khiến dân chúng căm hận, nảy sinh mâu thuẫn, sinh ra nổi loạn, đứng lên đuổi đánh Vũ Như Tô.
- Điểm khác biệt:
+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
* Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính là:
- Có khát vọng vươn lên, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.
- Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.
-  Sai lầm của Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính sự sống của bản thân.
Câu 6 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.
Trả lời:
Từ đoạn kết chúng ta thấy những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu là:
- Kiệt tác, niềm khao khát và sự tự hào của Vũ Như Tô khi xây dựng Cửu Trùng Đài bị phá vỡ.
- Người bạn luôn ủng hộ, nhận định về tài năng, hiểu được về cái đẹp là Đan Thiềm cũng bị giết.
- Đau thương hơn cả là tính mạng của chính bản thân Vũ Như Tô cũng không giữ nổi.
- 
Câu 7 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề.  
- Điều này được thể hiện trong Hồi V, có thể thấy, ... g nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ v.v
- Tác dụng:
+ Góp phần tryền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn.
+ Giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu, người đọc người nghe dễ hình dung hơn.
+ 
- Dẫn chứng minh họa từ các văn bản:
+ Văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, rõ nét; người đọc, người xem có thể hình dung rõ hơn về vị trí cũng như cấu tạo của hang động.
+ Đồ gốm gia dụng của người Việt: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên sinh động, người đọc, người xem hình dung ra được các sản phẩm đồ gốm cũng như sự đa dạng về hình thức của đồ gốm.
+ 
Câu 9 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh hoạ (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:
- Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng)
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
Trả lời:
- Điểm tương đồng: Đều sử dụng hình ảnh minh họa để giúp nội dung văn bản trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
- Điểm khác biệt:
+ Văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng): Tác giả sử dụng hình ảnh minh họa xuyên suốt toàn văn bản để người đọc dễ hình dung về các đồ gia dụng gốm hơn.
+ Văn bản: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng): Sử dụng hình ảnh minh họa khi văn bản cần minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh chỉ xuất hiện ở một đoạn cụ thể, chứ không xuyên suốt văn bản.
Câu 10 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Trả lời:
Mở đầu
Xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu
Nội dung
- Miêu tả bao quát đối tượng
- Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý
- Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng
- Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng
Cách trình bày và diễn đạt
- Các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết với nhau.
- Nội dung viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp cận người đọc.
- Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho bài viết cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung về đối tượng thuyết minh
- Không sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ địa phương, không sai chính tả, lỗi dùng từ...
Kết thúc
Tổng kết lại vấn đề, đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng.
Câu 11 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:
– Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
– Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
Trả lời:
- Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Điểm tương đồng
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.
Điểm khác biệt
- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình.
- Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.
- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.
- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Điểm tương đồng
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.
Điểm khác biệt
- Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.
- Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu.
- Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra.
- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.
- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu
 - Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ)
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
Điểm tương đồng
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.
Điểm khác biệt
- Tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với chính bản thân và mọi người.
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch.
Câu 12 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.
Trả lời:
Tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ
Nội dung
Giải thích nghĩa của từ
- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ
- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
-  Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu
Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết
Câu 13 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:
– Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
– Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Trả lời:
- Đoạn văn tham khảo 1:
      Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc “Oan Thị Kính”. Đây là thành ngữ dùng đểchỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng, nhân vật của câu thành ngữ – Thị Kính – không chỉ chịu khổvì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” cũng cho ta thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.  Vậy nỗi oan là gì? Nỗi oan chính là sự oan ức mà không thể thanh minh, giãi bày được. Minh chứng trong nỗi oan của Thị Kính chúng ta thấy, nàng phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng “dùi mài kinh sử” đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền – Thị Kính đã ân cần ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có “dị hình sắc dưới cằm mọc ngược” và “dạ thương chồng” vì “trước đẹp mặtchàng sau đẹp mặt ta”, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ “chợt giật mình tỉnh dậy” tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà – dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ: nàng có ý định giết chồng.   Thế nhưng mặc nghe lời thảm thiết, giải thích của Thị Kính, chẳng ai muốn nghe và cuối cùng nỗi oan ấy chẳng biết bày tỏ cùng ai. Chính vì bị vu oan mọi người giáng tội nàngm, nhưng không phải vi phạm vào “tam tòng tứ đức” mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng. Ta thấy, khi con người ta bị hàm oan sẽ gây ra tất cả những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khiến người đời chê bai, sỉ nhục và lăng mạ.  Vì vậy, việc minh oan không chỉ là gỡ bỏ hiềm nghi mà còn lấy lại thể diện, sự trong sạch và công lý của cuộc đời.
- Đoạn văn tham khảo 2:
      Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) ta mới thấy được sự quan trọng của việc theo đuổi mục đích và lí tưởng sống. Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Con người sống trong cuộc đời này ai cũng có ước mơ, có mục đích sống. Và chỉ khi đó ta mới sống hết mình, sống có kế hoạch, sống đúng nghĩa của sống. lí tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn. Lí tưởng sống là động lực thôi thúc mỗi người mạnh mẽ, can đảm đối mặt mọi chông gai thử thách, đứng lên bước tiếp, chinh phục thành công. Lí tưởng sống của thanh niên như chiếc kim chỉ nam trong cuộc đời mỗi con người; định vị cho mọi hành động; là nhân tố không thể thiếu quyết định đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi con người. Thiếu đi lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình và rất dễ bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, thử thách. Chúng ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng, thờ ơ với tương lai, với cuộc sống của mình hoặc quá dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ Những người này thật đáng bị chỉ trích và cần thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Bên cạnh đó chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. Hãy cố gắng vì lí tưởng của mình ngay từ hôm nay để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.

File đính kèm:

  • docxbai_soan_ngu_van_11_chan_troi_sang_tao_bai_5_ban_khoan_tim_l.docx